Check lại 5 điều dưới đây, trước khi quyết định nghỉ việc
Nghỉ việc ngay khi biết một nhân viên mới được bổ nhiệm, dù mình đã làm 6 năm, người đàn ông 42 tuổi hối hận. Cùng Happy Live check lại 5 điều dưới đây, trước khi quyết định nghỉ việc.
Matthew (tên thật nhân vật), 42 tuổi là Quản lý điều hành tại một nhà cung cấp nội thất văn phòng. Khi công ty của anh quay trở lại làm việc sau đại dịch, một nhân viên mới đã được bổ nhiệm vào vị trí anh đinh ninh sắp thuộc về mình. Anh tức giận thu dọn đồ đạc, nghỉ việc ngay khi biết tin này dù đã gắn bó với công ty 6 năm. Tuy nhiên hiện tại anh đang hối hận về quyết định của mình. Dưới đây là câu chuyện của Matthew.
Một vài tháng trước phong tỏa, công ty đã tuyển một nhân viên mới – tới từ một ngành công nghiệp hoàn toàn khác. Lúc ấy tôi chỉ chợt nghĩ người này không có nhiều kinh nghiệm quản lý dự án.
Trong văn phòng bắt đầu xuất hiện một vài lời đồn đại rằng đang có đề xuất thăng chức cho tôi.
Tôi đã nói chuyện với trợ lý giám đốc và người khẳng định với tôi rằng tôi đang là ứng viên sáng giá cho vị trí sắp được bổ nhiệm. Nếu suôn sẻ, lương của tôi tăng 20%, lên gần 75.000 USD.
Khi dịch Covid-19 lan rộng, công ty tôi gặp khó khăn do không có nhiều doanh nghiệp mua nội thất văn phòng nữa. Tất cả đều bị mắc kẹt khi các lệnh phong tỏa được đưa ra và tôi bị tạm cho thôi việc. Trong một khoảng thời gian, tôi thất nghiệp trong khi vị trí đề bạt kể trên cũng bị tạm hoãn.
Trong khoảng thời gian đó, tôi đã tập trung vào công việc riêng của mình như xây dựng các website ngách và làm tiếp thị liên kết. Tháng 3 vừa qua, công ty tôi bắt đầu yêu cầu nhân viên quay trở lại văn phòng.
Ngày 19/4, chúng tôi quay lại văn phòng lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát. Trong tuyên bố của công ty, tôi được thông báo rằng nhân viên mới vào mà tôi kể ở trên đã được thăng chức.
Ngay sau khi đọc thông báo đó, tôi đã bực tức hét lớn.
Thành thật mà nói, tôi không nhớ nhiều về khoảnh khắc đó nhưng có một điều chắc chắn là tôi đã buôn một vài lời khó nghe ngay trước mặt sếp, giải thích rằng sau 6 năm tại công ty, tôi xứng đáng được thăng chức
Sau đó, tôi thu gom tất cả đồ đùng cá nhân trên bàn làm việc và phi ra khỏi cửa công ty ngay lập tức. Tôi nhớ rõ tay mình còn run rẩy khi lái xe về nhà.
Giờ ngồi nghĩ lại, tôi thấy mình chưa sẵn sàng nghỉ việc
Thực sự mà nói tôi chưa bao giờ bận tâm về công việc của mình. Tôi cũng chưa bao giờ thấy thích thú với công việc nhưng tôi không ngại đi làm.
Suốt 6 năm, tôi chỉ đi muộn 3 ngày làm việc dù có 2 con nhỏ. Tôi tin mình là một nhân viên ưu tú nhưng việc bổ nhiệm của công ty khiến tôi bực tức. Đây là công việc đầu tiên tôi từng bỏ.
Tôi không nghĩ mình sẽ phát điên nếu người được bổ nhiệm có nhiều kinh nghiệm hơn tôi
Tôi sẽ chấp nhận, xem đó như để học hỏi và có lẽ sắt bắt đầu tìm các cơ hội khác sau đó. Tuy nhiên bởi việc bổ nhiệm là cho một người không có kinh nghiệm trong ngành, tôi thực sự thấy vô lý.
Tôi luôn muốn làm một điều gì cách mạng so với công việc làm đều dặn 9 giờ sáng tới 5 giờ chiều nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bỏ việc theo cách này.
Tôi không thích đưa ra những quyết định quan trọng dựa trên cảm xúc. Việc đó không giống tính cách của tôi. Nhưng tôi không luyến tiếc điều đó. Tôi có tiền tiết kiệm nhưng tôi sẽ có sự tự do tài chính nhiều hơn nếu có sự chuẩn bị trước khi đưa ra quyết định như vậy.
Đây có lẽ cũng là một câu chuyện thường gặp mà chúng ta hoặc bạn bè chúng ta đã từng chứng kiến. Một nhân sự mới được tuyển dụng, một cộng sự ít tuổi hơn nhưng lại được thăng tiến còn chúng ta vẫn cứ mãi “giậm chân tại chỗ”.
Dưới đây là 5 gợi ý bạn cần check, trước khi quyết định nghỉ việc:
1. Bạn có đang đưa ra quyết định này trong trạng thái mất bình tĩnh không?
Với bất kỳ ai muốn nghỉ việc hay đang cảm thấy buồn bực vì công việc, điều đầu tiên bạn nên làm là giữ bình tĩnh. Phân tích được mất và quyết định dựa trên sự logic.
Có phải là do họ không hài lòng với công việc hiện tại, hay là do họ đã tìm được một cơ hội mới tốt hơn? Việc xác định rõ lý do nghỉ việc sẽ giúp người lao động đưa ra quyết định đúng đắn.
2. Bạn có đề xuất được trao đổi trực tiếp với quản lý về vị trí và vấn đề tăng lương/thăng tiến?
Thông thường, chúng ta thường cho rằng bản thân càng có thâm niên thì thu nhập sẽ càng cao hoặc cơ hội thăng tiến sẽ càng rộng mở. Tuy nhiên, công ty sẽ luôn có những đánh giá về mức độ tăng lương – thăng tiến về hiệu suất và giá trị làm việc. Đừng nghĩ rằng cắm rễ công ty càng lâu, bạn càng được công nhận hay thăng tiến là lẽ dĩ nhiên.
Hãy có cuộc gặp riêng với quản lý, lãnh đạo trực tiếp để trình bày về vấn đề này, bởi nhân viên công sở khi muốn nghỉ việc sẽ thường có 3 lý do trọng yếu:
1. Muốn nghỉ việc để thực hiện các mục tiêu lớn hơn trong đời
2. Có sự xung đột trong tiền lương – quyền lợi và các phúc lợi
3. Toxic công sở
3. Tình hình tài chính
Người lao động cần cân nhắc xem họ có đủ tài chính để trang trải cho cuộc sống trong thời gian tìm kiếm công việc mới hay không. Bởi lẽ, việc nghỉ việc có thể khiến họ gặp khó khăn về mặt tài chính, đặc biệt là trong thời gian đầu.
Để có thêm nhiều lựa chọn công việc sau khi nghỉ việc, hãy dự trù một khoản tiết kiệm 3-6 tháng.
4. Kế hoạch sau khi nghỉ việc
Không có sự chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại. Người lao động cần có kế hoạch cụ thể cho cuộc sống sau khi nghỉ việc. Họ sẽ làm gì, ở đâu, và khi nào? Việc có kế hoạch rõ ràng sẽ giúp người lao động định hướng được tương lai của mình.
5. Tham khảo thêm một số câu hỏi mở dưới đây
Dưới đây là một số câu hỏi cụ thể mà người lao động có thể tự đặt ra cho bản thân để cân nhắc trước khi quyết định nghỉ việc:
– Tôi có thực sự không hài lòng với công việc hiện tại hay không?
– Tôi có thể làm gì để cải thiện tình trạng hiện tại?
– Tôi có sẵn sàng chấp nhận những rủi ro khi nghỉ việc hay không?
– Tôi có thể tìm được một công việc mới tốt hơn hay không?
Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp người lao động đưa ra quyết định nghỉ việc đúng đắn và phù hợp với bản thân.
Happy Live Team
Nguồn: Cafebiz, team biên tập & bổ sung
Có thể bạn quan tâm: THUẬT LÃNH ĐẠO NƠI CÔNG SỞ