Thứ tư, 20-01-2021 | 11:00 GMT+7
Thị trường chứng khoán là nơi sinh ra cơ hội làm giàu hấp dẫn, nhưng cũng luôn tiềm tàng những rủi ro. NĐT Howard Marks cho rằng: “Rủi ro chỉ biến mất khi bạn thật sự quên nó”. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về rủi ro, cũng như cách phòng tránh.
Dành cho các bạn lần đầu tìm hiểu về thị trường tài chính, về đầu tư nói chung, thì chuỗi series Đầu Tư – Từ Đâu này sẽ cung cấp cho các bạn một kiến thức cơ bản nhất, từ đó bạn có thể tham gia thị trường tài chính với một sự tự tin cao.
Rủi ro là một thuật ngữ khó đạt được sự thống nhất về mặt khái niệm do các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, khi nói đến rủi ro thì người ta thường liên tưởng tới điều gì đó không tốt, không mong đợi sẽ xảy ra. Về mặt tài chính thì rủi ro là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng. Nếu chênh lệch này càng lớn, thì rủi ro càng lớn.
Có nhiều cách khác nhau để phân loại rủi ro, nhưng theo khía cạnh về mặt tài chính cá nhân thì có hai loại rủi ro tài chính chủ yếu sau
Là loại rủi ro tác động tới toàn bộ thị trường hoặc hầu hết các loại chứng khoán. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như lạm phát, sự thay đổi tỉ giá hối đoái, lãi suất v.v., đó là các yếu tố nằm ngoài công ty, không thể kiểm soát được. Rủi ro có thể dẫn đến sự sụt giảm giá trị của các khoản đầu tư trong một thời kỳ.
Là loại rủi ro chỉ tác động đến một chứng khoán hoặc một nhóm nhỏ các chứng khoán, rủi ro này làm ảnh hưởng đến ít số lượng công ty hoặc đầu tư hơn. Nhìn chung, rủi ro cụ thể liên quan đến khoản đầu tư vào một sản phẩm, công ty hay ngành công nghiệp đặc thù. Rủi ro này thường do các yếu tố nội tại của công ty gây ra và nó có thể kiểm soát được.
Rủi ro hệ thống có thể được loại bỏ thông qua một số cách như phòng ngừa rủi ro, phân bổ tài sản. Trái với rủi ro phi hệ thống có thể được loại bỏ thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Tính thanh khoản được hiểu đơn giản là việc có nhiều người mua và người bán sẵn sàng tham gia mua bán trên TTCK hay không – hay cũng có thể được hiểu là bạn có dễ dàng mua bán cổ phiếu hay không. Điều này được cho là một trong những vấn đề sống còn trong đầu tư.
Mỗi cổ phiếu đều có một mức thanh khoản khác nhau, có công ty được giao dịch hàng triệu cổ phiếu trong 1 ngày, cũng có công ty mỗi ngày chỉ được giao dịch vài nghìn cổ phiếu. Hãy chú ý đến thanh khoản của cổ phiếu trước khi quyết định đầu tư, bởi bạn sẽ không muốn nắm trong tay 1 lượng cổ phiếu lớn và không thể bán được trên thị trường trong 1 thời gian dài vì không có người mua!!
Tính minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn là một điều khiến cho nhiều NĐT nghi ngờ. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư chứng khoán phải tìm hiểu rất kỹ và tìm cách phân biệt giữa những gì “người ta muốn cho mình thấy” và những gì “mình cần thấy”.
Các công ty chứng khoán có rất nhiều quy định và ràng buộc khi bạn mở tài khoản (như về call margin, kí qũy,…). Vì vậy hãy xem xét và cân nhắc kĩ khi đọc hợp đồng vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư của bạn
Đây được xem như là 1 trong những rủi ro chính và chiếm phần lớn đối với các nhà đầu tư. Thực sự thị trường chứng khoán hầu như luôn có những đợt biến động mạnh từ các tin tức như chiến tranh, giá dầu, lãi suất, phá giá tiền tệ … kéo theo đó là sự giảm giá hay lên xuống thất thường của thị trường. nên hãy luôn chuẩn bị tinh thần đón nhận.
Mặc dù vậy có những đợt giảm giá chứng khoán rất mạnh trong ngắn hạn lại là một cơ hội kiếm lợi nhuận tốt cho các nhà đầu tư chứng khoán có kinh nghiệm hay đem đến cơ hội mua cổ phiếu với giá rẻ.
Bên cạnh các rủi ro được liệt kê thì vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro khác nữa. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất là rủi ro của việc thiếu kiến thức và kỹ năng.
Hãy trang bị cho mình những kiến thức đầu tư thực sự hiệu quả và bài bản, và bạn hoàn toàn không những có thể tránh được những rủi ro trên mà còn có thể kiếm được lợi nhuận lớn từ chính rủi ro.
⇒ Học cách tự đầu tư qua chuỗi bài viết ĐẦU TƯ TỪ ĐÂU tại đây.
Happy Live tổng hợp.
Có thể bạn quan tâm: Điều Quan Trọng Nhất – Howard Marks
Sự khôn ngoan khác biệt dành cho những nhà đầu tư thông minh
(Cuốn sách huyền thoại Warren Buffett khuyên mọi NĐT nên đọc)
Ngài “râu kẽm” Michael Steinhardt – Tận dụng mọi phương thức để...
Nếu bạn đầu tư 10.000 USD vào Quỹ tự bảo hiểm thuộc công ty Steinhardt...
10 LÝ DO VÌ SAO NÊN ĐỌC SÁCH THIẾT KẾ CUỘC ĐỜI...
Có thể nói, đây vừa là một quyển tự truyện đi kèm với những bí quyết tạo nên một cuộc đời đáng sống trong suốt 20 năm “lăn lộn” trường đời của tác giả. Quyển sách không ru ngủ bạn với những công thức thay đổi...
Tổng thống Putin và 10 câu nói đầy chất thép
Có lẽ sẽ không còn ai xa lạ với cái tên Vladimir Putin, tổng thống đương thời của Liên Bang Nga. Ông vừa được tạp chí uy tín Forbes bầu chọn là người quyền lực nhất thế giới. Điều đó đủ để nói lên khả...
‘Thời’ của Elon Musk và Tesla có thể sẽ chấm hết ngay...
Tờ Bloomberg mới có bài viết nhận định rằng một điều chắc chắn xảy ra có lẽ là thách thức lớn nhất của Tesla sẽ không phải là một nhà sản xuất ô tô. Thay vào đó, Apple sẽ đóng vai trò là một “kẻ...
Nhận diện thế hệ Z: Chân dung khách hàng thế hệ tiếp...
Thế hệ Z – những người trẻ sinh ra giai đoạn 1996 – 2005, còn được gọi là thế hệ kết nối, sẽ quyết định tương lai tiêu dùng của nền kinh tế. Không còn quá sớm để chúng ta bắt đầu suy nghĩ về...
DHANDHO: Papa Patel – “ông hoàng” kinh doanh nhà nghỉ hàng tỷ...
Papa Patel nhìn thấy nhà nghỉ nhỏ nọ gồm 20 phòng có vẻ đang rao bán ở mức giá rất rẻ và bắt đầu suy nghĩ. Nếu ông mua nó, những người bán hàng muốn tống khứ nhanh tài sản này hoặc ngân hàng có...