fbpx

David Alan Tepper kiếm bộn tiền từ các cuộc khủng hoảng

Để có thể đầu tư thành công cũng như quản lý tiền hiệu quả thì nhà quản lý quỹ không chỉ sở hữu năng lực vượt trội so với các nhà đầu tư bình thường khác mà còn có khả năng tư duy độc lập đi ngược đám đông…David Alan Tepper kiếm bộn tiền từ các cuộc khủng hoảng như thế nào?

David Alan Tepper (sinh ngày 11 tháng 9 năm 1957) là một tỷ phú, nhà quản lý quỹ đầu cơ và nhà từ thiện nổi tiếng của nước Mỹ.

David Alan Tepper kiếm bộn tiền từ các cuộc khủng hoảng

Ông là người đứng đầu, đồng thời kiêm chủ sở hữu câu lạc bộ Carolina Panthers của Liên đoàn Bóng đá Quốc gia (NFL) và Charlotte FC trong Giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS). Tepper là người sáng lập và chủ tịch của Appaloosa Management, một quỹ đầu tư toàn cầu nổi tiếng có trụ sở tại Miami Beach, Florida.

Ông lấy bằng cử nhân kinh tế tại Đại học Pittsburgh năm 1978 và bằng MBA tại Đại học Carnegie Mellon năm 1982. Năm 2013, ông từng từ thiện đóng góp quỹ xây dựng trường trị giá 67 triệu đô la cho Carnegie Mellon, vị hiệu trưởng có Trường Kinh doanh Tepper mang tên ông.

Theo tạp chí Forbes xếp hạng, ông đã giành được vị trí thứ ba trong danh sách ”Các nhà quản lý quỹ phòng hộ có thu nhập cao nhất năm 2018 ” với thu nhập hàng năm là 1,5 tỷ đô la. Tepper cũng được biết tới là một trong những nhà quản lí quỹ đầu tư có thu nhập cao trong top 20 nhà quản lí quỹ nổi tiếng của phố Wall. Hiện tại số tài sản ông sở hữu cập nhật tới 03/10/2020 theo Forbes đang xấp xỉ 13 tỉ đô la Mỹ.

David Alan Tepper kiếm bộn tiền từ các cuộc khủng hoảng

Nhắc về tuổi thơ, ông vốn sinh ra trong một gia đình người Do Thái tị nạn và là con thứ hai trong số ba người con. Ba của ông là một kế toán và mẹ ông là giáo viên tiểu học. Lớn lên trong một gia đình tôn giáo tị nạn, đồng lương ít ỏi của ba mẹ ông chỉ vừa đủ sinh hoạt và không mấy dư giả, đã khiến Tepper từ sớm đã nhận thức được con đường học hành là cánh cửa duy nhất để vươn lên thoát khỏi đói nghèo và tủi nhục trong cuộc sống.

Hồi còn trẻ, ông thường xuyên dành thời gian rảnh rỗi của mình cho việc đọc sách, ông thường một mình ngồi cả ngày trước những cuốn sách đa dạng các thể loại. Trùng với giai đoạn thị trường chứng khoán Mỹ đang có những bước phát triển mạnh mẽ, Tepper sớm bị cuốn hút bởi lợi nhuận và những công thức tính toán phức tạp trên thị trường chứng khoán.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông đăng kí học ngành cử nhân tài chính tại trường Đại học Carnegie Mellon. Năm thứ 2 đại học, khi tích được số vốn nhỏ, ông chính thức bắt đầu mở tài khoản và đầu tư cổ phiếu khi còn đang trên giảng đường. Sau khi tốt nghiệp, ông làm việc cho Equibank với vị trí chuyên viên phân tích tín dụng trong bộ phận ngân quỹ. Năm 1980, không hài lòng với vị trí này, ông đăng ký theo học tiếp tấm bằng cao học MBA tại trường đại học cũ để nâng cao kiến thức và tìm được công việc phù hợp hơn.

Năm 1985, Tepper được Goldman Sachs tuyển dụng làm nhà phân tích đầu tư tài chính. Trong vòng sáu tháng, ông nhận được danh hiệu nhân viên xuất sắc và tiếp tục cống hiến tại Goldman trong tám năm sau đó.

Ông cũng được cho là người đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của Goldman Sachs sau sự cố thị trường năm 1987. Với quyết định đã mua trái phiếu cơ bản trong các tổ chức tài chính đã bị “tê liệt bởi sự sụp đổ”, và thật bất ngờ khi giá trị các cổ phiếu mà ông lựa chọn tăng vọt khi thị trường phục hồi trở lại.

Sau 10 năm vững vàng trên thị trường tài chính, ông thành lập Appaloosa Management vào đầu năm 1993. Sau gần 30 năm, Tepper và Appaloosa Management nổi tiếng với việc tìm kiếm lợi nhuận từ các trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp bên bờ vực phá sản (distressed debt).

Năm 2001, ông đã tạo ra lợi nhuận 61% bằng cách tập trung vào các trái phiếu và cổ phiếu của các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, bị định giá thấp trên thị trường. Trong hai tháng 2 và 3 năm 2009, Tepper đã mua vào rất nhiều cổ phiếu ngân hàng – những cổ phiếu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ mà sau đó là khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Tepper mua vào trong bối cảnh rất nhiều nhà đầu tư khác tranh nhau bán tháo cổ phiếu nhóm ngành này. Các khoản đầu tư vào Conseco và Marconi cũng dẫn đến lợi nhuận quỹ đầu cơ khổng lồ cho công ty.

Nguồn: Nhịp sống kinh tế

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm

Tuyệt kỹ Giao dịch bằng đồ thị nến Nhật - Japanese Candlestick Charting Techniques

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề