Giao tiếp công sở: 5 câu bạn nên hỏi sếp trong ngày đầu tiên đi làm
Là “ma mới” trong công ty, liệu bạn đã thật sự biết phải hỏi những gì phù hợp trong ngày đầu tiên đi làm?
Đón nhận một công việc mới là cơ hội tuyệt vời để bạn sẵn sàng cho một khởi đầu mới và khám phá chân trời mới trước mắt. Một trong những điều quan trọng nhất nhưng cũng khó khăn nhất mà hầu hết bất kỳ ai khi đổi sang một công việc mới đều gặp phải đó là bỏ qua các giả định ban đầu. Điều này vô cùng quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến cách giao tiếp công sở, cách bạn đặt câu hỏi phù hợp và cách bạn thể hiện sự cởi mở để học hỏi những điều bạn cần biết.
Mỗi một môi trường làm việc đều sẽ có văn hóa riêng, cách thức làm việc, những giá trị được công ty đề cao và cách các nhân viên làm việc cùng nhau. Thông thường, những giá trị này sẽ không được thể hiện rõ ràng bằng văn bản hay qua lời nói chính thức. Đó là lý do vì sao việc hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp của nhân viên mới thường cần rất nhiều thời gian, và quan trọng hơn hết, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của một quá trình tuyển dụng.
Nếu là “ma mới” trong công ty, bạn đã biết hỏi gì trong ngày đi làm đầu tiên? Dưới đây là 5 câu hỏi bạn có thể hỏi lãnh đạo của mình để đảm bảo một sự khởi đầu suôn sẻ trong một công việc mới.
1. Có những việc gì tôi có thể bắt đầu hỗ trợ được ngay lập tức?
Việc đặt câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định đúng nền tảng để kiểm tra các kỹ năng bạn đang có, giúp bạn học nhanh hơn trong môi trường làm việc mới và xác định các kỹ năng bạn cần học thêm trong quá trình làm việc. Bất kỳ một sai lầm buổi đầu nào cũng có thể cho bạn một cơ hội để học hỏi và sửa chữa. Hơn nữa, những thành công sớm sẽ giúp bạn xây dựng sự tự tin và tìm được sự tín nhiệm từ cấp trên.
Lợi ích khi đặt câu hỏi: Câu hỏi này sẽ truyền đạt sự nhiệt tình của bạn đến cấp trên và thể hiện cho họ biết rằng bạn là người chủ động và mong muốn làm được nhiều hơn.
2. Đóng góp của tôi trong nhóm sẽ hỗ trợ cho sự thành công của công ty như thế nào?
Các công việc hàng ngày luôn là nhiệm vụ thiết yếu quyết định sự thành công của bạn ở vị trí mới. Tuy nhiên, chúng còn giúp cho bạn thấy được bức tranh rộng lớn hơn, đặc biệt là tầm ảnh hưởng của những gì bạn đang làm đối với khách hàng hoặc các phòng ban nội bộ liên quan. Chúng giúp xác định sự cần thiết và phức tạp của vị trí bạn nắm giữ và ưu tiên những nỗ lực của bạn vào điều thật sự quan trọng cho công ty.
Lợi ích khi đặt câu hỏi: Hiểu cách mà vai trò của bạn giúp gia tăng giá trị cho công ty hoặc giúp bạn gắn bó với đội ngũ hơn hay giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn.
3. Tôi sẽ làm việc với các bên liên quan nào và tôi có thể làm gì để tạo dựng sự tin cậy với họ?
Không có bất kỳ ai làm việc đơn lẻ độc lập trong một công ty. Đây chính là cách mà xã hội ngày nay vận hành. Cho dù bạn đang ở vị trí nào, khả năng thành công của bạn sẽ phụ thuộc lớn vào cách bạn làm việc hiệu quả với người khác. Điều này xuất phát bởi sự phức tạp của cấu trúc công ty và cách các bên phối hợp nhịp nhàng với nhau. Khả năng kết nối với các bên liên quan một cách nhanh chóng và tạo dựng quan hệ tốt đẹp là một kỹ năng quan trọng.
Sự tín nhiệm của các bên liên quan dành cho bạn có thể tác động lớn đến mức độ hiệu quả của bạn trong công ty và mở đường cho sự thành công của bạn trong vị trí này. Cấp trên của bạn có thể hỗ trợ bạn xác định sớm các nhóm quan trọng này và đóng vai trò là cầu nối để kết nối bạn với họ. Dựa vào đó, bạn có thể xây dựng thêm mối quan hệ khi bạn đã làm quen được với môi trường công ty. Điều này cũng giúp xây dựng mối quan hệ ngoài công việc của bạn trong công ty và giúp bạn tìm ra những người mà bạn có thể cần đến tiếng nói của họ để cung cấp cho bạn thông tin nhận xét hoặc lời khuyên hữu ích.
Lợi ích khi đặt câu hỏi: Các mối quan hệ mạnh mẽ, đáng tin cậy có thể cung cấp lời khuyên mà bạn cần khi bạn đang cần sự hỗ trợ hoặc đang nỗ lực tìm kiếm ý tưởng mới.
4. Phong cách lãnh đạo của anh/chị là gì?
Hãy nắm được cách mà cấp trên của bạn làm việc. Bạn phải nhớ rằng nhà lãnh đạo trực tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của bạn vì họ là người sẽ đánh giá bạn, tin tưởng vào năng lực của bạn và là người đã tuyển bạn vào làm. Việc xây dựng một mối quan hệ tốt với cấp trên sẽ là nền tảng để bạn thực hiện tốt công việc của mình.
Bạn có thể khám phá thêm chi tiết bằng cách đặt các kiểu câu hỏi như:
-
- Bạn thích trao đổi qua phương tiện nào (Email, WhatsApp, Skype, các cuộc họp hàng tuần hoặc hàng ngày,…)?
- Các trường hợp tôi cần liên hệ bạn trực tiếp ngay lập tức?
- Bạn có muốn nhận được ghi chú của tôi vào cuối mỗi cuộc họp?
Lợi ích khi đặt câu hỏi: Câu hỏi này sẽ thể hiện cho người quản lý của bạn thấy rằng bạn coi trọng mối quan hệ cấp trên – cấp dưới khi làm việc với họ và nỗ lực để đôi bên cùng có lợi.
5. Bạn có thể mô tả văn hóa làm việc của đội ngũ không?
Làm thế nào để tôi có thể bắt đầu hợp tác và xây dựng niềm tin với các đồng nghiệp của mình? Những gì bạn nhìn thấy về văn hóa của một tổ chức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Ngay cả trong một công ty, mỗi nhóm làm việc có thể có động lực riêng của mình và nếu bạn muốn hòa nhập nhanh chóng về mặt văn hóa, bạn cần phải hiểu rõ được điều này. Hãy hỏi người quản lý của bạn câu hỏi trên để nhờ họ cung cấp cho bạn một cái nhìn thoáng qua về văn hóa của đội ngũ bạn sẽ làm việc, và giúp bạn hiểu được những gì đội ngũ này đang mong đợi khi bạn bước vào và hợp tác với họ. Tùy thuộc vào mức độ cởi mở của cấp trên, bạn có thể nắm được thông tin nhiều hay ít bởi đây là vấn đề mang tính chất “chính trị” nơi công sở. Có những điều ở một nhóm làm việc có thể chấp nhận (hoặc không), do đó, cấp trên sẽ cố gắng tóm tắt cho bạn về bất kỳ giá trị nào của nhóm này mà họ cần bạn phát huy.
Lợi ích khi đặt câu hỏi: Câu hỏi này sẽ cho người quản lý của bạn biết rằng bạn đánh giá cao khả năng teamwork trong một công ty và muốn cộng tác tốt hơn, củng cố thêm quyết định việc họ lựa chọn bạn là một sự đúng đắn.
Việc hòa nhập với vị trí và văn hóa mới cần có thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn cũng như mức độ cam kết của nhân viên mới. Đôi khi bạn có thể nản lòng khi học những cách làm việc mới mà chúng khác hoàn toàn so với những gì bạn từng biết, hay từng làm trước đây. Những lúc như vậy, hãy nhắc nhở bản thân rằng đó chỉ là vấn đề về thời gian và rồi cuối cùng bạn sẽ cảm thấy thoải mái và quen thuộc với công ty. Những câu hỏi phía trên có thể giúp bạn giảm bớt áp lực khi trở thành một “ma mới” ở môi trường mới.
Happy Live Team
Nguồn: VietnamWorks
Có thể bạn quan tâm: Bộ sách TRỞ THÀNH “ÁT CHỦ BÀI” CÔNG SỞ