fbpx

Lãi suất đặt doanh nghiệp như ngồi trên lửa, ngân hàng áp lực “ba bề, bốn bên”

Khủng hoảng đại dịch tạm qua, sản xuất chớm phục hồi, doanh nghiệp lại thêm lo lắng mới khi lãi suất nhấp nhổm tăng…

Khủng hoảng đại dịch tạm qua, sản xuất chớm phục hồi, doanh nghiệp lại thêm lo lắng mới khi lãi suất nhấp nhổm tăng…

Lãi suất huy động đã và đang tăng dần lên. Mức cao nhất trên 7% đã xuất hiện nhiều dần trên biểu niêm yết. Doanh nghiệp kỳ vọng các ngân hàng chia sẻ và Nhà điều hành có thể bình ổn được áp lực mới này.

“Bẫy” lãi suất cao

Trong tháng 5 và tháng 6, nhiều ngân hàng đã bắt tay điều chỉnh lãi suất huy động nhằm đón dòng vốn nhàn rỗi chuẩn bị tốt thanh khoản đáp ứng nhu cầu vốn phục hồi kinh tế.

Theo khảo sát, so với tháng đầu năm, lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong tháng 6 tại một số ngân hàng được điều chỉnh tăng từ 0,1 – 0,8%, lãi suất tiết kiệm cao nhất trên thị trường ở mức 7%/năm.

Kể từ tháng 7 đến nay, xu hướng nâng lãi suất vẫn chưa hạ nhiệt; các “ông lớn” vốn được biết đến với lợi thế “tiền rẻ” cũng đã nhập cuộc. Mức lãi suất trên 7% đã xuất hiện nhiều hơn. Lãi suất ngân hàng cao nhất hiện nay thuộc về ABBank lên tới 8,8% ở kỳ hạn 13 tháng dành cho các khoản tiền gửi 1.500 tỷ đồng trở lên và lĩnh lãi cuối kỳ.

Trường hợp như trên tại ABBank như một điển hình tạo “bẫy” lãi suất cao, chỉ áp cho những khoản tiền gửi rất lớn. Những mức cao như vậy thường là “tiểu xảo” để các ngân hàng dùng để tham chiếu tính lãi suất cho vay (qua cộng thêm biên độ).

Hiện có khoảng 10 ngân hàng đang huy động lãi suất huy động trên 7%/năm: Bac A Bank, Nam A Bank, BaoVietBank, PvcomBank, SHB, KienLongBank… áp dụng cho các kỳ hạn dài từ 12 tháng. Ngay cả “ông lớn” là Vietcombank cũng tăng lãi suất tiền gửi ở các kỳ hạn dài lên 5,6%/năm, bằng với các ngân hàng thương mại nhà nước khác là BIDV, Agribank và VietinBank…

Theo ông Cấn Văn Lực – Chuyên gia tài chính ngân hàng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến mặt bằng lãi suất huy động có xu hướng tăng, song nguyên nhân chính phải kể đến là lạm phát có xu hướng tăng, khả năng duy trì mặt bằng lãi suất thấp rất thách thức với các tổ chức tín dụng. Áp lực lạm phát sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thắt chặt cung tiền ra thị trường, do đó không thể giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) duy trì trạng thái thanh khoản dồi dào nữa.

“NHTM buộc phải tăng lãi suất tiền gửi để hút tiền vào. Khi nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường, dòng tiền cần phải quay lại khu vực sản xuất, giảm bớt ở các kênh đầu tư tài chính như chứng khoán, tiền, vàng”, ông Lực nhấn mạnh.

lai-suat-dat-doanh-nghiep-nhu-ngoi-tren-lua-ngan-hang-ap-luc-ba-be-bon-ben-happy-live-1

Doanh nghiệp lo lắng

Việc điều điều chỉnh lãi suất huy động theo hướng tăng – được xem là tín hiệu thị trường khá tốt khiến người gửi tiền vui mừng. Tuy nhiên, doanh nghiệp hay người vay vốn để sản xuất, kinh doanh lại như ngồi trên lửa vì lo lắng lãi suất vay vốn sẽ tiếp theo đà tăng, trong khi giai đoạn này cần vốn để phục hồi kinh tế.

Theo ông Tô Ngọc Phương – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Hanpo Vina, doanh nghiệp mới chỉ vừa phục hồi sau đại dịch và đối diện với nhiều khó khăn như chi phí xăng dầu, hàng hóa đều tăng cao. Nếu lãi suất gia tăng thì chi phí hoạt động sẽ càng tăng cao nên doanh nghiệp không dám nghĩ đến chuyện vay thêm để đầu tư.

“Tôi mong muốn, các NHTM sẽ có những hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được gói hỗ trợ lãi suất ưu đãi hơn thời gian tới”, ông Phương mong muốn.

Còn theo ông Đinh Văn Hưng – Tổng giám đốc Công ty TNHH SIVAC, doanh nghiệp cũng đang lo ngại về xu hướng lãi suất tăng, khi lãi suất huy động tăng thì lãi suất cho vay cũng sẽ tăng. Trong khi đang gặp khó khăn về dòng tiền, giờ nếu tăng thêm chi phí lãi suất sẽ dẫn đến phải thu hẹp hoạt động, không thể mở rộng đầu tư, tăng sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Tủ sách tinh hoa chứng khoán – Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

Tủ sách Tinh hoa chứng khoán - Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề