fbpx

Liệu thị trường có “sập” như vài người vẫn hô?

Liệu thị trường có “sập” như vài người vẫn hô? Bong bóng giá tài sản có thể không chỉ gây bất ổn kinh tế vĩ mô và làm chậm quá trình hồi phục của nền kinh tế, mà còn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Trong năm 2020-2021, để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp và người dân, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh các lãi suất điều hành với chính sách tiền tệ mở rộng. Trong khi đó, Cung tiền và tín dụng tăng cao hơn tốc độ tăng GDP danh nghĩa. Liệu điều này có gây nên sức ép lạm phát và tạo ra bong bóng giá tài sản? 

Liệu thị trường có “sập” như vài người vẫn hô?

Lật lại lịch sử, mở ra những trang sách trong cuốn Lạc quan tếu của Robert Shiller, để đánh giá lại những tác động của chính sách tiền tệ – tín dụng tác động như thế nào đến bong bóng và thị trường chứng khoán:

“Đã có những dịp mà chính sách thắt chặt tiền tệ có liên quan đến sự bùng nổ của bong bóng thị trường chứng khoán. Ví dụ, vào ngày 14 tháng 2 năm 1929, Cục Dự trữ Liên bang đã tăng tỉ lệ tái chiết khấu từ 5% lên 6% cho mục đích bên ngoài để kiểm tra đầu cơ. Đầu những năm 1930, Fed tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ và chứng kiến sự suy thoái của thị trường chứng khoán ban đầu tiến triển thành sự suy giảm sâu nhất của thị trường chứng khoán, và suy thoái kinh tế tiến triển thành suy thoái trầm trọng nhất ở Hoa Kỳ.

Tại Nhật Bản, vào thời kỳ đỉnh cao của thị trường chứng khoán Nhật Bản từ tháng 5 năm 1989 đến tháng 8 năm 1990, Ngân hàng Nhật Bản đã tăng tỷ lệ chiết khấu từ 2,5% lên 6%, dường như để ổn định thị trường tài chính (được cho là bị định giá cao vì chính sách tiền tệ nới lỏng) và cũng để ổn định đồng yên. Thật khó để bác bỏ khả năng hành động này của ngân hàng đã đóng một số vai trò trong sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và suy thoái nghiêm trọng xảy ra sau đó.

Liệu thị trường có “sập” như vài người vẫn hô?

Mặc dù các mối quan hệ nhân quả rất khó tháo gỡ ngay cả trong các giai đoạn đầy kịch tính này, một điều chúng ta biết về chính sách lãi suất là nó ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế theo cách nền tảng chứ không tập trung hoàn toàn vào bong bóng đầu cơ. Hơn nữa, sự hình thành bong bóng đầu cơ là một tiến trình dài, chậm, liên quan đến những thay đổi dần dần trong suy nghĩ của mọi người. Những thay đổi nhỏ về lãi suất sẽ không có bất kỳ tác động có thể dự đoán nào đối với suy nghĩ như vậy, còn thay đổi lớn thì có thể, nhưng chúng có khả năng gây ra tác động tàn phá đối với toàn bộ nền kinh tế.

Châm ngòi của cuộc Đại suy thoái những năm 1930 trên thực tế là do nỗ lực của các cơ quan tiền tệ nhằm ổn định thị trường đầu cơ thông qua các chính sách lãi suất, mặc dù thị trường mà họ tập trung vào hầu hết không phải là thị trường chứng khoán mà là thị trường tiền tệ. 

Việc tăng lãi suất nhỏ tại thời điểm mà người ta cho rằng thị trường bị định giá cao là một bước hữu ích, nếu mức tăng mang mục đích ngăn chặn đầu cơ. Nhưng các nhà chức trách nhìn chung không nên cố gắng làm vỡ bong bóng thông qua việc thắt chặt chính sách tiền tệ.”

Nguồn: Lạc quan tếu – Robert Shiller

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách

Trí tuệ tỷ đô của các bậc thầy đầu tư

Suy nghĩ vượt lên trên đám đông để trở thành

kẻ chiến thắng trong đầu tư

Bộ sách Trí tuệ tỷ đô của các bậc thầy đầu tư

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề