fbpx

Đảm bảo tiết kiệm hàng đống tiền với phương pháp JARS

Có rất nhiều phương pháp tiết kiệm đã được kiểm chứng. Trong đó có thể kể đến là  phương pháp JARS. 

Phương pháp JARS là gì?

JARS – phương pháp theo nguyên tắc 6 chiếc hũ là một công thức quản lý tài chính cá nhân được áp dụng khắp thế giới từ hàng chục năm nay. Phương pháp này do T. Harv Eker – bậc thầy trong các buổi diễn thuyết lĩnh vực tài chính, kinh tế và con người – đề cập đến trong cuốn sách Secrets of the Millionaire Mind (Bí mật tư duy triệu phú). Người ta thường gọi phương pháp này là phương pháp 6 chiếc lọ.

Theo phương pháp này, tôi đã chia đều thu nhập của mình cho 6 cái lọ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân như sau:

  • Khoản chi tiêu thiết yếu
  • Tiết kiệm trong dài hạn
  • Chi cho giáo dục
  • Khoản hưởng thụ
  • Quỹ tự do tài chính
  • Phần cho đi

Đảm bảo tiết kiệm hàng đống tiền với phương pháp JARS

Thông thường mỗi khi nhận được bất cứ nguồn thu nhập nào (từ lương, thưởng, được tặng, bán đồ,…), tôi đều chia tiền của mình theo đúng tỷ lệ và bỏ vào mỗi lọ tương ứng. Cụ thể mỗi lọ như sau:

1. Khoản chi tiêu thiết yếu – NEC 55%

Có rất nhiều khoản mà mỗi chúng ta cần phải chi trong cuộc sống hàng ngày như tiền thuê nhà, điện nước, ăn uống, đi lại… Chiếc lọ đầu tiên chính là nơi cất giữ khoản tiền dành cho những chi tiêu cần thiết này. Mỗi tháng tôi lại để 55% thu nhập của mình vào lọ này.

Tuy nhiên… Khoảng thời gian đầu, khoản chi thiết yếu của tôi hầu như đều vượt quá 55%. Vì vậy tôi đã phải điều chỉnh lại con số một chút, nhưng cũng không để kéo dài lâu. Sau đó để con số trở lại theo đúng tiêu chuẩn, tôi đã tìm các kiếm thêm thu nhập bằng một vài cách mà tôi sẽ đề cập đến trong phần sau.

2. Tiết kiệm trong dài hạn – LTSS 10%

Chiếc lọ thứ 2 này tôi dùng để đựng 10% thu nhập của mình mỗi tháng và không đụng đến nó trong một khoảng thời gian dài. Bạn còn nhớ những mục tiêu mà tôi đã nhắc đến ở phần lập kế hoạch không? Đây chính là khoản tiền để dùng cho những mục tiêu đó. Vì vậy… Đừng tiêu chúng cho đến khi đạt được mục tiêu tiết kiệm của mình.

3. Chi cho giáo dục đào tạo – EDU 10%

Ngay từ ban đầu tôi đã xác định đầu tư vào bản thân là khoản đầu tư quan trọng nhất. Vì thế tất nhiên không thể thiếu khoản tiền dành riêng cho giáo dục đào tạo được. Tại sao ư?

Bạn thử nghĩ mà xem… Khi mà bạn học được nhiều hơn, kỹ năng tốt hơn, chắc chắn giá trị bản thân sẽ được nâng cao. Từ đó mà việc thăng tiến hoặc tìm một công việc lương cao hơn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Vì thế chỉ với 10% thu nhập mỗi tháng, tôi dùng khoản tiền trong lọ này để mua sách, đăng ký các khóa học online cũng như offline về nâng cao kỹ năng liên quan đến công việc của mình.

Đảm bảo tiết kiệm hàng đống tiền với phương pháp JARS

4. Khoản hưởng thụ – PLAY 10%

Đúng với tên gọi, tài khoản này sinh ra dành cho tất cả những nhu cầu về sở thích cá nhân của bạn…để bạn được “hưởng thụ”. Đây cũng là khoản mà tôi yêu thích nhất, vì trong khoảng 10% thu nhập của mình, tôi có thể mua bất cứ những gì mình muốn, giải trí với những cuộc vui với bạn bè. Thậm chí có những tháng tôi để dành dồn lại vài tháng và làm một chuyến du lịch, vừa để vui chơi vừa thư giãn giảm stress trong công việc.

Tuy nhiên khoảng thời gian đầu tôi có vượt quá giới hạn một chút. Điều này cũng khó tránh vì vốn là khoản chi tùy thích nên nhiều khi rất khó kiềm chế được bản thân. Nhưng việc này không hề tốt một chút nào, vì vậy các tháng sau đó tôi đã cố gắng điều chỉnh và kiểm soát chặt chẽ khoản chi này.

Hãy nhớ… Đây là một khoản chi tiêu bắt buộc, dù bạn có “hà tiện” thế nào thì vẫn cần để ra một phần cho bản thân.

5. Quỹ tự do tài chính – FFA 10%

Bạn có nhớ anh bạn thứ hai tôi kể ở trên? Điều gì đã giúp anh ấy mua được nhà chỉ trong thời gian ngắn như vậy? Một phần chính là nhờ khoản 10% này.

Về bản chất, chỉ bằng tiết kiệm thôi bạn sẽ phải mất rất lâu mới đạt được mục tiêu tài chính của mình. Chính vì vậy rất cần có những khoản tiền như thế này để bạn kiếm thêm thu nhập ngoài khoản lương cố định hàng tháng của mình. Cá nhân tôi cũng bỏ tiền trong khoản này để đầu tư vào một quỹ mở do không có nhiều thời gian tìm hiểu chứng khoán để tự đầu tư. Khoản đầu tư của tôi vẫn đang duy trì rất ổn định với mức lãi suất 15%/năm.

6. Khoản cho đi – GIVE 5%

Hãy nhớ: Cho đi thì sẽ được nhận lại. 

Đó là một triết lý đã trở thành điều hiển nhiên trong cuộc sống. Có khoản dành cho mình thì hẳn là cũng nên để một khoản cho những người xung quanh mình.

 

Tại sao? Bạn đừng nên tiếc 5% này, nó không thừa chút nào đâu. Khoản tiền này không chỉ giúp bạn có thêm niềm vui khi giúp đỡ được người khác, mà có thể còn khiến bạn nhận được nhiều lợi ích hơn nữa.

Chú ý:

Điều quan trọng nhất là gì? “Bạn không được dùng tiền của lọ này bỏ vào lọ khác.” Bạn nên duy trì đúng tỷ lệ. Nếu lọ nào thiếu, hãy điều chỉnh cắt giảm cho phù hợp. Nếu có lọ thừa, hãy cứ để dành đó và tiêu vào các tháng kế tiếp hoặc dùng cho các trường hợp khẩn cấp.

Nguồn: Govalue

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường

Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề