fbpx

Đầu tư: Hãy cẩn trọng trước các giao dịch mua của cổ đông nội bộ

Đầu tư: Hãy cẩn trọng trước các giao dịch mua của cổ đông nội bộ. Gần đây, có nhiều cổ đông nội bộ của các công ty niêm yết đã đăng ký mua cổ phiếu của công ty khi giá đã tăng nhiều lần từ đáy, thậm chí có dấu hiệu đỉnh cao trào. Sau đó thì nhiều trong số các cổ phiếu này bị điều chỉnh rất mạnh.

Nhiều người dễ dàng tin rằng nội bộ mua nhiều chắc chắn là tốt, nên mua ở giá chỉnh mạnh này hời hơn cả giá mà cổ đông nội bộ mua, thế nên mạnh dạn giải ngân mua vào. Nhiều người trót mua giá cao nhưng nhất quyết không bán ra vì tin rằng theo cổ đông nội bộ là không thể chết được. Thế nhưng sự thật thì sao, mua hoặc giữ theo cổ đông nội bộ có phải là cách đầu tư thông minh hay không?

Thực tế thì việc mua vào của cổ đông nội bộ là một tiêu chí quan trọng khi chọn cổ phiếu tiềm năng, nhưng hãy cẩn trọng trước các giao dịch mua đáng ngờ của cổ đông nội bộ như được đề cập trong các tình huống sau đây, rất cỏóthể việc mua của nội bộ chỉ là một cái bẫy.

– Mua tượng trưng: thỉnh thoảng giám đốc điều hành/cổ đông nội bộ sẽ thực hiện các giao dịch mua lượng nhỏ với cổ phiếu của doanh nghiệp mình trên thị trường mở nhằm củng cố niềm tin vào cổ phiếu. Nếu công ty ổn định và cổ phiếu đang xây dựng nền giá vững chắc, hành động mua tượng trưng có thể là một thông điệp ngầm bảo cổ đông dài hạn cứ tiếp tục nắm giữ cổ phiếu. Đối với các công ty đang trong tình trạng hỗn loạn, nhiều khả năng hành động mua tượng trưng không phản ánh thay đổi về mặt cơ bản trong tương lai công ty. Hành động mua tượng trưng có khi chỉ là một phương tiện để bơm giá cổ phiếu. Nếu cổ phiếu công ty có nguy cơ bị hủy niêm yết, người nội bộ sẽ làm mọi cách để thao túng đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn.

Đầu tư: Hãy cẩn trọng trước các giao dịch mua của cổ đông nội bộ

– Cẩn thận với các giao dịch mua trên thị trường mở ở mức giá chênh lệch đáng kể so với giá thị trường hiện tại. Đây có thể là giao dịch mua từ cách đây khá lâu. Cẩn thận với các giao dịch mua nội bộ khi cổ phiếu đã tăng giá quá nóng, rất có thể đây chỉ là hành động sang tay để thao túng giá, kích cầu cho cổ phiếu và tạo tâm lý lạc quan cho những người đang nắm giữ. 

– Hãy coi chừng các giao dịch chuyển nhượng cổ phiếu uỷ thác, chuyển nhượng trong gia đình và các bên liên quan. Nhiều trường hợp, khi giám đốc điều hành chuyển nhượng cổ phiếu cho một bên liên quan, thoạt nhìn ta cứ tưởng đó là giao dịch mua hoặc bán. Nếu kiểm tra hồ sơ thực tế, bạn sẽ thấy hồ sơ nêu rõ liệu đó có phải giao dịch chuyển nhượng với các bên liên quan hay không.

– Hãy coi chừng giao dịch mua sau sự kiện xấu. Khi công ty thông báo thông tin xấu như lợi nhuận kém, cổ phiếu của công ty có thể cắm đầu lao dốc. Vài ngày sau, bạn có thể thấy các giao dịch mua của người nội bộ được nộp lên Uỷ Ban Chứng Khoán. Thông thường kiểu mua này là vị thế lỗ trong trung hạn. Suy cho cùng, giám đốc điều hành KHÔNG phải nhà giao dịch như chúng ta. Sau cú rơi mạnh, họ có thể thấy “giá trị” ở cổ phiếu và mua vào cổ phiếu với góc nhìn “rất dài hạn”. Hoặc cũng có thể tình hình công ty nghiêm trọng đến nỗi các giao dịch mua chỉ là mánh lới nhằm xoa dịu công chúng. Cẩn thận kẻo bị lừa.

– Mua lại cổ phiếu: Các nhà đầu tư nghiệp dư luôn hào hứng khi thấy doanh nghiệp mua lại cổ phiếu của chính họ. Thật không may, việc mua lại cổ phiếu hiếm khi là tín hiệu cho thấy cổ phiếu sẽ vượt trội trong tương lai. Trong thực tế, lắm lúc hành động mua lại cổ phiếu còn báo hiệu điều hoàn toàn ngược lại. Hoạt động mua lại cổ phiếu của công ty diễn ra sôi động nhất vào năm 2007, thời điểm này, hầu hết mọi công ty trong S&P 500 đều tuyên bố mua lại lượng cổ phiếu khổng lồ. Một năm sau đó, nhiều cổ phiếu trong số này giảm hơn 80%. Phải có lý do gì đó, nhưng hầu hết các công ty gần như không bao giờ mua lại cổ phiếu của họ đúng ngay đáy. Tương tự, hoạt động sáp nhập cũng không bao giờ xảy ra ở vùng đáy. Hoạt động sáp nhập hầu như luôn xảy ra ở đỉnh chu kỳ lớn. Các công ty đăng ký mua lại cổ phiếu không phải là lý do để chúng ta mua cổ phiếu đó.

– Điều cuối cùng tôi muốn nhắc là có thể có khoảng cách đáng kể về thời gian từ khi người nội bộ mua đến lúc cổ phiếu chạy giá. Nhiều lúc người nội bộ mua vì một chất xúc tác phải đến vài quý sau mới xuất hiện. Bởi lý do này, tốt nhất là kiên nhẫn đứng ngoài chờ đợi cho đến khi đồ thị của cổ phiếu bắt đầu phát tín hiệu mua chuẩn.

– Mặc dù giao dịch mua nội bộ có thể cung cấp năng lượng đáng kể cho siêu cổ phiếu, nó chỉ trở thành dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy cổ phiếu sẽ tăng giá trong tương lai khi kết hợp với các yếu tố cơ bản thiết yếu khác. Tôi không bao giờ mua một cổ phiếu chỉ vì nó có người nội bộ mua mà không đi kèm dấu hiệu cơ bản khác. Tôi lướt qua từng đơn đăng ký mua nội bộ mỗi tối và tôi đảm bảo với bạn 90% các cổ phiếu này không vượt trội so với thị trường. Chỉ khi kết hợp với các yếu tố cần thiết khác thì cá chép mới hóa rồng.

Nguồn: Sách Làm giàu từ siêu cổ phiếu

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường

Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề