fbpx

Bí quyết lập nghiệp của 2 người đàn ông giàu nhất nhì thế giới: Đầu tư sớm để củng cố vị thế trên thị trường

Đối với 2 người đàn ông giàu nhất nhì thế giới, bài toán lớn nhất là làm thế nào để mỗi đồng tiền ra đi có thể mang về lợi nhuận gấp bội.

AmazonTesla là hai trong những công ty công nghệ lâu năm và rất nổi tiếng trong ngành. Cả 2 công ty đều trải qua những biến cố nhất định về lợi nhuận nhưng họ vẫn không hề lo lắng.

Ông chủ của 2 tập đoàn, Jeff BezosElon Musk, cho rằng, việc mất tiền là một con đường nhất định sẽ dẫn đến thành công và họ sẽ tiếp tục hợp tác với các công ty tiềm năng mà không quá quan tâm đến lợi nhuận. Dưới đây là 4 cách chi tiền đã giúp tạo ra các đế chế tỷ phú cho những người như Jeff Bezos và Elon Musk.

1. Đầu tư sớm để củng cố vị thế trên thị trường

Bài học này áp dụng chủ yếu cho các công ty công nghệ và phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là Facebook và Google (bây giờ là Alphabet). Đó là ý tưởng quản lý quen thuộc được biết đến như là “ưu thế người tiên phong”, bắt nguồn từ cơn sốt vàng về internet cuối những năm 1990.

Facebook trở thành trang mạng xã hội có mức độ phủ sóng toàn cầu vì nhiều lý do, nhưng yếu tố quan trọng nhất là công ty đã tung ra thị trường sớm và thu hút đủ vốn để có cơ hội đầu tư vào các sản phẩm công nghệ mới để phục vụ hàng triệu người. Theo đó, cách tiếp cận này có thể dẫn đến sự tăng trưởng liên tục và mở rộng khi nhu cầu đầu tư mới suy giảm hoặc giảm đáng kể vì doanh nghiệp lúc này đã lớn hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, Amazon đã làm theo một cách khác: bất cứ khi nào họ có tiềm năng kiếm được nhiều tiền, giám đốc điều hành Jeff Bezos sẽ giảm giá hoặc gia nhập vào các doanh nghiệp mới, đẩy mạnh sự tăng trưởng hơn nữa để đạt được lợi nhuận ngắn hạn, như ông đã tuyên bố trong lá thư đầu tiên của mình với cổ đông Amazon vào năm 1997.

Bí quyết lập nghiệp của 2 người đàn ông giàu nhất nhì thế giới: Ai rồi cũng phải "ôm nợ" thôi! - Ảnh 1.
Jeff Bezos mạnh dạn đầu tư khi người khác vẫn đang do dự. Ảnh: CNBC

2. Vay vốn để đầu tư sẽ tạo ra những cơ hội sau này

Ít ai biết đã từng có thời điểm Elon Musk không còn một xu dính túi, sống qua ngày nhờ tiền vay mượn bạn bè. Cho đến nay, dù đang nắm trong tay số cổ phiếu Tesla trị giá đến 39 tỷ USD, Elon Musk vẫn đang sống và đầu tư kinh doanh bằng tiền vay mượn.

Hay như Netflix cũng từng phải chịu những tổn thất nặng nề khi đầu tư quá nhiều cho các dự án. Tuy nhiên, thất bại này nhanh chóng bị lãng quên khi công ty báo cáo lợi nhuận 245 triệu đô la trong nửa đầu năm 2017.

Đại diện công ty chia sẻ: “Chúng tôi không vội vàng để đẩy lợi nhuận lên quá nhanh vì chúng tôi muốn đảm bảo rằng công ty đang đầu tư mạnh mẽ để tiếp tục dẫn đầu về truyền hình internet trên toàn thế giới”. Netflix hiện vẫn đang tiếp tục đầu tư để tạo ra mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Đầu tư không lợi nhuận trong thời kỳ đầu được coi là những khoản đầu tư thông minh và sẽ sinh lời trong trong tương lai – trong trường hợp của Netflix, họ đã thu hút rất nhiều thuê bao mới và hồi vốn bằng tiền thuê bao mà khách hàng trả – tuy nhiên, để cách này hoạt động hiệu quả, Netflix hay bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có khả năng dự đoán khi nào cần đầu tư chậm lại.

3. Kiên trì sẽ được đền đáp

Elon Musk cũng rất nổi tiếng với nguyên tắc làm việc của mình: “Kiên trì rất quan trọng. Bạn không nên bỏ cuộc trừ khi bạn bị buộc phải từ bỏ.” Musk tin rằng để thành công, mọi người sẽ cần phải làm việc “bán sống bán chết.”

Theo Musk, làm việc chăm chỉ hơn những người khác sẽ cải thiện tỷ lệ thành công của bạn. Ông nói: “Nếu người khác đang làm việc 40 giờ/tuần và bạn đang làm việc 100 giờ/ tuần thì ngay cả khi 2 người đang cùng hoàn thành một việc, bạn nên biết rằng mình sẽ đạt được thành quả trong 4 tháng, còn họ thì mất 1 năm.”

Thành công không đến dễ dàng. Elon Musk đã từng bị “hất cẳng” khỏi 2 công ty do ông đồng sáng lập là Zip2 và PayPal. Cả Tesla và SpaceX đều từng đứng trước bờ vực phá sản do hậu quả của cuộc suy thoái năm 2008 khiến nhiều người nghĩ Musk sẽ lại thất bại.

Bí quyết lập nghiệp của 2 người đàn ông giàu nhất nhì thế giới: Ai rồi cũng phải "ôm nợ" thôi! - Ảnh 2.
Thành công của Musk một phần là nhờ sự kiên trì. Ảnh: ABC News

Nhưng ông đã học được từ những sai lầm trước đây của bản thân để đi lên và đứng trên những đế chế do mình tạo ra. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có thể nhìn vào kinh nghiệm của Elon Musk để tìm nguồn cảm hứng và đạt được những cột mốc tài chính của riêng mình đã đặt ra.

4.  Tốc độ là “vũ khí bí mật”

Một công ty lớn với hàng chục nghìn nhân viên và hàng tỷ USD lợi nhuận bị đánh bại bởi một nhóm sinh viên bỏ học vừa ăn mì vừa khởi nghiệp trong garage ô tô? Nếu bạn không nghĩ điều này là khả thi, hãy nhìn vào thành công của Amazon.

Năm 1994, Amazon bước chân vào thị trường kinh doanh sách, nơi Barnes & Noble đang là bá chủ. Nếu Barnes & Noble cũng bán sách trực tuyến, Amazon sẽ bị xóa sổ trong vòng một nốt nhạc.

Hiểu rõ điều này, Jeff Bezos đã xác định, con đường duy nhất để giành chiến thắng là phải lớn mạnh thật nhanh. Họ cần đủ nhanh để bỏ xa Barnes & Noble, trong trường hợp gã khổng lồ này quyết định tham gia cuộc chiến bán hàng trực tuyến.

Rốt cuộc, chiến lược này của tỷ phú Amazon đã thành công. Mãi đến 3 năm sau, Barnes & Noble mới mở cửa hàng trực tuyến đầu tiên, nhưng đã chậm chân hơn Amazon rất nhiều.

Vì vậy, nếu bạn là một doanh nhân khởi nghiệp hay là sinh viên mới đi làm, nhanh nhạy với thời cuộc cũng là cách để tạo nên sự khác biệt.

Hoai An Le (Theo Nhịp Sống Thị Trường)

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Trí Tuệ Tỷ Đô Của Các Bậc Thầy Đầu Tư 2022

ĐẶT SÁCH NGAY

 

 

Các viết cùng chủ đề