fbpx

“Bất lực tập nhiễm”: Bí mật tâm lý ngăn cản thành công của tổ chức

Trong tổ chức, “Bất lực tập nhiễm” hình thành khi nhân viên cảm thấy những nỗ lực trước đây của họ không được công nhận. Họ bắt đầu chấp nhận trạng thái hiện tại với thái độ “không thể cải thiện” và mất niềm tin vào khả năng của mình.

Bất lực tập nhiễm nơi công sở

“Bất lực tập nhiễm”: Bí mật tâm lý ngăn cản thành công của tổ chức

Lời phàn nàn phổ biến mà các nhà lãnh đạo thường chia sẻ là họ muốn trao quyền kiểm soát cho nhân viên, nhưng nhân viên lại không sẵn sàng đón nhận. Đây là một vấn đề nan giải, bởi việc trao quyền là yếu tố quan trọng để xây dựng đội ngũ làm việc chủ động và sáng tạo. Tuy nhiên, sự từ chối của nhân viên không phải ngẫu nhiên, mà bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau.

Những yếu tố như môi trường văn hóa chưa an toàn, quy mô thay đổi quá lớn, hoặc những trải nghiệm không tích cực khi ra quyết định đều có thể là rào cản. Nhưng theo David Marquet, còn một lý do sâu xa hơn: lịch sử quản lý theo kiểu “ra lệnh và tuân theo”. Cách lãnh đạo kiểm soát này đã tạo ra sự phân cách rõ rệt giữa người ra lệnh và người thực thi, khiến nhiều người tin rằng nỗ lực thay đổi là vô ích.

Hiện tượng tâm lý này được gọi là “sự bất lực tập nhiễm.” Khi những ý tưởng và đề xuất ban đầu của nhân viên bị gạt bỏ hoặc phớt lờ, họ dần học cách không còn cố gắng nữa. Sự phụ thuộc trở thành lối mòn trong tư duy và hành vi nơi làm việc, cản trở sự chủ động và sáng tạo mà tổ chức cần để phát triển.

Bất lực tập nhiễm là gì?

Bất lực tập nhiễm (learned helplessness) là một khái niệm trong tâm lý học, được Martin Seligman và các đồng nghiệp nghiên cứu lần đầu vào những năm 1960. Khái niệm này mô tả trạng thái khi một người (hoặc động vật) học được rằng mình không thể kiểm soát hoặc thay đổi tình huống tiêu cực, dù có cơ hội để làm điều đó. Điều này dẫn đến sự từ bỏ, thiếu động lực và cảm giác bất lực trong các tình huống tương tự về sau.

Nếu chúng ta không kiểm soát được khả năng cải thiện của mình, thì chúng ta sẽ học được rằng, mọi nỗ lực để cải thiện đều là vô ích và lãng phí thời gian. Thậm chí khi chúng ta không cảm thấy mình có quyền kiểm soát, chúng ta còn chống lại những khuyến khích cải thiện nữa, bởi vì chúng ta biết rằng đó chỉ là lời trót lưỡi đầu môi mà thôi.

Cách tiếp cận của họ có thể tóm tắt ở hai câu nói quen thuộc là “Điều này rồi cũng sẽ qua” và “Chuyện đó không liên quan gì đến tôi”.

Nhân viên "Bất lực tập nhiễm"

Cách vượt qua bất lực tập nhiễm 

Với tư cách là người lãnh đạo, bạn có thể làm gì để giúp nhân viên của mình vượt qua cạm bẫy này? Sau đây là 4 cách sử dụng ngôn ngữ để bạn có thể cải thiện tình trạng “bất lực tập nhiễm” ở nhân viên:

1. Nhìn về tương lai, không phải quá khứ

Đây là chìa khóa để kêu gọi cái tôi “tốt hơn”. Cũng là lý do tại sao chúng ta tập trung vào tương lai trong quá trình thực hiện hành động cải thiện. Chúng ta có thể kích hoạt điều này với những câu hỏi như:

– Lần sau có muốn làm điều gì khác không?

– Điều gì hoạt động tốt mà chúng ta muốn giữ lại và không thay đổi?

– Nếu có thể quay ngược thời gian, bạn sẽ nói gì với bản thân?

– Chúng ta muốn ghi nhớ điều gì cho lần triển khai sau? 

2. Tập trung vào  người khác, không phải vào bản thân

Một số cụm từ giúp chúng ta thiết lập sự tập trung vào người khác thay vì vào bản thân chúng ta:

– Nếu có ai đó tiếp quản dự án này, bạn sẽ nói gì với họ để giúp dự án thành công hơn nữa?

– Hội đồng quản trị muốn chúng ta thực hiện những thay đổi nào ở dự án này?

– Chúng ta có thể làm gì để phục vụ khách hàng tốt hơn?

– Hãy tập trung vào những điều mà chúng ta có khả năng cải thiện đang diễn ra ngay tại đây. 

3. Tập trung vào quy trình, không phải vào con người

Tập trung vào quá trình cũng làm giảm sự phòng thủ khi chúng ta đối mặt với những hành động đã làm trong quá khứ. Việc này giúp chúng ta chuyển sự chú ý từ con người sang quyết định hoặc hành động của người đó. Dưới đây là những cụm từ giúp chúng ta thiết lập sự tập trung vào quy trình: 

  • Nếu chỉ nghĩ về công việc thôi thì bạn thấy chúng ta có thể cải thiện điều gì trong công việc đó?
  • Làm cách nào chúng ta có thể thực hiện việc này tốt hơn?
  • Chúng ta có thể thực hiện những cải thiện nào về mặt quy trình? 

4. Nhắm đến sự xuất sắc, không nhắm đến mục tiêu né tránh lỗi lầm. 

Trong các tổ chức, nếu làm việc với mục tiêu né tránh sai sót, chúng ta sẽ trở nên thiên vị cho sự trì trệ, và điều này sẽ khiến chúng ta gắn chặt với cái tôi “đủ tốt”. Bởi vì cách tốt nhất để tránh sai sót là tránh đưa ra các hành động và quyết định mới. Không có hành động thì sẽ không có lỗi. 

Để cái tôi “tốt hơn” có thể chống lại cái tôi “đủ tốt”, động lực “không trở nên yếu kém như trong quá khứ” là không đủ mạnh. Thứ chúng ta cần là một động lực mạnh mẽ, chẳng hạn như khả năng đạt được một kết quả thực sự đặt biệt.

Dù dùng cách nào, ý tưởng chính ở đây là tập trung vào tương lai, chấp nhận rằng mọi người đã làm hết sức mình vào thời điểm quá khứ, nhưng cũng nhận ra rằng vẫn còn không gian để cải thiện, và mục đích chung của mọi người chính là sự cải thiện đó.

Happy Live Team

Nguồn: Trích “Lãnh đạo là ngôn ngữ” – L.David Marquet

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Nghệ Thuật Lãnh Đạo Bằng Ngôn Ngữ

Bí quyết Nâng cấp tư duy lãnh đạo cùng David Marquet

Xoay chuyển con tàu: Bản hướng dẫn hiệu quả để trở thành nhà quản lý thời đại mới

ĐẶT SÁCH NGAY

 

 

Các viết cùng chủ đề