fbpx

Đối thoại với “Bộ tứ kim cương”: Việt Nam được mời bàn luận để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và nhận định của chuyên gia Hoa kỳ

Atlantic Council, một think tank của Hoa Kỳ về vấn đề quốc tế nhận định về việc Việt Nam đối thoại với “Bộ tứ kim cương” của Michael B. Greenwald, cựu thành viên Trung tâm các vấn đề quốc tế Harvard Kennedy, cựa quan chức cấp cao Kho bạc Hoa Kỳ.

Đối thoại với "Bộ tứ kim cương": Việt Nam được mời bàn luận để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và nhận định của chuyên gia Hoa kỳ

Phân tích cuộc đối thoại, ông cho rằng: “Đã đến lúc Hoa Kỳ nên suy nghĩ cách tách mình về kinh tế khỏi Trung Quốc”.

Trong mối quan hệ thương mại song phương, Trung Quốc chủ yếu coi Hoa Kỳ là nguồn cung cấp nguyên liệu thô, nông sản và năng lượng để thúc đẩy sản xuất các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng. Ngược lại, Hoa Kỳ phụ thuộc sâu sắc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc cho các thiết bị y tế, dược phẩm, ô tô và các sản phẩm công nghệ.

Đối thoại với "Bộ tứ kim cương": Việt Nam được mời bàn luận để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và nhận định của chuyên gia Hoa kỳ

Hoa Kỳ có thể không còn hài lòng với sự phụ thuộc đó. Covid-19 đã trở thành một ngòi nổ, với dây dẫn là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Đây chính là thời điểm để Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và các quốc gia khác khác đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.

Quá trình đa dạng hóa không thể xảy ra trong một đêm, nhưng từng ngày trôi qua, áp lực phụ thuộc vào nguồn cung ứng của Trung Quốc đang đè nặng hơn bao giờ hết. Hoa Kỳ có thể sử dụng thời điểm này để bắt đầu chiến dịch tái cấu trúc chuỗi cung ứng, rời Trung Quốc để hướng tới trung tâm sản xuất phù hợp khác. Thông qua sáng kiến ​​”Mạng lưới thịnh vượng kinh tế”, các công ty và tổ chức trên toàn thế giới có thể sớm bắt đầu quá trình chuyển đổi này.

Tại sao Trung Quốc vẫn là vua sản xuất? 

Đối thoại với "Bộ tứ kim cương": Việt Nam được mời bàn luận để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và nhận định của chuyên gia Hoa kỳ

“Made-in-China”. Đây là cụm từ mà người tiêu dùng trên thế giới rất quen thuộc trong hơn 30 năm qua, khi các công ty nhận ra cơ hội phát triển và tăng trưởng tại quốc gia Đông Á rộng lớn này. Lực lượng lao động gần 900 triệu người, các nhà máy xây dựng ít bị ràng buộc, chính sách miễn thuế và sự kiện phá giá đồng CNY so với USD trong quá khứ đã biến Trung Quốc đã trở thành thiên đường cho các nhà sản xuất. Kể từ đầu những năm 1990, Trung Quốc đã có thể cung cấp các ưu đãi cho các doanh nghiệp nước ngoài, sinh ra hệ thống sản xuất xuất khẩu rộng lớn mà chúng ta thấy ngày nay.

Kể từ năm 2009, sự tăng trưởng liên tục đã cho phép Trung Quốc giữ vững vị thế của nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Năm 2013, họ đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành quốc gia có hoạt động thương mại lớn nhất của thế giới. Với những thông tin này, không có gì ngạc nhiên khi trong mười năm đầu thế kỷ, Trung Quốc cũng trở thành trung tâm xuất nhập khẩu công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) trên toàn cầu.

Đối thoại với "Bộ tứ kim cương": Việt Nam được mời bàn luận để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và nhận định của chuyên gia Hoa kỳ

Trong một thế giới hiện đại dựa vào các liên kết công nghệ, Trung Quốc trở thành một đối tác thương mại ngày càng quan trọng và có vẻ khó đa dạng hóa trong tương lai gần. Song từ đó đến nay, lợi thế tương đối của họ so với các quốc gia Đông Á khác đã giảm dần, do các quy định phát triển khắt khe hơn và thuế cao hơn.

Covid-19 nêu bật những điểm yếu của Trung Quốc 

Về cơ bản, các công ty sẽ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi hoàn toàn quy trình sản xuất từ ​​các cơ sở hiện tại của họ ở Trung Quốc trong thời gian tới, do nguồn cung ứng và sản xuất linh kiện cố định của họ.

John Harmon, một nhà phân tích cao cấp tại Coresight Research nói: “Một số tổ hợp sản xuất có thể được chuyển đi nơi khác, nhưng các dây chuyền sản xuất này cần có thời gian để thiết lập, và hơn nữa, không có quốc gia nào khác có nguồn cung lao động dồi dào và chất lượng như Trung Quốc. Ngay cả khi các công ty chuyển các quy trình sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc, cũng không thể tránh khỏi việc họ cũng phải sử dụng linh kiện Trung Quốc.

Đối thoại với "Bộ tứ kim cương": Việt Nam được mời bàn luận để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và nhận định của chuyên gia Hoa kỳ

Sắp xếp lại hoàn toàn các quy trình này và thành công trong việc di dời chuỗi cung ứng cuối cùng sẽ dựa vào sự quyết tâm của các công ty và quốc gia. Cuộc khủng hoảng Covid-19 dường như đã nhấn mạnh sự cấp bách của quá trình chuyển đổi này hơn nữa.

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là: việc di dời khỏi Trung Quốc chắc chắn sẽ làm thay đổi chuỗi cung ứng của công ty, điều này có thể tác động lâu dài đến nền kinh tế Trung Quốc, vốn dựa vào đầu tư nước ngoài và các công ty nước ngoài.

Một cảnh quan kinh tế mới

Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đang diễn ra không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Hoa Kỳ, mà cả những công ty từ khắp nơi trên thế giới. Tại Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe đã dành khoảng 240 tỷ JPY (3,2 tỷ USD) để hỗ trợ các công ty trong nước tách chuỗi cung ứng của họ khỏi Trung Quốc, đặc biệt là các công ty sản xuất có giá trị gia tăng cao.

Ở Pháp, Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire tuyên bố: “Chúng ta phải giảm sự phụ thuộc vào một số cường quốc, đặc biệt là Trung Quốc, để cung cấp một số sản phẩm nhất định, tăng cường chủ quyền của chúng ta trong các chuỗi giá trị chiến lược như xe hơi, hàng không vũ trụ và thuốc”.

Đối thoại với "Bộ tứ kim cương": Việt Nam được mời bàn luận để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và nhận định của chuyên gia Hoa kỳ

Khi nguồn cung từ Trung Quốc bị hạn chế, các đối thủ cạnh tranh 5G, Ericsson và Nokia đã bắt đầu mở rộng hoạt động sang các căn cứ mới ở Hoa Kỳ và Ba Lan. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn để một quốc gia có thể tự đáp ứng toàn bộ nhu cầu của công dân trong giai đoạn phát triển toàn cầu này. Cho dù điều đó có khó chịu đến mức nào, các quốc gia cũng khó có thể tách rời hoàn toàn khỏi Trung Quốc, vì không thể phủ nhận rằng phần lớn quy trình cung cấp, cụ thể là cung cấp linh kiện, đã cố thủ trong nền kinh tế này.

Song, những thay đổi chưa từng có vì Covid-19 cũng đã khiến các quốc gia phải xem xét lại hoàn toàn. Nếu việc tiếp cận chuỗi cung ứng bị cô lập về mặt địa lý trong một cuộc khủng hoảng toàn cầu như Covid-19, thì chi phí sản xuất thấp cũng chẳng có nghĩa lý gì.

Vì thế, nhiều công ty cũng đã hành động để đa dạng hóa và giảm thiểu các mối đe dọa. Điều này bắt đầu bằng việc tìm nguồn cung ứng linh kiện từ các quốc gia khác ngoài Trung Quốc và có khả năng, chuyển sang sản xuất linh kiện ở nhiều địa phương hơn để giảm sự không chắc chắn của nguồn cung xuyên biên giới.

Đối thoại với "Bộ tứ kim cương": Việt Nam được mời bàn luận để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và nhận định của chuyên gia Hoa kỳ

Tuy nhiên, nếu Trung Quốc tìm cách phục hồi sau cuộc khủng hoảng này nhanh hơn so với phần còn lại của thế giới, các công ty có thể sẽ lại tìm đến Trung Quốc, duy trì các kế hoạch sản xuất hiện tại để tìm kiếm sự phục hồi tài chính nhanh chóng. Di chuyển chuỗi cung ứng đòi hỏi phải lập kế hoạch dài hạn, sản xuất chậm lại và chắc chắn sẽ bị gián đoạn đáng kể, điều này có khả năng sẽ làm căng thẳng thêm tình hình hậu Covid-19.

Một động thái nhằm đa dạng hóa nguồn cung ứng thành phần và lắp ráp sản phẩm sẽ đòi hỏi nỗ lực phối hợp của các nhà sản xuất để đạt được một bước tiến đáng kể. Quyết tâm này đã được Hoa Kỳ thể hiện rõ trong việc lên kế hoạch thành lập “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng” bằng cuộc đối thoại nhóm “Bộ tứ kim cương” (Nhóm QUAD), gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác để tham gia đối thoại là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand.

Đối thoại với "Bộ tứ kim cương": Việt Nam được mời bàn luận để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và nhận định của chuyên gia Hoa kỳ

Những sự thay thế mới

Khi cuộc chiến thương mại mới làm ảnh hưởng đến hoạt động và lợi nhuận của các công ty nước ngoài có trụ sở tại Trung Quốc, các chủ doanh nghiệp đã buộc phải đưa sản xuất đi nơi khác để tránh thuế quan. Mặc dù chắc chắn chuyển toàn bộ trung tâm hoạt động từ Trung Quốc sẽ không dễ dàng, những gã khổng lồ công nghệ Apple, Microsoft và Google đã tuyên bố sẽ tái cơ cấu. Đến cuối năm 2020, các nhà sản xuất công nghệ này có kế hoạch chuyển một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất của họ sang Việt Nam và Thái Lan. Các công ty đáng chú ý khác tham gia vào xu hướng dài hạn chuyển sang sản xuất tại Việt Nam là Samsung, Intel, Nike và Adidas.Đối thoại với "Bộ tứ kim cương": Việt Nam được mời bàn luận để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và nhận định của chuyên gia Hoa kỳ

Trong nhiều năm qua, các công ty đã để mắt nhiều hơn đến Việt Nam, nơi có chi phí lao động thấp hơn so với Trung Quốc và môi trường chính trị thuận lợi hơn nhiều. Một trong những nhà sản xuất linh kiện của Apple, Luxshare Precision Industry, đã chuyển sang Việt Nam, và đang tiên phong trong việc cải tiến chuỗi cung ứng ở Đông Á.

Thật không may cho EU và Vương quốc Anh, họ đã dựa vào thương mại dọc theo con đường tơ lụa Á-Âu trong nhiều thế kỷ. Dường như sẽ khó khăn hơn nhiều để họ phá vỡ sự phụ thuộc của họ vào sản xuất Trung Quốc. Mặc dù đã có những nỗ lực thúc đẩy sản xuất về gần hơn như ở khu vực Bắc Phi và Đông Âu để tránh xa Trung Quốc, các khu vực này vẫn không có lợi thế cạnh tranh về cơ sở hạ tầng và khả năng lao động.

Hoàng An

Theo Trí thức trẻ/Atlantic Council

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề