fbpx

Nhà nhà đổ xô qua Social Media – Apple độc mã trở thành thương hiệu tỷ đô với marketing truyền thống

Theo bảng xếp hạng giá trị thương hiệu 2018 thì Apple là thương hiệu xếp đầu tiên với 182,2 tỷ USD và tăng 8%. Được đánh giá là thương hiệu cao cấp, hơn thế nữa những thành tựu mà Apple đạt được kiến các thương hiệu khác phải “thèm thuồng” và làm mọi cách có thể chặn đứng mức độ bành trướng của họ.

Thế nhưng, có một sự thật rằng Apple không hề mặn mà với công cụ truyền thông “thần thánh” mà nhà nhà sử dụng là Social Media. Vậy đâu là  lý do vì sao chiến lược của Apple lại chẳng hề chạy theo xu hướng mà vẫn có được sức hút riêng biệt cho mình?

Apple làm quá tốt Marketing truyền thống

So với nhiều thương hiệu thì Marketing truyền thông có thể là cái gì đấy “cổ lỗ sĩ” và họ đã, đang chuyển qua hết những công cụ truyền thông hiện đại trên Digital. Thế nhưng với Apple thì khác, hãng hoàn toàn sử dụng các phương pháp Marketing truyền thống và vận dụng chúng tốt nhất cho mình. Một bài học trong chiến lược của Apple là hãy làm những gì mà mình có thể làm tốt nhất, biến nó thành điểm mạnh, hãy tạo cho nó sự khác biệt, không cần phải chạy theo số đông và khiến mình mất đi “cái chất” ban đầu.

Họ chi tiền cho những quảng cáo TVC mạnh tay, họ cắt ghép những quảng cáo đó của mình một cách bài bản chuyên nghiệp. Không cần quá màu mè, phô trương, liên tục mượn hơi kiếm fame từ những chỉ trích từ cộng đồng mạnh rồi làm quảng cáo. Apple nói không với những chiến lược Marketing “bẩn”, thay vào đó hãng thường xuyên lồng ghép sản phẩm của mình với nhiều ca sĩ, diễn viên hạng A hay những bộ phim bom tấn triệu đô.

Một điều nữa, là Apple làm rất tốt về mặt kênh phân phối trong Marketing của mình với việc với từng cửa hàng của mình Apple tạo cho nó những điểm khác biệt và lung linh nhất có thể. Với mỗi Apple Store ở những địa điểm mà hãng đặt thì hãng luôn làm cho cửa hàng của mình nổi bật nhất và là niềm ao ước của rất nhiều người mong muốn đến với nơi này. Đánh vào sự tò mò, hay bắt trúng tâm lý khách hàng là điểm khiến Apple làm rất tốt về mặt Marketing truyền thống, đây là chiến lược của Apple về mặt thu hút khách hàng đến với những sản phẩm của mình.

Đánh giá là thương hiệu tỷ đô, ấy vậy mà Apple lại chẳng mặn mà với Social Media

Vấn đề bảo mật thông tin sản phẩm

Một trong những điểm làm Apple luôn tự tin so với các thương hiệu khác chính là bảo mật thông tin với những sản phẩm sắp ra của mình. Apple luôn giữ kín thông tin về sản phẩm mới ra của mình, vì ai cũng biết mạng xã hội là mầm mống của lỗ hổng bảo mật thông tin. Vì vậy Apple không bao giờ đăng những tiết lộ dù chỉ là nhỏ nhất lên mạng xã hội.

Đánh giá là thương hiệu tỷ đô, ấy vậy mà Apple lại chẳng mặn mà với Social Media

Hãy nhớ về thời của Steve Jobs khi mà ông là người theo chủ nghĩa hoàn hảo, chính vì thế dù thế nào thì ông cũng không để rò rỉ bất kỳ thông tin nào ra ngoài dù chỉ là một chút ít. Đã có lần, Iphone 4 bị một người đàn ông có được thông tin và cầm vào chiếc máy Demo, thế nhưng Apple ngay lập tức đã làm việc với cảnh sát bắt người đàn ông đó lại. Những điều trên đủ cho thấy Apple không muốn liên quan với mạng xã hội là vì vậy, bảo mật là trên hết và hãng muốn cho những sản phẩm của mình hay danh tiếng của thương hiệu mình được ổn định và trong sạch 100%.

Mạng xã hội không phù hợp với thương hiệu cao cấp như Apple

Apple tự định vị thương hiệu của mình là luxury brand và thử nhìn vào giá bán sản phẩm của hãng thì mức giá luôn ở trên trời và cao “ngất ngưởng”. Có điều hơi ngược đời là những thương hiệu thời trang cao cấp như Gucci, Hermes, Dior… là những hãng thời trang định vị là cao cấp trên thị trường. Thế nhưng những hãng này vẫn hoạt động trên mạng xã hội truyền thông với những hình ảnh về bộ sưu tập mới của mình hay những chương trình “Sale off” giảm giá.

Đánh giá là thương hiệu tỷ đô, ấy vậy mà Apple lại chẳng mặn mà với Social Media

Apple là thương hiệu công nghệ, cũng không có quá nhiều sản phẩm tung ra giống như các thương hiệu thời trang có mặt trên thị trường. Một đặc điểm nữa là hãng công nghệ cao cấp này cũng tung các chương trình giảm giá nhưng thông qua các kênh bán lẻ chứ không hoạt động trên nền tảng Social Media này quá nhiều. Đây chính là chiến lược của Apple mà hãng cho rằng tốt nhất nếu không hoạt động quá nhiều trên mạng xã hội và với một thương hiệu cao cấp thì social media dường như không hợp với Apple.

Social Media rất khó kiểm soát

Một điều dễ dàng nhận thấy rằng mạng xã hội luôn là một cái gì đó rất mơ hồ, có thể đăng lên đây bất kỳ điều gì, nó sẽ là chủ đề bàn tán của cư dân mạng trong mọi vấn đề. Apple biết điều này và cho biết hãng không hề muốn dính dáng đến Social Media là vì vậy. Hãy thử nhìn vào những bê bối hay những thông tin lan truyền từ những thương hiệu khác, tất cả là xuất phát từ những thông tin trên mạng xã hội truyền thông.

Đánh giá là thương hiệu tỷ đô, ấy vậy mà Apple lại chẳng mặn mà với Social Media

Những buổi ra mắt sản phẩm hay những quảng cáo được Apple đăng tải trên Youtube hay Facebook, Twitter… Hãng đều tắt tính năng comment từ những người xem đi, vì Apple biết khen thì ít mà chê thì nhiều, hay có thể là những bình luận ác ý từ những anti fan, hay của đối thủ nhằm “dìm” hãng. Apple muốn giảm thiểu những rủi ro và những thông tin sai lệch có thể ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu mà hãng cất công xây dựng hàng chục năm qua. Chính vì thế Social Media là một công cụ rất khó để kiểm soát, chiến lược của Apple luôn là muốn tránh nó, mặc dù hoạt động ít nhưng trang cá nhân của Apple vẫn thu về 11 triệu lượt thích trên Facebook và 2,4 triệu Follow trên Twitter chứng tỏ sức hút rất lớn từ thương hiệu này.

Kết luận

Apple vẫn đang trên đà tăng trưởng và là một tượng đài khó có thể bị thương hiệu nào phá bỏ. Mặc dù Samsung luôn ra sức đá xoáy thậm chí “chọc gậy bánh xe” với Apple, nhưng không sao hết “chị đẹp chị có quyền”, Apple vẫn vững và luôn chứng tỏ mình hơn cơ so với những thương hiệu còn lại. Chiến lược của Apple rất rõ ràng và một mình một kiểu khi tỏ ra khá thờ ơ với Social Media, mặc dù Digital Marketing đang phát triển cực thịnh nhưng với Apple thì không chạy theo xu hướng, hãng vẫn khác biệt và tạo nên thương hiệu có giá trị cao nhất hành tinh.

Nguồn: Marketingai

Các viết cùng chủ đề