fbpx

Điều quan trọng nhất: Hướng dẫn đánh giá thị trường của “Người đàn ông nghèo”

Điều quan trọng nhất – Trong thế giới đầu tư, không có gì đáng tin cây như chu kỳ. Các nguyên tắc cơ bản, tâm lý, giá cả và lợi nhuận sẽ tăng và giảm, để lộ ra những cơ hội để phạm sai lầm hoặc thu lợi từ sai lầm của người khác. Chúng là những món quà..

dieu-quan-trong-nhat-huong-dan-danh-gia-thi-truong-cua-nguoi-dan-ong-ngheo-happy-live-1

Các chu kỳ thị trường đưa ra một thách thức khiến các nhà đầu tư phải nản lòng

  • Thị trường thịnh suy là điều không thể tránh khỏi
  • Thị trường sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu suất của những nhà đầu tư chúng ta
  • Thị trường không thể đoán trước về mức độ, đặc biệt là thời gian

Vì vậy mà chúng ta phải đối phó với một lực lượng có ảnh hưởng lớn như là không thể biết trước được. Vậy thì chúng ta phải làm gì với các chu kỳ đó. Một câu hỏi mang tính sống còn, nhưng giống như thường lệ câu trả lời rõ ràng không phải là câu trả lời đúng.

Khả năng đầu tiên là thay vì chấp nhận rằng chu kỳ không thể dự đoán trước, chúng ta nên nỗ lực gấp đôi để dự đoán tương lai, bổ sung thêm nguồn lực vào cuộc chiến và đặt cược ngày càng nhiều vào kết luận của mình. Nhưng với rất nhiều dữ liệu và tất cả kinh nghiệm của tôi đã nói với tôi rằng điều duy nhất chúng ta có thể dự đoán về chu kỳ là không thể tránh khỏi chu kỳ. Hơn nữa, kết quả vượt trội trong đầu tư đến từ việc biết nhiều hơn những người khác và điều đó chưa chứng minh thỏa đáng rằng rất nhiều người biết nhiều hơn về số đông về thời gian và mức độ của các chu kỳ trong tương lai.

Khả năng thứ hai đó là chấp nhận tương lai không thể biết trước được, từ bỏ và đơn giản là phớt lờ các chu kỳ đi. Thay vì cố gắng dự đoán thì chúng ta có thể cố gắng đầu tư tốt hơn và nắm giữ các khoản đầu tư đó từ đầu đến cuối.

Vì chúng ta không thể biết trước khi nào nên nắm giữ các khoản đầu tư nhiều hơn hay ít hơn, hoặc tâm thế đầu tư của chúng ta trở nên mạo hiểm hơn hoặc phòng thủ hơn, chúng ta có thể đơn giản đầu tư mà không thèm đến xỉa đến chu kỳ và ảnh hưởng sâu sắc của chúng. Đây được gọi là phương pháp mua và nắm giữ.

Tuy nhiên, có khả năng  thứ 3 và theo quan điểm của tôi thì đó là khả năng chính xác hơn nhiều. Tại sao không đơn giản là cố gắng tìm ra nơi chúng ta đứng trong từng chu kỳ và điều đó hàm ý gì cho hành động của chúng ta.

Trong thế giới đầu tư, không có gì đáng tin cây như chu kỳ. Các nguyên tắc cơ bản, tâm lý, giá cả và lợi nhuận sẽ tăng và giảm, để lộ ra những cơ hội để phạm sai lầm hoặc thu lợi từ sai lầm của người khác. Chúng là những món quà.

Chúng ta không thể biết được xu hướng sẽ đi xa đến đâu, khi nào nó đảo chiều, điều gì khiến xu hướng đảo chiều hoặc rồi mọi thứ đi theo xu hướng ngược lại bao xa. Nhưng tôi tự tin là mọi xu hướng sẽ kết thúc dù sớm hay muộn. Không có gì là mãi mãi cả.

Vậy chúng ta có thể làm gì với các chu kỳ? Nếu chúng ta không thể biết trước cách thức và khi nào các điểm đảo chiều sẽ xảy ra, chúng ta phải đối phó ra sao? Về vấn đề này thì tôi độc đoán: Chúng ta có thể chẳng bao giờ biết là chúng ta đang đi về đâu, nhưng tốt hơn là chúng ta nên có khái niệm rõ ràng là chúng ta đang ở đâu. Kể cả khi chúng ta không thể dự đoán thời điểm và mức độ biến động theo chu kỳ, thì điều cần thiết là chúng ta phải cố gắng xác định xem chúng ta đang đứng ở đâu trong các điều  kiện theo chu kỳ và hành động cho phù hợp.

Sự thật tuyệt vời nếu có thể dự đoán thành công sự giao động của con lắc và luôn hành động theo hướng thích hợp, nhưng việc dự đoán này rõ ràng là một kỳ vọng không thực tế. Tôi nghĩ sẽ hợp lý hơn khi (a) cố gắng cảnh giác với những trường hợp thị trường đạt đến mức cực đoan, (b) điều chỉnh hành vi của chúng ta để đối phó và (c) quan trọng nhất là từ chối làm theo hành vi bầy đàn mà có thể khiến cho rất nhiều nhà đầu tư mắc sai lầm chết người ở đỉnh và đáy.

Howard Marks không có ý nói là nếu chúng ta có thể tìm ra nơi chúng ta đứng trong một chu kỳ thì chúng ta sẽ biết chính xác những gì xảy ra tiếp theo. Nhưng tôi nghĩ rằng sự hiểu biết sẽ cho chúng ta cái nhìn sâu sắc có giá trị về các sự kiện trong tương lai và những gì chúng ta có thể làm với các sự kiện đó là tất cả những gì chúng ta có thể hy vọng.

Khi tôi noi rằng vị thế hiện tại của chúng ta (không giống như tương lai) là có thể biết được, tôi không có ý ám chỉ là sự hiểu biết đó sẽ tự động tìm đến. Giống như hầu hết mọi thứ về đầu tư thì sự hiểu biết đó là một phần của công việc. Nhưng công việc đó có thể làm được. Đây là một vài khái niệm mà tôi cho là cần thiết trong nỗ lực đó. 

Đầu tiên chúng ta phải cảnh giác với những gì đang diễn ra. Nhà triết học Santayana đã nói: “Người không nhớ gì về quá khứ sớm muộn gì cũng sẽ tái phạm sai lầm”. Tương tự như vậy, tôi tin rằng những người không biết những gì đang diễn ra xung quanh thì sớm muộn gì cũng bị chúng vùi dập.

Tương lai có thể rất khó để biết, nhưng thực sự không khó để hiểu hiện tại. Điều chúng ta cần làm đó là “đo nhiệt của thị trường”. Nếu chúng ta cảnh giác và nhận biết nhanh thì chúng ta có thể đo lường được hành vi của những người xung quanh và từ đó quyết định xem chúng ta nên làm gì.

Thành phần thiết yếu ở đây là suy luận, một trong những từ yêu thích của tôi. Một người điều thấy những gì xảy ra mỗi ngày vì được tường thuật lại trên các phương tiện truyền thông. Nhưng có bao nhiêu người nỗ lực để hiểu các sự kiện này nói gì về tâm lý của những người tham gia thị trường, môi trường đầu tư và do đó chúng ta cần làm gì để đáp lại chúng.

Nói một cách đơn giản, chúng ta phải cố gắng hết sức để hiểu được ngụ ý của những gì đang diễn ra xung quanh. Khi người khác đang tự tin một các liều lĩnh và đang mua vào một cách dồn dập thì chúng ta phải cảnh giác cao độ. Khi người khác đang sợ hãi tới mức không thể làm được gì hoặc đang hoảng loạn bán ra thì chúng ta nền dồn dập mua vào.

Vì vậy, hãy nhìn xung quanh và tự hỏi: Các nhà đầu tư lạc quan hay bi quan? Các phương tiện truyền thông bình luận về thị trường nên được tính lũy hay nên tránh xa? Các chương trình đầu tư mới có dễ dàng được chấp nhận hay bị bỏ ngoài tại? Các dịch vụ chứng khoán và các quỹ mở có được coi là cơ hội làm giàu hay có thể là cạm bẫy. Chu kỳ tín dụng có thể dễ dàng cung cấp vốn hay không? Tỷ lệ P/E  cao hay thấp trong bối cảnh lịch sử và chênh lệch tín dụng đang được thắt chặt hay nới lỏng? Tất cả những điều này rất quan trọng và chưa có nhà đầu tư nào đòi hỏi việc dự đoán. Chúng ta có thể đưa ra các quyết định đầu tư xuất sắc dựa trên những quan sát này ở hiện tại mà không cần phải đoán mò về tương lai.

Mấu chốt là để ý những thứ như thế này và lắng nghe chúng cho biết bạn cần làm gì? Trong khi thị trường không hành động gấp gáp như vậy mỗi ngày, chúng lại hành động như vậy tại các cực điểm khi mà sự cương quyết là cực kỳ quan trọng.

Sự kiện năm 2007 -2008

Đây là thời điểm đau khổ dành cho thị trường và những người tham gia, hoặc có thể được xem là bài học kinh nghiệm sâu sắc nhất trong cuộc đời chúng ta. Tất nhiên là cả hai, nhưng cứ mãi nghĩ đến sự đau khổ thì chẳng giúp ích gì nhiều. Hiểu về bài học kinh nghiệm có thể giúp bất kỳ ai trở thành một nhà đầu tư tốt hơn. Tôi không thể nghĩ ra ví dụ nào tốt hơn cuộc khủng hoảng tín dụng nghiêm trọng để minh họa về tâm quan trọng trong việc đưa ra quan sát chính xác về thực tại về sự dai dột trong việc cố gắng dự báo tương lai. Đây đảm bảo là một cuộc thảo luận chi tiết.

Rõ ràng khi hồi tưởng lại giai đoạn đến sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng tài chính vào giữa năm 2007 là một việc chấp nhận rủi ro một cách mất kiểm soát và mất tỉnh táo. Bằng thái độ lạnh lùng đối với cổ phiếu và trái phiếu, tiền đã chảy vào “các khoản đầu tư thay thế” như: Mua lại cổ phiếu của các công ty với khối lượng đủ để khiến họ phải thất bại. Đã có sự chấp nhận một cách mù quáng về đề xuất nhà ở và bất động sản khác đem lại lợi nhuận chắc chắn, cúng như giảm bớt giảm phát.

Việc tiếp cận vốn quá tự do với lãi suất thấp và các điều khoản lỏng lẻo đã khuyến khích việc sử dụng đòn bẩy với số lượng rõ ràng là quá mức.

Nhận thức về rủi ro sau khi mọi chuyện đã rồi không đem lại nhiều lợi ích. Câu hỏi đặt ra là liệu sự tỉnh táo và suy luận cao giúp một người tránh được toàn bộ gánh nặng về sự sụp đổ của thị trường năm 2007 -2008? Dưới đây là một số chỉ báo về độ nóng mà chúng ta đã chứng kiến:

  • Việc phát hành trái phiếu lợi tức cao và các khoản vay nợ xếp hạng thấp dùng đòn bẩy đã đạt đến mức kỷ lục trên diện rộng
  • Một tỷ lệ phần trăm cao bất thường về việc phát hành trái phiếu lợi tức cao bị xếp hàng CCC, đây là một cấp độ về chất lượng mà các trái phiếu mới thường không thể bán ra với số lượng lớn. 
  • Huy động vốn bằng cách phát hành nợ để trả cổ tức cho các chủ sở hữu là chuyện đã trở nên quen thuộc. Trong thời điểm bình thường, các giao dịch như vậy làm tăng rủi ro cho các tổ chức phát hành và không đem lại lợi ích gì cho các chủ nợ là rất khó thực hiện
  • Nợ ngày càng được phát hành với các giấy cam kết được thanh toàn bằng vay nợ nhiều hơn, và chỉ bao gồm rất ít khế ước hoặc không có khế ước nào để bảo vệ chủ nợ cả.
  • Nợ được xếp hạng AAA hiếm hoi trước đây đã được chuyển nhượng bằng cách phân chia nợ thành hàng ngàn gói nhỏ của các công cụ có cấu trúc chưa được kiểm chứng
  • Các khoảng mua lại được thực hiện để gia tăng nhiều nguồn tiền mặt và giá tăng tỷ lệ đòn bẩy. Tính trung bình thì tổ chức mua lại cả công ty phải trả nhiều hơn 50% cho mỗi đô la dòng tiền trong năm 2007 so với 2001.
  • Đã có các khoản mua lại của các công ty trong các ngành công nghiệp có tính chu kỳ cao như sản xuất chất bán dẫn. Trong các thời điểm thận trọng hơn, các nhà đầu tư có cái nhìn không mấy thiện cảm về việc kết hợp đòn bẩy và chu kỳ.

Xem xét tất cả các điều trên thị rõ ràng là có thể suy luận: Các nhà cấp vốn đang cạnh tranh để nới lỏng các điều khoản cho vay và lãi vay lớn hơn là yêu cầu sự bảo vệ thỏa đáng và các phần thưởng tiềm năng. 9 từ đáng sự nhất thế giới đối với các nhà đầu tư cẩn trọng đó là “quá nhiều tiền săn đuổi quá ít cơ hội” đã mô tả tình trạng thị trường có khuynh hướng bất thường.

Bạn có thể biết khi nào có quá nhiều tiền đang cạnh tranh nhau để được triển khai. Số lượng giao dịch được thực hiện tăng lên cũng như các thương vụ được thực hiện một cách dễ dàng, chi phí vốn giảm xuống và giá cả dành cho các tài sản được mua lại tăng lên với mỗi giao dịch thành công. Một dòng vốn đổ ra như lũ quét là những gì khiến tất cả điều đó xảy ra.

Một xu hướng mà các nhaf đầu tư có thể quan sát được trong giai đoạn nguy hiểm này nếu họ cảnh giác, đó là bước dịch chuyển thái độ hoài nghi sang cả tin về điều mà tôi đã mô tả trước đó là viên đạn bạc hay khoản đầu tư không thể thua lỗ. Các nhà đầu tư cẩn trọng có thể thấy sự ham muốn đối với viên đạn bạc dâng cao, nghĩ là sự tham lam đã chiến thắng nỗ sợ hãi và báo hiệu thị trường không hoài nghi và do đó vô cùng rủi ro.

Hướng dẫn đánh giá thị trường của người đàn ông nghèo

Đây là một bài tập đơn giản có thể giúp bạn đo nhiệt độ thị trường trong tương lai. Howard Marks có một danh sách các tính chất của thị trường. Với mỗi cặp tính chất, bạn có thể đánh dấu vào cái bạn nghĩ là mô tả đúng nhất trong ngày hôm nay. Nếu bạn tìm ra hầu hết các dấu tích đều nằm ở cột bên trái thì hãy làm giống như tôi: Đó là giữ chặt ví tiền.

Nền kinh tế Sôi động  Trì trệ
Triển vọng Tính cực Tiêu cực
Bên cho vay Háo hức Dè dặn
Thị trường vốn Nới lỏng Thắt chặt
Vốn đầu tư Dồi dào Khan hiếm
Điều kiện Dễ dàng Hạn chế
Lãi suất Thấp Cao
Mức chênh lệch Thấp Rộng
  Lạc quan Bi quan
  Thảo mái Túng quẫn
Các nhà đầu tư Háo hức mua vào Không hứng thú mua
Chủ sở hữu tài sản Hạnh phúc khi nắm giữ Vội vã bán ra
Người bán ít Nhiều
Thị trường Đông đúc Khát sự chú ý
  Khó tham gia Dễ tham gia
  Cái mới ra mỗi ngày Chỉ có cái tốt mới nhất gây quỹ
Qũy Đối tác chính nắm giữ mọi quân bài Hạn chế quyền thương lượng của đối tác
Hiệu suất gần đây Mạnh Yếu
giá tài sản Cao Thấp
Lợi nhuận tiềm năng Thấp Cao
Rủi ro Cao Thấp
  Mạo hiểm Thận trọng và kỷ luật
Tính chất nổi bật Tầm nhìn xa trông rộng  

Thị trường chuyển động theo chu kỳ, có tăng có giảm. Con lắc dao động và hiếm khi tạm dừng tại “điểm cân bằng” hay còn gọi là điểm giữa của vòng cung. Đây là mầm móng của nguy hiểm hay là mầm móng của cơ hội. Các nhà đầu tư sẽ làm gì với nó. Câu trả lời của tôi rất đơn giản: Thử tìm ra điều gì đang xảy ra xung quanh và dùng nó để định hướng cho hành động của chúng ta.

Happy Live team biên soạn/Điều quan trọng nhất

Có thể bạn quan tâm cuốn sách:

Điều Quan Trọng Nhất – Howard Marks

Điều Quan Trọng Nhất, The Most Important Thing, Howard Marks

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề