fbpx

Phụ nữ mua hàng khác đàn ông: hiểu khách hàng rồi hãy bán hàng – trở thành một người tốt bụng chất phác, khách hàng sẽ mang ơn bạn!

Chúng ta thường lầm tưởng rằng nữ giới là người quan tâm đến giá trị lâu dài của một sản phẩm trước khi họ quyết định mua. Nhưng không, nam giới mới là người nghĩ đến giá trị tương lai của sản phẩm còn nữ giới thì thậm chí “không nghĩ đến ngày mai”.

Trong thói quen mua sắm, nữ giới và nam giới thường có những thói quen, đặc điểm khác nhau. Tại Tọa đàm “Đọc vị khách hàng nữ – Áp dụng tăng doanh số vừa qua” vừa qua, ông Tuấn Hà – CEO của Vinalink đã chỉ ra những điểm khác biệt thú vị về thói quen mua sắm giữa nam và nữ. Thông qua những điểm khác biệt đó, vị CEO cũng đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận tâm lý khách hàng.

1. Giá cả

Đối với lý tính thì nữ giới quan tâm đến hậu mãi, đặc biệt, nữ giới rất quan tâm đến khuyến mại, thanh lý, giảm giá và nhiều lựa chọn. Nữ giới có thể vào một cửa hàng chỉ để ngắm đồ mới còn nam giới khi đi vào cửa hàng là họ đã xác định thứ mình cần mua. 

CEO Vinalink nhận định, đối với dịch vụ tốt hơn thì nữ giới sẽ quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, hầu hết nam giới lại là người nghĩ đến giá trị tương lai của sản phẩm, còn nữ giới thì gần như không? Khi mua một sản phẩm nào đó, nam giới thường nghĩ đến tương lai sản phẩm này sẽ có giá trị như thế nào còn nữ giới thì “không nghĩ đến ngày mai”.

2. Tính cảm xúc

Nữ giới quan tâm đến thần tượng dùng sản phẩm gì thì họ sẽ sử dụng sản phẩm đó nhưng nam giới thì không quan tâm đến điều này. Đồng thời, nữ giới rất quan tâm đến những gì mình xem trên mạng và thích sử dụng những sản phẩm có thương hiệu, có tên tuổi. Đối với những sản phẩm này thì nam giới lại ít quan tâm hơn.

Nữ giới đặc biệt thích chạy theo mốt trong khi nam giới lại quan tâm đến sự tiện nghi hơn cho gia đình.

CEO Vinalink cũng chỉ ra rằng: “Khi làm quảng cáo truyền thông thì các nhãn hàng phải kích thích được ngũ giác của khách hàng hoạt động chứ không phải não hoạt động. Tức là khi bán một miếng thịt bò thì phải để khách hàng tưởng tượng ra mùi vị chứ không phải miếng thịt. Nhất là đối với phụ nữ, họ rất thích những gì kích thích cảm xúc”.

3. Tự thưởng cho mình

Khi làm được một việc gì hay khi làm được điều gì đó thành công thì phụ nữ sẽ tự thưởng cho mình bằng cách đi mua sắm một món đồ nào đó. Đây là thói quen của rất nhiều nữ giới, họ cho rằng mình đáng được thưởng sau những ngày làm việc vất vả. Nam giới cũng có tự thưởng cho mình nhưng tỷ lệ ít hơn nữ giới.

Cheerful shopping woman of Asian holding bags.

4. Phong cách

Nữ giới luôn quan tâm đến phong cách của bản thân, có gu riêng và không thích “đụng hàng”. Khi phụ nữ mặc một bộ quần áo nhưng họ nhìn thấy người khác mặc giống họ, họ sẽ không muốn mặc bộ quần áo đó nữa, mặc dù bộ quần áo đó rất đắt tiền.

Ngoài ra, nữ giới thích dùng những sản phẩm đẳng cấp hơn, đắt tiền hơn và mang tính cá nhân hóa hơn.

Nam giới thường không quan tâm đến phong cách nhiều như nữ giới, tuy nhiên khi lòng sĩ diện được đẩy lên thì nam giới sẽ chi tiền rất nhiều, kể cả những sản phẩm không có nhu cầu sử dụng.

5. Quyết định mua nhanh khi gặp nhân viên tốt bụng

Khi mua sắm, nữ giới thường tham khảo ý kiến của những người xung quanh và họ thường tin vào những câu chuyện của những người xung quanh để mua hàng. Đặc biệt, nữ giới thường mắc phải hiện tượng “khách hàng mang ơn”.

Khi người bán hàng hoặc nhân viên tốt trở nên tốt bụng với nữ giới, họ sẽ có cảm giác mang ơn và điều này thúc đẩy quá trình mua sắm của họ. Họ sẵn sàng quyết định rất nhanh kể cả với những sản phẩm đắt tiền.

Đồng thời, họ thích những người bán hàng thật thà, chất phác. Nếu như người bán càng chứng minh mình thông minh hơn khách hàng thì họ sẽ trở nên cảnh giác.

Vị CEO quan điểm: “Khi bán hàng, chúng ta không nên nói đến kết quả của sản phẩm, thậm chí chí cũng không nên nói đến đặc điểm hay lợi ích của sản phẩm mà chỉ nên nói đến cái mà khách hàng được tặng. Khách hàng sẽ mua rất nhanh”.

Với những người mua hàng, khi nhân viên bán hàng chia sẻ kiến thức với họ, họ thường không quan tâm. Nhưng đối với nữ giới, họ đặc biệt quan tâm đến những quà tặng có giá trị. Họ cũng không quan trọng món quà đó có tác dụng gì hay dùng để làm gì.

6. Hiếu thắng

Đối với nữ giới, họ có đặc điểm thích mua sắm ở những nơi đông đúc, thậm chí là chen chúc. Họ thích mặc cả với người bán hàng và rất vui khi mặc cả thắng, dù số tiền hay sản phẩm mặc cả được có giá trị rất nhỏ.

7. Hiệu ứng siêu thị

Đối với rất nhiều người, khi quyết định đến siêu thị hay cửa hàng tiện lợi trước đó họ chỉ có ý định mua một vài sản phẩm. Tuy nhiên, khi đến siêu thị họ sẽ mua rất nhiều thứ, nhất là nữ giới.

8. Hỏi ý kiến người thân

Người Việt Nam có thói quen hỏi những người xung quanh trước quyết định mua một sản phẩm. Theo nghiên cứu, có đến 92% người Việt mua sắm đều tin vào những người họ quen biết và 63%  người tin vào những thông tin trên mạng.

92% người việt mua sắm đều tin vào những người họ quen biết và 63% tin những gì đăng tải trên mạng.

Theo Tri Thức Trẻ 

Có thể bạn quan tâm: BỘ ĐÔI MARKETING BÁN HÀNG ĐỈNH CAOBí quyết marketing bán hàng đỉnh cao

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề