fbpx

Kinh tế học a bờ cờ : Tại sao các quốc gia đều hưởng lợi nhờ hợp tác thương mại quốc tế?

Tại sao các quốc gia lại thu được lợi nhuận từ thương mại quốc tế? Nguyên nhân thường được các nhà kinh tế tập hợp lại thành ba loại chính là: Lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh và lợi thế theo quy mô.

Kinh tế học a bờ cờ : Tại sao các quốc gia đều hưởng lợi nhờ hợp tác thương mại quốc tế?

Tại sao các quốc gia đều hưởng lợi nhờ thương mại quốc tế?

Lợi Thế Tuyệt Đối

Lợi thế tuyệt đối là khi một quốc gia có thể sản xuất một số hàng hóa rẻ hơn hoặc tốt hơn so với quốc gia khác. Những lý do đó có thể là do khí hậu, địa lý hoặc một tập hợp các kỹ năng mà các nhóm dân cư tương ứng của họ sở hữu.

Đôi khi những lợi thế mà một quốc gia có được, khi so với quốc gia khác, hoặc so với phần còn lại của thế giới, là cực kỳ lớn. Ví dụ, việc trồng cà phê đòi hỏi sự kết hợp đặc biệt của các loại điều kiện khí hậu – ấm áp nhưng không quá nóng, ánh sáng mặt trời cũng không thể trực tiếp chiếu xuống cây cả ngày, không được có quá nhiều hoặc quá ít độ ẩm, và chỉ phù hợp với một số loại đất nhất định. Điều kiện trồng cà phê lý tưởng là tổng hòa các yêu cầu này và nhiều yêu cầu khác, và nó sẽ làm số lượng các địa điểm thích hợp nhất để sản xuất cà phê giảm xuống đáng kể.

Kinh tế học a bờ cờ : Tại sao các quốc gia đều hưởng lợi nhờ hợp tác thương mại quốc tế?
Brazil, Việt Nam và Colombia có lợi thế về sản xuất cà phê

Vào đầu thế kỷ XXI, hơn một nửa số cà phê trên toàn thế giới chỉ được trồng ở ba quốc gia – Brazil, Việt Nam và Colombia. Điều này không có nghĩa là các nước khác hoàn toàn không có khả năng trồng cà phê. Chỉ là số lượng và chất lượng cà phê mà các quốc gia này sản xuất được sẽ không xứng đáng với số tài nguyên mà họ phải bỏ ra, khi mà cà phê có thể được mua từ ba quốc gia này với chi phí thấp hơn.

Có một lý do khác ít được chú ý hơn, nhưng cũng không kém phần quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế. Đó là cái mà các nhà kinh tế gọi là “lợi thế so sánh”.

Lợi Thế So Sánh

Để minh họa ý nghĩa của lợi thế so sánh, hãy giả sử rằng một quốc gia hoạt động hiệu quả đến mức nó có khả năng sản xuất ra bất cứ hàng hóa nào cũng có chi phí rẻ hơn quốc gia láng giềng. Trong trường hợp này, liệu quốc gia hiệu quả hơn có thể thu được lợi ích từ việc buôn bán với nước láng giềng hay không?

Câu trả lời là có.

Bởi vì họ có thể sản xuất bất kỳ hàng hóa nào với chi phí rẻ hơn không đồng nghĩa rằng họ có thể sản xuất tất cả mọi hàng hóa với chi phí rẻ hơn. Khi các nguồn tài nguyên khan hiếm có các mục đích sử dụng thay thế khác nhau, việc sản xuất một sản phẩm nhiều hơn có nghĩa là sẽ phải sản xuất một số sản phẩm khác ít hơn.

Câu hỏi không đơn giản chỉ là: Chi phí, tính bằng tiền hoặc nguồn lực, để sản xuất ghế hoặc tivi ở một quốc gia là bao nhiêu so với một quốc gia khác; mà còn là: Để sản xuất ra một tivi sẽ tốn chi phí là bao nhiêu chiếc ghế, khi các nguồn lực được chuyển từ sản xuất sản phẩm này sang sản xuất sản phẩm kia.

Giả sử rằng trung bình một công nhân Mỹ sản xuất 500 chiếc ghế mỗi tháng, trong khi một công nhân Canada sản xuất trung bình 450 chiếc ghế mỗi tháng, và một công nhân Mỹ có thể sản xuất 200 chiếc tivi một tháng trong khi một công nhân Canada có thể sản xuất 100 chiếc tivi một tháng.

Bảng dưới đây sẽ minh họa mức sản lượng trong hai trường hợp: Khi cả hai quốc gia sản xuất cả hai sản phẩm, và khi mỗi quốc gia chỉ sản xuất một trong hai sản phẩm này.

Khi cả hai quốc gia sản xuất cả hai sản phẩm, trong các điều kiện quy định, thì tổng sản lượng của họ từ tổng số 000 công nhân sẽ đạt mức 190.000 ghế và 90.000 tivi mỗi tháng:

Kinh tế học a bờ cờ : Tại sao các quốc gia đều hưởng lợi nhờ hợp tác thương mại quốc tế?

khi hai nước chuyên môn hóa, Mỹ đưa tất cả công nhân sản xuất ghế vào việc sản xuất tivi, và Canada thì làm điều ngược lại; với cùng mức sản lượng trên mỗi công nhân ở mỗi quốc gia, giờ đây họ đã có thể sản xuất ra tổng sản lượng của hai sản phẩm lớn hơn, mức tổng sản lượng đó bây giờ là 000 tivi thay vì 90.000, và 225.000 chiếc ghế thay vì 190.000.

Kinh tế học a bờ cờ : Tại sao các quốc gia đều hưởng lợi nhờ hợp tác thương mại quốc tế?

Các nhà kinh tế sẽ nói rằng Mỹ có “lợi thế tuyệt đối” trong việc sản xuất cả hai sản phẩm nhưng Canada có “lợi thế so sánh” trong việc sản xuất ghế.

Các nguyên tắc tương tự cũng áp dụng ở cấp độ cá nhân trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ví dụ, tưởng tượng rằng bạn là một bác sĩ phẫu thuật và bạn đã kiếm tiền để học đại học bằng cách rửa xe ô tô. Bây giờ bạn đã có một chiếc ô tô của riêng mình, bạn nên tự rửa nó hay thuê người khác  – ngay cả khi kinh nghiệm rửa xe trước đây cho phép bạn thực hiện công việc này trong thời gian ngắn hơn người bạn thuê?

Rõ ràng đối với bạn, dù là về mặt tài chính hoặc về mặt hạnh phúc nói chung, việc bạn dành thời gian để rửa một chiếc ô tô thay vì ở trong phòng phẫu thuật để cứu lấy thị lực của ai đó là hoàn toàn không hợp lý. Nói cách khác, mặc dù bạn có “lợi thế tuyệt đối” trong cả hai hoạt động, nhưng lợi thế so sánh của bạn trong việc điều trị mắt cho bệnh nhân lại lớn hơn nhiều.

Lợi Thế Theo Quy Mô

Kinh tế học a bờ cờ : Tại sao các quốc gia đều hưởng lợi nhờ hợp tác thương mại quốc tế?

Mặc dù lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh là những lý do chính giúp cho thương mại quốc tế mang lại lợi ích, nhưng không phải là những lý do duy nhất. Đôi khi một sản phẩm cụ thể đòi hỏi sự đầu tư rất lớn vào máy móc, vào kỹ thuật cần thiết để tạo ra máy móc và sản phẩm, cũng như vào việc phát triển lực lượng lao động chuyên biệt, như vậy thì sản phẩm đầu ra mới có thể được bán với giá đủ thấp – nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô – để có thể cạnh tranh được trên thị trường.

Người ta ước tính rằng sản lượng ô tô tối thiểu cần thiết để đạt được chi phí hiệu quả trên mỗi ô tô là khoảng 200.000 đến 400.000 ô tô mỗi năm. Việc sản xuất với số lượng khổng lồ như vậy không phải là vấn đề lớn ở một đất nước lớn và giàu có như Mỹ. Tuy nhiên, ở một quốc gia có dân số nhỏ hơn nhiều – chẳng hạn như Úc – không có cách nào để họ có thể bán đủ số lượng ô tô cho nước mình, để có thể trang trải chi phí phát triển ô tô cao ngất và để bán với mức giá đủ thấp để cạnh tranh với những dòng ô tô được sản xuất với số lượng lớn hơn nhiều ở Mỹ hoặc Nhật Bản.

Như vậy, xuất khẩu cho phép một số quốc gia đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô – việc không thể đạt được nếu chỉ bán hàng trong nước. Một số doanh nghiệp kinh doanh có phần lớn doanh số bán hàng đến từ bên ngoài biên giới quốc gia của họ. Ví dụ, Heineken không phải phụ thuộc vào việc bán bia ở thị trường Hà Lan nhỏ bé, bởi vì nó bán bia ở 170 quốc gia khác nữa.

Tóm lại, thương mại quốc tế tạo ra hiệu quả kinh tế cao hơn, bằng cách cho phép nhiều nền kinh tế ở nhiều quy mô trên khắp thế giới hấp thụ toàn bộ sản lượng của các ngành sản xuất hàng loạt, cũng như bằng cách tận dụng lợi thế so sánh hoặc lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia.

Happy Live team

Nguồn: Tổng hợp và trích lược từ sách Basic Economics

Có thể bạn quan tâm: Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

Basic Economics

ĐẶT SÁCH

 

 

Các viết cùng chủ đề