fbpx

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 12 – Bước 1: NỢ

Sau khi đã đi qua 5 chỉ số tài chính là ROIC, Doanh thu, EPS, BVPS, OCF, chúng ta cần xem xét tiếp tới Nợ. Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp không thể thiếu yếu tố “đòn bẩy”, tức là vay tài chính. 

dau-tu-theo-phuong-phap-4m-phan-12-buoc-1-no

Nợ phải trả (Liabilities)

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01 định nghĩa như sau: “Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình”.

Nợ phải trả của một doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ phải trả thông thường, dự phòng nợ phải trả và nợ tiềm tàng.

Các khoản nợ phải trả thông thường được phản ánh trên bảng cân đối kế toán là các khoản nợ được xác định chắc chắn về thời gian và giá trị, như mua hàng hóa chưa trả tiền cho người bán, vay ngân hàng hay phải trả công nhân viên.

Dự phòng nợ phải trả là khoản nợ phải trả chưa có sự chắc hắn về giá trị và thời gian nhưng đã có những ước tính đáng tin cậy, còn nợ tiềm tàng là khoản nợ phải trả chưa có sự chắc chắn về thời gian, giá trị và không có ước tính tin cậy.

Ví dụ, theo quy định hiện hành, các công ty xây dựng phải trích lập dự phòng bảo hành các công trình xây dựng không vượt quá 5% tổng giá trị công trình.

Phân loại nợ 

Nợ phải trả được trình bày trên bảng cân đối kế toán bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 12 - Bước 1: NỢ

Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn trả vòng một năm, gồm các khoản:

– Vay ngắn hạn;

– Khoản nợ dài hạn đến hạn trả;

– Các khoản tiền phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu;

– Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước;

– Tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho người lao động;

– Các khoản chi phí phải trả;

– Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn;

– Các khoản phải trả ngắn hạn khác.

Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời hạn trả trên một năm, gồm các khoản:

– Vay dài hạn cho đầu tư phát triển;

– Nợ dài hạn phải trả;

– Trái phiếu phát hành;

– Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn;

– Thuế thu nhập hoãn lại phải trả;

– Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm;

– Dự phòng phải trả.

Trong quá trình tìm kiếm doanh nghiệp, chúng ta sẽ quan tâm đặc biệt tới Nợ dài hạn nhiều hơn Nợ ngắn hạn vì khoản này được dùng để đầu tư dài hạn, đáp ứng cho nhu cầu như xây dựng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Thời hạn vay càng dài thì những biến động trong tương lai càng có khả năng ảnh hưởng lớn tới doanh nghiệp. Có thể những thay đổi về yếu tố kinh tế, tự nhiên, công nghệ, văn hóa,… hay những sự kiện “thiên nga đen”.

Bên cạnh đó, khi vay nợ tài chính dài hạn, lãi suất cho vay cũng là một yếu tố cần chú ý. Bên cạnh chi trả vốn vay ban đầu, doanh nghiệp còn phải có nghĩa vụ chi trả lãi vay. Vì vậy nếu doanh nghiệp vay nợ quá nhiều để đầu tư phát triển nhưng mức lợi nhuận không tăng trưởng phù hợp cũng sẽ khiến doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn và có khả năng vỡ nợ.

Vì vậy mà để đảm bảo an toàn tài chính doanh nghiệp, nợ dài hạn không nên vượt quá lợi nhuận trong 3 năm.

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đọc báo cáo tài chính, xác định giá cả giá trị cổ phiếu như

Warren Bufffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề