fbpx

Chứng khoán sẽ biến động thế nào khi NHNN tăng lãi suất điều hành 1%?

Lịch sử cho thấy, kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều lần nâng lãi suất chủ yếu qua việc siết chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Và mỗi một lần nâng lãi suất, đều có mức độ ảnh hưởng nhất định đến thị trường chứng khoán…

chung-khoan-se-bien-dong-the-nao-khi-ngan-hang-nha-nuoc-nang-lai-suat-dieu-hanh-1

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định tăng 100 điểm cơ bản đối với một loạt các lãi suất điều hành chủ chốt. Các mức lãi suất mới sẽ chính thức áp dụng từ ngày 25/10/2022.

Lịch sử cho thấy, kể từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam thành lập, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều lần nâng lãi suất chủ yếu qua việc siết chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Và mỗi một lần nâng lãi suất, đều có mức độ ảnh hưởng nhất định đến thị trường chứng khoán.

Trong bối cảnh hiện tại, việc Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán?

Ngắn hạn có biến động

Trong báo cáo vừa cập nhật, Dragon Capital cho rằng, trong môi trường lãi suất tăng, mức lợi nhuận kỳ vọng đối với thị trường chứng khoán sẽ khó vượt trội. Ngắn hạn, thị trường sẽ có nhiều biến động phụ thuộc vào diễn biến trên thế giới.

Tuy nhiên, ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài đối với Việt Nam có mức độ thấp hơn nhiều so với các nước mới nổi và không mang tính hệ thống. Việt Nam cũng không thuộc nhóm quốc gia bị tác động bởi hậu quả của những chính sách không đúng đắn.

Mặc dù tăng trưởng có khả năng giảm tốc vào năm sau, tuy nhiên sẽ chỉ là chậm lại không phải tăng trưởng âm. Thị trường Việt Nam có triển vọng về lợi nhuận vượt trội trong nhóm các thị trường mới nổi trong khi rủi ro ở mức độ thấp hơn nhờ nội tại vĩ mô ổn định.

“Lịch sử cho thấy nhà đầu tư thường mất mục tiêu đầu tư dài hạn bởi những biến động ngắn hạn và quay lại khi thị trường đã hồi phục hoặc đã rất nóng. Do đó, mức lợi nhuận kỳ vọng không còn hấp dẫn. Nhà đầu tư vẫn nên kiên trì theo đuổi kế hoạch tài chính đã đặt ra”, quỹ này nhấn mạnh.

Ngành nào hưởng lợi, bất lợi

Nhìn lại lịch sử các loại lãi suất điều hành, có thể thấy rằng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang xoay chiều từ việc giảm mạnh để hỗ trợ nền kinh tế do Covid sang giai đoạn tăng lãi suất để phù hợp hơn với thực tế do áp lực lạm phát và đồng USD tăng giá tạo ra.

Ngoài lãi suất điều hành, Ngân hàng Nhà nước còn tăng mức trần các lãi suất huy động ngắn hạn, chứng tỏ được câu chuyện rằng Ngân hàng Nhà nước chấp nhận việc lãi suất huy động tăng và tương lai còn có thể tiếp tục tăng nữa.

Chính vì vậy, nhìn chung nền lãi suất huy động tăng và giá vốn huy động bình quân của ngành ngân hàng sẽ tăng. Nếu thực hiện theo kêu gọi của Thủ Tướng về việc giữ ổn định lãi suất cho vay thì rõ ràng NIM của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng trong giai đoạn này.

Với các doanh nghiệp phi tài chính và sản xuất thì doanh nghiệp nào vay nợ nhiều sẽ làm gia tăng chi phí tài chính rõ ràng và tiền mặt nhiều là một lợi thế khi hưởng lợi tương đối với các khoản gửi tiết kiệm ngắn trung dài hạn của doanh nghiệp đó.

Một số nhóm ngành hưởng lợi khi Ngân hàng Nhà nước nâng lãi suất huy động gồm nhóm tiền mặt nhiều, nợ ít, xuất khẩu thu ngoại tệ, bảo hiểm. Ngược lại, nhóm bị ảnh hưởng xấu như bất động sản, vật liệu xây dựng, quy mô nợ trên vốn chủ sở hữu cao…

Việc lãi suất huy động có xu hướng tăng khiến cho thanh khoản hệ thống có thể được cải thiện nhưng nhưng đầu ra hiện nay vẫn đang bị tắc ở room tín dụng khiến cho dòng vốn chưa được khai thông cho nền kinh tế.

“Lãi suất điều hành tăng có thể tác động tiêu cực đến nhóm có đòn bẩy cao như một số cổ phiếu thuộc nhóm xây dựng, bất động sản, Hàng không… Nhóm ngân hàng cũng sẽ bị tác động khi chi phí huy động tăng nhưng đầu ra chưa được khai thông. Ngược lại, tác động tích cực đó là những nhóm có tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản cao và nhóm Bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm phi nhân thọ’, ông Linh nhấn mạnh.

Tiến Phát

vneconomy

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề