fbpx

Lạc quan tếu: Đầu tư theo hệ tâm linh – Tự tin thái quá và phán đoán theo trực giác

Đầu tư theo hệ tâm linh – Tự tin thái quá và phán đoán theo trực giác. Bài viết được trích từ Chương 9: Mỏ neo tâm lý cho thị trường –  sách Lạc Quan tếu (Robert J.Shiller), cùng tìm hiểu ngay với Happy Live bạn nhé!

Khi đánh giá tầm quan trọng của những mỏ neo tâm lý này đối với thị trường, điều quan trọng là phải nhớ rằng dường như có một xu hướng phổ biến đối với sự tự tin quá mức trong niềm tin của một người. Mọi người sẵn sàng hành động dựa trên những câu chuyện hoặc lý do mà người ta có thể nghĩ rằng họ nên đặt ít niềm tin vào đó.

Mọi người nghĩ rằng họ biết rất nhiều, dù thực tế không như điều họ nghĩ. Họ thích bày tỏ ý kiến về những vấn đề họ có tí kiến thức về nó, và họ thường hành động theo những ý kiến này. Tất cả chúng ta đã quan sát hết lần này đến lần khác rằng có rất nhiều ngài biết tuốt ngoài kia, đặc biệt trong đầu tư. 

Tôi nhận thấy rõ ràng sự tự tin thái quá khi phỏng vấn các nhà đầu tư; họ dường như bày tỏ ý kiến quá mạnh mẽ và vội vàng đưa ra những phán quyết tổng kết.

Lạc quan tếu: Đầu tư theo hệ tâm linh - Tự tin thái quá và phán đoán theo trực giác

Từ lâu các nhà tâm lý học từ lâu đã tự hỏi tại sao có vẻ mọi người đều tự tin thái quá. Khi đánh giá tính đúng đắn của các kết luận của mọi người, một giả thuyết cho rằng mọi người có xu hướng đánh giá xác suất họ đúng ở bước cuối cùng của quá trình lý luận, quên đi có bao nhiêu yếu tố khác trong lý luận của họ có thể sai. Một giả thuyết khác là mọi người đưa ra phán đoán xác suất bằng cách tìm kiếm sự tương đồng với các quan sát họ đã biết khác mà quên rằng có nhiều quan sát khả dĩ khác mà họ có thể đưa vào so sánh. 

Lý do cho sự tự tin quá mức có thể cũng liên quan đến thiên lệch nhận thức muộn (hindsight bias), một xu hướng nghĩ rằng người ta có thể đã biết các sự kiện thực tế đang sắp xảy ra trước khi chúng thực sự xảy ra, có một sự kiện sau đó hoặc có lý do để chú ý. Thiên lệch nhận thức muộn khuyến khích một thế giới quan dễ đoán hơn thực tế.

Một yếu tố khác trong sự tự tin thái có liên quan đến thị trường đầu cơ là “tư duy ma thuật” – trực giác, hay hiểu một cách bình dân là “đầu tư theo hệ tổ tiên”, “đầu tư theo tâm linh mách bảo”…  Đó là khi mọi người dựa quá nhiều vào trực giác, là những câu nói quen thuộc như:

“Nếu tôi mua một cổ phiếu, thì nó sẽ lên giá” 

“Nếu tôi mua một cổ phiếu, thì những người khác cũng có thể muốn mua cổ phiếu đó, vì họ giống như tôi” 

“Gần đây, tôi đỏ lắm; may mắn đứng về phía tôi.”

Một cách tinh tế, suy nghĩ như thế sẽ góp phần vào sự tự tin thái quá có thể giúp truyền bá bong bóng đầu cơ.

Một khía cạnh khác của sự tự tin là mọi người có xu hướng đưa ra phán đoán trong các tình huống không chắc chắn bằng cách tìm kiếm các mô thức quen thuộc và cho rằng các mô thức trong tương lai sẽ giống với các mô thức trong quá khứ, thường không xem xét đầy đủ các lý do cho mô thức hoặc xác suất của mô thức lặp lại. 

Sự tự tin thái quá, cho dù được tạo nên từ nguyên nhân nào, dường như  là một yếu tố nền tảng thúc đẩy khối lượng giao dịch cao mà chúng ta quan sát thấy trong các thị trường đầu cơ. Nếu không có sự tự tin quá mức như vậy, người ta sẽ nghĩ rằng sẽ có rất ít giao dịch trên thị trường tài chính. 

Nếu mọi người hoàn toàn hành động theo lý trí, thì, đại khái, một nửa các nhà đầu tư nên nghĩ rằng họ có khả năng giao dịch dưới mức trung bình và do đó không sẵn sàng thực hiện giao dịch đầu cơ với nửa kia, những người mà họ nghĩ có thể sẽ lấn át họ trong giao dịch. Do đó, một nửa trên trung bình sẽ không có ai để giao dịch và lý tưởng nhất là không có giao dịch vì lý do đầu cơ.

Sự tự tin thái quá trong các phán đoán đôi khi có thể khiến mọi người tin rằng họ biết khi nào một sự biến động trên thị trường sẽ diễn ra, ngay cả khi họ thường tin rằng đó là vấn đề tư duy – làm chủ cảm xúc mà giá cổ phiếu không thể dự đoán được. 

Trong cuộc khảo sát mà tôi đã thực hiện với các nhà đầu tư ngay sau vụ sụp đổ ngày 19 tháng 10 năm 1987, tôi đã hỏi, “Bạn có nghĩ bất cứ lúc nào vào ngày 19 tháng 10 năm 1987, rằng bạn có một ý tưởng khá rõ về thời điểm sự phục hồi sẽ xảy ra không?” 

Trong số các nhà đầu tư cá nhân đã mua vào ngày hôm đó, 47,1% nói có; trong số các nhà đầu tư tổ chức, 47,9% nói có. Do đó, gần một nửa số giao dịch ngày hôm đó nghĩ rằng họ biết thị trường sẽ làm gì vào ngày hôm đó. Tôi thấy điều này đáng chú ý. Ngay cả trong số tất cả các nhà đầu tư cá nhân, hầu hết trong số họ không mua hoặc bán vào ngày hôm đó, 29,2% trả lời có cho câu hỏi này; trong số tất cả các nhà đầu tư tổ chức, 28,0% trả lời có.

Tại sao mọi người sẽ nghĩ rằng họ biết thị trường sẽ diễn biến ra sao vào bất kỳ ngày nào, và đặc biệt là vào một ngày hỗn loạn như vậy? Ý tưởng rằng người ta biết những điều như vậy trái ngược với những quan sát cơ bản nhất về dự báo thị trường, và trái ngược với sự khôn ngoan thông thường rằng canh thời điểm thị trường chính xác là rất khó. Khá nhiều người dường như không nhất quán tin rằng thị trường không bao giờ được dự báo trước.

Câu hỏi tiếp theo trong bảng câu hỏi là, “Nếu có, điều gì khiến bạn nghĩ rằng bạn biết khi nào sự phục hồi sẽ xảy ra?” Có một sự thiếu vắng đáng chú   ý nền tảng vững chắc cho các câu trả lời. Các đáp viên đưa ra các câu trả lời gồm “trực giác,” “linh tính,” “bằng chứng lịch sử và lẽ thường,” hay “tâm lý thị trường.” 

Những cảm giác mang tính trực giác về diễn biến trong tương lai của thị trường là vô cùng quan trọng đối với quá trình sụp đổ của thị trường chứng khoán, vì rõ ràng chính những phán đoán trực giác này đã đặt ra các mỏ neo ngăn chặn sự giảm giá. Để hiểu bong bóng đầu cơ, tích cực hay tiêu cực, chúng ta phải thừa nhận rằng sự tự tin thái quá trong các phán đoán trực giác của một người có vai trò nền tảng.

Nguồn: sách Lạc Quan Tếu

Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance

Nhận diện SIÊU BONG BÓNG

Cơ hội làm giàu từ sự phi lý trí của thị trường chứng khoán

Giải mã từ khóa “lạc quan tếu” trong tâm lý đầu tư

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề