fbpx

Cảnh báo về bẫy tâm lý cho nhà đầu tư mới

Đây là câu chuyện về cách tác giả – J L Collins đã phản ứng với thị trường trong thời điểm biến động cao và từ đó gửi gắm 1 thông điệp hữu ích về tâm lý đến những nhà đầu tư F0 và tương lai.

Những nhà đầu tư mới luôn sẽ bị ảnh hưởng tâm lý bởi cơn lốc cảm xúc của đám đông, điều đó thường hay dễ thấy nhất trong các sự kiện biến động cao.

Cảnh báo về bẫy tâm lý cho nhà đầu tư mới

William O’Neil đã từng chia sẻ trong bộ sách Làm giàu từ chứng khoán rằng bản thân ông không khuyến nghị những nhà đầu tư mới hoạt động khoảng 1 – 2 năm trên thị trường chứng khoán dùng margin bởi vì đây là giai đoạn mà nhà đầu tư mới nên ưu tiên việc tích lũy những trải nghiệm và việc không dùng margin sẽ tối thiểu được rủi ro cháy tài khoản quá sớm của họ. Những nhà đầu tư này đều sở hữu tâm lý còn “non yếu” và dễ dàng bị đánh lừa bởi thị trường, bởi đám đông. 

Cũng như sự thay đổi tâm lý của bạn khi nhìn một người nhảy dù từ trực thăng xuống sẽ rất khác với việc chính bản thân chúng ta tự trải nghiệm điều đó, thị trường từ góc nhìn của một người chưa tham gia sẽ khác với người đã bước chân vào, bạn sẽ dễ bị cuốn vào sự hoảng sợ của đám đông, và khả năng rất cao sẽ hành động giống họ vì bị sự chi phối mạnh mẽ từ cảm xúc sợ hãi. 

Nếu bạn không tin vào ảnh hưởng của tâm lý trong đầu tư thì hãy đọc trích đoạn chia sẻ sau trong ấn phẩm Con đường đi đến sự giàu có, từ nhà đầu tư đã có kinh nghiệm – J L Collins: 

Vào năm 1987, thời điểm mà sau này được gọi là Thứ Hai đen tối, tôi đã gọi cho người môi giới của mình sau một ngày rất bận rộn.

“Chào Bob,” tôi vui vẻ nói. 

“Mọi chuyện thế nào rồi”. 

Có một khoảng thời gian im lặng dài đằng đẵng. “Anh đang đùa đúng không?”, anh ấy nói. Giọng anh ta nghe thật kinh khủng.

 “Đùa về chuyện gì cơ?”. 

“Jim, chúng ta vừa trải qua cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử tài chính. Khách hàng đã la hét với tôi cả ngày hôm nay. Sự hoảng loạn ở khắp nơi. Thị trường đã giảm hơn 500 điểm. Hơn 22%”. 

Ngay lập tức tôi tham gia vào trạng thái choáng váng với phần còn lại của hành tinh. Thật khó để mô tả cảm giác này. Ngay cả trong cuộc Đại suy thoái, chúng ta cũng chưa từng chứng kiến một ngày như thế này. Và kể từ ngày trước đến nay cũng vậy. Quả thật, nó trông chẳng khác nào ngày tận thế của giới tài chính cả.

Một tuần sau, tạp chí Time xuất bản với trang bìa mang dòng chữ rất lớn tuyên bố: Sự sụp đổ – Sau một tuần lễ điên cuồng trên Phố Wall, thế giới đã khác. Tất nhiên, họ đã sai hoàn toàn. Các sự sụt giảm, thậm chí là những sự cố sụp đổ lớn như thế này, là một phần bình thường trong quá trình tài chính. 

Như bất kỳ nhà đầu tư có học thức nào khác, tôi biết rằng thị trường luôn biến động. Tôi biết rằng trong cuộc viễn hành đi lên của nó sẽ có thể và sẽ luôn có những đợt giảm mạnh, những đợt điều chỉnh và những lúc thị trường xuống giá. Tôi biết rằng cách tốt nhất là kiên định và không hoảng sợ. Nhưng còn sự kiện này ư? Đây là một hệ quy chiếu hoàn toàn khác.

Tôi đã giữ vững không bán tháo trong ba hoặc bốn tháng. Cổ phiếu tiếp tục giảm đến mức thấp hơn bao giờ hết. Tôi biết điều này là bình thường, nhưng đáng tiếc là tôi chỉ biết nó ở mức độ lý trí mà thôi. Tôi vẫn chưa học nằm lòng nó đủ sâu. Cuối cùng, tôi đã không thể tiếp tục kiên định và bán ra.

Cảnh báo về bẫy tâm lý cho nhà đầu tư mới

Tôi đã không đủ cứng rắn. Ngày mà tôi bán ra, giá cổ phiếu đang ở mức khá gần với mức vốn không phải vấn đề lớn. Sau đó, như mọi khi, thị trường lại bắt đầu quá trình leo dốc quen thuộc của nó. Thị trường luôn đi lên.

Phải mất một năm hoặc lâu hơn tôi mới bắt đầu lấy lại tinh thần và trở lại thị trường. Lúc đó, nó đã vượt qua mức cao nhất nó từng đạt được trước ngày Thứ Hai đen tối. Tôi đã phải xoay sở để khoá lỗ, đồng thời phải trả một khoản phí để có thể trở lại vị trí đầu tư ban đầu. Khoản phí đó không hề rẻ. Thật là ngu ngốc. Đó là một sự thất bại đáng xấu hổ của nghị lực. Tôi đã không đủ vững tâm.

Nhưng bây giờ tôi đã khác rồi. Sai lầm năm 1987 đã dạy tôi cách để vượt qua tất cả những cơn bão có thể ập đến trong tương lai, bao gồm cả cơn bão tài chính cấp 5, năm 2008. Nó dạy cho tôi sự kiên định, và cuối cùng nó giúp tôi kiếm được nhiều tiền hơn nhiều so với mức chi phí đắt đỏ tôi phải bỏ ra cho bài học trong quá khứ. 

Như một trong những độc giả trên blog của tôi đã nói: “Chúng ta đã tiếp tục cuộc hành trình, và sự hoảng loạn chỉ là món ăn phụ trong đó mà thôi”. 

============================

Chúng ta rút ra được gì từ câu chuyện đầu tư trên hay từ chính câu chuyện của chúng ta?

Đây là câu chuyện thường ngày của các nhà đầu tư mới trên thị trường chứng khoán, J L Collins đã từng là bất kỳ ai trong chúng ta và bài học về quản trị tâm lý và đầu tư mà ông phải trả có lẽ cũng không khác gì mấy. Nhưng sau đó, chúng ta học được một bài học về bản chất thị trường, nhưng William O’Neil đã chia sẻ: Không có cổ phiếu nào tăng mãi và ngược lại – Hãy chọn ra cho bản thân một phương pháp đầu tư hiệu quả (gợi ý: Phương pháp 4M hoặc phương pháp CANSLIM), chờ đợi thời điểm thích hợp để hành động và tuân thủ theo đúng quy tắc cắt lỗ – chốt lời từ phương pháp đó thì bạn sẽ chắc chắn an toàn và kiếm được lợi nhuận tốt trên thị trường. 

Nguồn: Happy Live Team

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Con đường đi đến sự giàu có

ĐẶT SÁCH NGAY

 

Các viết cùng chủ đề