fbpx

Lời khuyên của Charlie Munger cho NĐT: sử dụng đòn bẩy ít thôi!

Charlie Munger đã học được rằng “đòn bẩy” và sự ghen tị là một sự kết hợp chết người. Đòn bẩy hay có một cái tên khác là những khoản nợ. 

“Bạn có thể nói về cách điều hành của Berkshire, rằng chúng tôi quả thận trọng. Chúng tôi chỉ vay tiền ít, vào những thời điểm thuận lợi hơn. Chúng tôi cảm thấy vui hơn với ít đòn bẩy. Bạn có thể nói rằng chúng tôi đã sai, và rằng điều đó làm mất cơ hội cho chúng ta, nhưng điều đó không khiến chúng tôi phiền lòng. Bỏ qua những cơ hội chưa bao giờ khiến chúng tôi lo lắng. Một người nào đó giàu hơn bạn thì có sao chứ? Thật ngu ngốc khi phải lo lắng về điều này.”

– Charlie Munger –

Lời khuyên của Charlie Munger cho NĐT: sử dụng đòn bẩy ít thôi
NĐT Charlie Munger

Charlie đã học được rằng “đòn bẩy” và sự ghen tị là một sự kết hợp chết người. Đòn bẩy hay có một cái tên khác là những khoản nợ. Sự hấp dẫn của việc sử dụng đòn bẩy (nợ) nằm ở chỗ nó cho phép chúng ta tận dụng nguồn vốn ấy để kiếm thêm nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, sử dụng “đòn bẩy” không chỉ làm tăng lợi ích cho bạn khi mọi thứ đi theo đúng ý muốn của mình mà nó cũng làm tăng mặt thiệt hại cho bạn khi mọi thứ không đi đúng hướng ta định sẵn.

Các nhà quản lý của những ngân hàng đầu tư rất ưa thích việc sử dụng nhiều đòn bẩy. Như đã nói trước đó, nếu đánh cược vào việc “đòn bẩy” của họ đi đúng hướng như mong đợi, họ sẽ thanh minh cho việc được trả hàng chục triệu đô la tiền thưởng. Nhưng nếu việc đặt cược của họ thất bại, họ đổ lỗi cho thị trường và hy vọng những lỗ hổng trong kinh doanh của họ có thể được che lấp bằng các hoạt động giao dịch khác của ngân hàng. Tuy nhiên, đôi khi việc sử dụng “đòn bẩy” sẽ đưa tổn thất trong kinh doanh lên cao đến mức công ty bị phá sản. Với nhà đầu tư cá nhân, mọi thứ cũng tương tự như vậy.

Lời khuyên của Charlie Munger cho NĐT: sử dụng đòn bẩy ít thôi

Làm thế nào để các ngân hàng tự rơi vào tình trạng hỗn độn này? Đố kỵ. Họ thấy những ông trùm ở các ngân hàng khác kiếm được hàng triệu đô la, và họ cũng muốn kiếm được nhiều tiền như thế. Vì vậy, họ ngày càng tiếp tục tạo cho mình nhiều lớp “đòn bẩy” để tăng số tiền lên. Họ muốn đạt đến ngưỡng bao nhiêu? Với một ngân hàng thương mại bình thường, FDIC mong muốn nợ theo vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ 10-1. Khi Lehman Brothers thất bại, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu là từ 30-1. Điều đó đã đem về một tấn tiền; cho đến khi tài sản đảo ngược lại, thì rơi vào phá sản.

Charlie và Warren luôn luôn đưa Berkshire tránh khỏi những lượng lớn “đòn bẩy” (nợ). Họ cũng luôn tránh hết mức việc đầu vào các công ty có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao. Vì thế Berkshire có thêm một khoản lợi nhuận từ nợ nần tài chính của người khác trong khi không tham gia vào nó.

Nguồn: The Tao of Charlie Munger/ Biên tập: Happy Live

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Đầu tư giá trị từ A đến Z

tủ sách đầu tư giá trị

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề