fbpx

Những khía cạnh của đích đến kinh doanh

Đích đến kinh doanh của bạn (và tuyên ngôn đi kèm với nó) phải đủ cụ thể để định hướng những quyết định bạn sẽ đưa ra và nó phải thực sự truyền đi thông điệp và ấn tượng mạnh mẽ đến với khách hàng.

Đích đến của bạn kinh doanh (và tuyên ngôn đi kèm với nó) phải đủ cụ thể để định hướng những quyết định bạn sẽ đưa ra. Nó cũng phải trở thành trọng tâm của các triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp, vẽ nên một bức tranh rõ ràng – cho tất cả mọi người sẽ làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với người tiêu dùng – về việc bạn là ai, bạn tin tưởng điều gì, bạn sẽ đi đến đâu, và động cơ nào thúc đẩy bạn tiến lên trên hành trình đó. Và cuối cùng, đích đến của bạn phải chỉ rõ – từ góc nhìn của người tiêu dùng – về cách họ tương tác với bạn, cách họ nghĩ về bạn, cách họ cảm nhận về bạn, và vai trò của bạn trong cuộc sống của họ.

Ví dụ minh họa về Delta Air Lines và đích đến kinh doanh của họ 

Những khía cạnh của đích đến kinh doanh

Tuyên ngôn về đích đến của Delta Air Lines từng là:

“Trở thành hãng hàng không số 1 trong mắt người tiêu dùng, vận chuyển khách hàng và hàng hóa từ một nơi bất kỳ này đến một bất kỳ nơi khác”

Đích đến xa xôi như vậy thì cũng ổn thôi, nhưng chúng ta cảm nhận được ngay rằng tuyên ngôn về đích đến này không đủ rõ ràng và mạnh mẽ – nó không nói rõ ràng với mỗi nhân viên điều anh ấy/cô ấy phải làm hôm nay và ngày mai để tiến đến một tương lai tốt đẹp hơn, một cách cá nhân và cho toàn công ty. Vậy nên chúng tôi đã đề nghị Delta chỉnh lại tuyên ngôn về đích đến để khiến nó chính xác hơn, cũng như chèn thêm vào đó những thuật ngữ đơn giản thể hiện góc nhìn của người tiêu dùng.

Tôi khuyến nghị tuyên ngôn về đích đến của Delta nên tương tự thế này:

“Dù Delta bay đến đâu (và dù Delta có thể bay đến đâu), tôi muốn bay cùng Delta. Và tôi thậm chí còn sẵn lòng trả thêm tiền để làm điều này”

Nghe tốt hơn rất nhiều. Đừng để những câu chữ nghe có vẻ ngắn gọn và ngọt ngào trong tuyên ngôn về đích đến trên lừa phỉnh. Những từ ngữ này là sản phẩm của quá trình đào sâu nghiên cứu ba nhân tố quan trọng của thương hiệu Delta. Đó chính là:

_ La bàn nội bộ của thương hiệu
_ Hồi đáp theo bản năng từ người tiêu dùng
_ Những cải thiện luôn được mong chờ của Delta

La bàn nội bộ của thương hiệu cung cấp những chỉ dẫn để đảm bảo tất cả những nhân tố kinh doanh đều phục vụ cho một mục tiêu chung: trong trường hợp này, là khiến Delta trở thành hãng hàng không được người tiêu dùng lựa chọn. Tại thời điểm khi những đối thủ cạnh tranh giá rẻ như Southwest đang cung cấp mức giá ưu đãi hơn, Delta đã giành lấy một vị thế chắc chắn với tuyên ngôn về đích đến rõ ràng và tránh được trận chiến về giá. Delta biết họ phải cung cấp cho người tiêu dùng một trải nghiệm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh – một trải nghiệm mà người tiêu dùng sẽ trả thêm tiền để được sở hữu.

Có thể bạn quan tâm: CẢI TIẾN TRƯỚC – PHÁT KIẾN SAU

 

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề