fbpx

Quy luật Parkinson: Phá vỡ để độc lập tài chính

Với những ai chưa từng nghe qua, thì quy luật Parkinson vốn được áp dụng trong việc quản lý công việc. Cụ thể:

“Công việc sẽ luôn tự kéo dài, tùy theo thời gian bạn ấn định để hoàn thành nó”. (Work expands so as to fill the time available for its completion)

Cho dễ hiểu, hãy xem xét một ví dụ:

Thời đi học, bạn có cả kỳ để làm bài tập nhưng bạn chỉ bắt đầu làm nó trong 3 ngày cuối cùng (thậm chí là 1) và hoàn thành chúng vào 5 giờ sáng của ngày đến hạn. Bạn có cả tuần để hoàn thành bản đề xuất nhưng đến tận 4h30 chiều thứ Sáu bạn mới bắt tay vào làm. Bạn có cả năm để chuẩn bị cho đám cưới nhưng tận đến 4 tuần cuối mới bắt đầu ăn kiêng khẩn cấp để có một thân hình chuẩn.

Đến khi làm việc cũng vậy. Công việc sếp giao cả tuần nhưng chỉ đến khi cách deadline một ngày bạn mới vắt chân lên cổ.

Quy luật Parkinson: Phá vỡ để độc lập tài chính

Nếu bạn từng gặp phải tình huống trên, chắc hẳn bạn biết tôi đang nói về điều gì. Nhiều tháng trời bạn chẳng muốn giơ chân, động tay làm việc gì, rồi đột nhiên vào tuần cuối trước kỳ hạn, bạn biến thành một cái máy hoạt động hết công suất.

Vậy còn trong tài chính thì như thế nào?

Trong tài chính, quy luật Parkinson có thể hiểu đơn giản là: Mức chi phí sẽ luôn tăng tỷ lệ thuận với mức thu nhập.

Ví dụ: 

Năm đầu tiên đi làm, thu nhập của bạn là 7 triệu/tháng, và mức chi phí của bạn là 6 triệu. 

Sang năm thứ 3, thu nhập của bạn tăng lên thành 15 triệu/tháng, nhưng chi phí của bạn cũng sẽ kéo lên mức 12-13 triệu. Trong khi đó 2 năm trước, bạn vẫn sống ổn với chi phí 6 triệu.

Vô tình điều này dẫn đến một vòng lẩn quẩn, dường như có kiếm bao nhiêu tiền đi nữa, bạn vẫn cảm thấy không đủ.

Đây chính là một ví dụ của quy luật Parkinson trong tài chính, là thứ kìm hãm bạn có thể tích lũy tài sản và trở nên giàu có.

Phá vỡ quy luật Parkinson để độc lập tài chính

Quy luật Parkinson: Phá vỡ để độc lập tài chính

Bài học 1: Xây dựng sức mạnh ý chí

Về bản chất, Parkinson là một quy luật tâm lý. Vì vậy chỉ khi bạn xây dựng được một sức mạnh ý chí đủ vững để chống lại những cám dỗ của việc tiêu xài toàn bộ số tiền kiếm được thì bạn mới có thể bắt đầu tích lũy tiền và tiến về phía trước. 

Đặt ra một mức giới hạn chi tiêu cho bản thân, tiết kiệm trước-chi tiêu sau là một vài cách bạn có thể áp dụng để cải thiện tình hình.

Bài học 2: Duy trì mức chi tiêu thấp hơn mức thu nhập

Tương tự như gợi ý ở trên, hãy học cách quản lý tiền bạc, chi tiêu ít hơn mức thu nhập hàng tháng.

Nếu bạn có mức thu nhập 7 triệu/tháng, hãy học cách chi tiêu 6 triệu. Nếu bạn có mức thu nhập trên 10 triệu, bạn có thể có một cuộc sống tốt hơn với mức chi tiêu 8 triệu. Và nếu bạn có mức thu nhập trên 20 triệu, hãy cố giữ mức chi tiêu dưới 10 triệu. Tốc độ gia tăng thu nhập lúc nào cũng phải lớn hơn tốc độ gia tăng chi tiêu bạn nhé.

Và bạn sẽ dùng khoản dư ra để đầu tư hoặc tiết kiệm. Từng bước một, bạn sẽ tiến đến giấc mơ độc lập tài chính.

Một vài gợi ý có thể áp dụng ngay:

01. Luôn ghi chép lại chi tiêu để có sớm phát hiện các khoản chi không cần thiết. Sổ tay hay app quản lý tiền như Misa, MoneyOi luôn sẵn sàng để các bạn bắt đầu tập thói quen này.

02. Tiết kiệm 10% thu nhập mỗi tháng. Đây là con số bắt đầu, và có thể sẽ gia tăng theo thời gian khi mức thu nhập bạn tăng lên. Hãy “trả” cho tương lai bản thân trước tiên.

03. Tận dụng triệt để tính năng “chờ mua”. Hãy đợi ít nhất 72h trước khi quyết định chi tiền cho các khoản phát sinh.

04. Đừng bị mờ mắt trước các đợt khuyến mãi.

05. Học đầu tư. Sau đó đầu tư vào những thứ mình hiểu rõ.

Học cách tự đầu tư qua chuỗi bài viết ĐẦU TƯ TỪ ĐÂU tại đây.

Nguồn: tham khảo tiendau, Happy Live tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề