Tỷ lệ RoR (Rate of Return) là gì?
Tỷ suất lợi nhuận, hày còn gọi là tỷ lệ hoàn vốn (RoR), là lãi hoặc lỗ ròng của một khoản đầu tư trong một khoảng thời gian xác định, được biểu thị bằng phần trăm chi phí ban đầu của khoản đầu tư. Khi tính toán tỷ suất sinh lợi, bạn đang xác định tỷ lệ phần trăm thay đổi từ đầu kỳ cho đến khi kết thúc.
Hiểu đúng về tỷ lệ hoàn vốn (RoR)
Tỷ lệ hoàn vốn (RoR) có thể được áp dụng cho bất kỳ khoản đầu tư nào, từ bất động sản đến trái phiếu, cổ phiếu và thậm chí là đồ cổ. RoR hoạt động với bất kỳ tài sản nào miễn là tài sản đó được mua tại một thời điểm và tạo ra dòng tiền vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Bằng cách so sánh tỷ suất sinh lợi trong quá khứ của các tài sản đầu tư cùng loại, nhà đầu tư có thể xác định được đâu là khoản đầu tư hấp dẫn nhất, từ đó chọn ra khoản đầu tư có tỷ suất sinh lợi phù hợp trước khi thực sự quyết định đầu tư.
Cách tính
NĐT có thể tính ra tỷ suất lợi nhuận theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận = [(Giá trị hiện tại – Giá trị ban đầu) / Giá trị ban đầu] x 100
Ví dụ về tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư cổ phiếu:
Giả sử một NĐT mua cổ phiếu của công ty A với giá 50.000 đồng/cổ phiếu, và nắm giữ cổ phiếu này trong 3 năm. Trong suốt thời gian năm giữ, NĐT nhận được số tiền cổ tức tổng cộng là 5.000 đồng/cổ phiếu. Sau 3 năm, NĐT quyết định bán ra cổ phiếu với giá 75.000 đồng/cổ phiếu, thu được khoản lợi nhuận từ chênh lệch là 25.000 đồng/cổ phiếu.
Vậy, tổng lợi nhuận mà NĐT này thu được trên mỗi cổ phiếu sau 3 năm nắm giữ cổ phiếu A là 5.000 + 25.000 = 30.000 đồng/cổ phiếu.
Tỷ suất lợi nhuận của NĐT này thu được là 60%.
Lưu ý khi sử dụng RoR
Mặc dù công thức tính toán tỷ suất lợi nhuận RoR khá đơn giản, nhưng cũng lưu ý rằng trên thực tế, chúng ta cũng cần phải xem xét tới yếu tố giá trị thời gian của dòng tiền, và tỷ lệ lạm phát trung bình hàng năm. NĐT có thể sử dụng công thức của dòng tiền chiết khấu (DCF) để tính toán được chính xác hơn về tỷ suất lợi nhuận thực tế của một khoản đầu tư.
Tham khảo Investopedia
Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town
(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)