LỊCH SỬ CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Phân tích kỹ thuật (technical analysis) là phương pháp nghiên cứu hành vi của nhà đâu tư và ảnh hưởng của nó đến các biến động của giá trên thị trường tài chính. Các dữ liệu chính mà phân tích kỹ thuật quan tâm đó là diễn biến lịch sử của giá, thời gian và khối lượng giao dịch.
1. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT VÀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN
Mối quan tâm của phân tích cơ bản là thiết lập và định giá giá trị của cổ phiếu. Các nhà phân tích cơ bản bận tâm đến các mối quan hệ phức tạp giữa các báo cáo tài chính, dự báo nhu cầu sản phẩm, chất lượng đội ngũ quản lý, tăng trưởng thu nhập.. Sau đó, họ sẽ đưa ra đánh giá về cổ phiếu, hành hóa, các công cụ tài chính khác liên quan đến ngành của doanh nghiệp để quyết định xem cổ phiếu đang ở mức giá quá cao hoặc quá thấp so với giá trị thực (intrinsic value) của nó.
Hầu hết các báo cáo phân tích từ các nhà môi giới chứng khoán hoặc các ngân hàng đầu tư dựa trên các nghiên cứu cơ bản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh việc quan tâm đến các báo cáo cơ bản, các nhà đầu tư vẫn có thể tiếp cận thị trường theo một cách thực tiễn hơn, bằng cách quan sát và phân tích cách thức mọi người hành động trên thị trường tài chính.
Phân tích kỹ thuật là phương pháp tiếp cận tuyệt với để quan sát tâm lý của các nhà đầu tư. Mặc dù rất nhiều chuyên gia cho rằng phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật loại trừ lẫn nhau, nhưng thực sự thì chúng có tình bổ sung cao và bạn nên kết hợp chúng với nhau để xác định thời điểm nào cần mua và thời điểm nào cần báo. Rất nhiều nhà đầu tư thành công bằng cách chọn lọc các cổ phiếu theo yếu tố cơ bản kết hợp với khả năng market-timing xuất sắc trên thị trường để thu về kết quả cực kỳ ấn tượng.
2. LỊCH SỬ CỦA PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Trong lịch sử, thương mại giữa các quốc gia đã phát triển từ rất lâu – gắn liền với các nền văn minh, nơi mà mà người ta đã lập ra các thị trường giao dịch hàng hóa như thị trường gạo ở Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, câu chuyện về phân tích kỹ thuật bắt đầu với Charles Dow, người phát minh ra chỉ số thị trường vào năm 1884.
Charles Dow phát minh biểu đồ Point and Figure sau khi ông nhận thấy: vào thời điểm mà các tin tức quan trọng được công bố, giá cổ phiếu đã tăng hoặc giảm rồi, có thể do các giao dịch nội gián. Sau đó ông đã ghi chép lại giá cổ phiếu trong một thời gian dài và tìm kiếm các điều kiện để giá hình thành một xu hướng mới. Ông quyết định mô phỏng giá ở dạng đồ họa thay vì một loạt các con số trên giấy.
Ông quyết định viết một loạt bài báo cho Wall Street Journal bày tỏ quan điểm của ông về thị trường tại chính vào những năm cuối thế kỷ 19. Tập hợp các bài báo đó được xem là “Lý thuyết Dow” và là cơ sở ban đầu cho phân tích kỹ thuật ngày nay. Ý tưởng quan trọng nhất mà lý thuyết Dow đưa ra đó là giá cả phản ánh sự cân bằng giữa cung và cầu cổ phiếu (hay sự hy vọng và sự sợ hãi của các nhà đầu tư). Và điều quan trọng nhất, sự mất cân bằng giữa cung và cầu của cổ phiếu là nguyên nhân chính hình thành xu hướng tăng hoặc giảm của cổ phiếu.
Chắc chắn, các khái niệm về nghiên cứu hoạt động của giá đã khá cũng được thành lập vào đầu thế kỷ thứ 20. Đến năm 1940 đến năm 1950 đi tiên phong bổ sung của phân tích kỹ thuật như Bill Jiler, Robert Edwares, John Magee, Alexander Wheelan và Abe Cohen đã tiến bộ vững chắc, không chỉ trong các loại biểu đồ được sử dụng để miêu tả các xu hướng, mà còn các kỹ thuật để phân tích biến động giá khi đầu tư chứng khoán.
Đến thế kỷ 20, John J.Murphy là người có đóng góp rất lớn vào sự phát triển của phân tích kỹ thuật. Ông là người hệ thống hóa và hoàn thiện các kiến thức phân tích kỹ thuật một cách bài bản và là tác giả của cuốn sách Technical Analysis of the Financial Markets. Ông cũng được xem là cha đẻ của phương pháp phân tích liên thị trường (inter – market analyst), được giới thiệu trong cuốn sách Intermarket Technical Analysis. Technical Analysis of the Financial Markets được xem là cuốn sách “gối đầu giường” của các nhàphân tích kỹ thuật, còn cuốn Intermarket Technical Analysis được đưa vào trong giáo trình CMT level 3 của Hiệp hôi phân tích kỹ thuật Hoa Kỳ.
Một điều dễ nhận thấy là các nhà phân tích kỹ thuật (technician) đều sử dụng biểu đồ giá, tuy nhiên không phải ai sử dụng biểu đồ giá (chartist) đều là các nhà phân tích kỹ thuật. Các máy tính ngày càng nhanh và mạnh hơn, cho phép các nhà phát triển tạo ra rất nhiều chỉ báo (indicator) và các robot giao dịch tự động. Tuy nhiên, quá tập trung vào các indicator/robot khiến cho người phân tích quên đi mất các nguyên lý gốc của phân tích kỹ thuật, tệ hơn nữa là lệ thuộc hoàn toàn vào máy tính.
Nguồn: Happy Live tổng hợp
Có thể bạn quan tâm