Lou Simpson: Nhà đầu tư kín tiếng đứng sau Berkshire Hathaway
Lou Simpson, một Nhà đầu tư giá trị khá kín tiếng và không nhiều người biết đến ông. Xem xét về phương pháp đầu tư của Ông và Warrent có khá nhiều điểm tương đồng.
Nhà đầu tư giá trị, Lou Simpson sinh năm 1936, hiện là giám đốc điều hành bộ phận vốn đầu tư của GEICO, một công ty con được Berkshire sở hữu toàn phần. Ông cũng là thành viên Ban quản Trị của Berkshire Hathaway. Có khá ít NĐT biết đến ông chỉ sau khi một thông tin xuất hiện trong những bức thư gửi cổ đông. Trong bức thư năm 1986, Warren Buffett có đưa ra so sánh về giá trị mà GEICO đạt được với chỉ số S&P 500.
Từ năm 1980 đến 1995, trong khi lợi nhuận kép của chỉ số S&P 500 đạt mức cao là 15,7% thì thành tích của Simpson tại GEICO còn đáng ngưỡng mộ hơn với mức lợi nhuận 22,8%.
Đến năm 1995 cũng trong một lá thư gửi cổ đông, Warren Buffett cũng tiết lộ người sẽ kế vị ông nếu chẳng may Ông và cộng sự Charlie Munger gặp nạn bất ngờ không ai khác chính là Lou Simpson.
Tuy nhiên, tất cả những Nhà đầu tư giá trị đều có những nguyên tắc rất rõ ràng và với Lou cũng vậy. Theo đó có 5 triết lý quan trọng được ông áp dụng như sau
1. Hãy suy nghĩ một cách độc lập. Theo đó Ông tránh đi theo đám đông, tranh bị tác động bởi cảm xúc bởi đó là điều rất không hợp lý mà thi thoảng nhấn chìm Phố Wall. Ông cũng hướng đến những Công ty bị bỏ quên và không được ưa chuông nhưng đấy lại chính là những cơ hội lớn nhất.
2. Đầu tư vào các doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cao nhờ sử dụng vốn cổ đông: Trong sự đánh giá dài hạn về giá cổ phiếu, Ông cũng đánh giá cao những công ty kiếm được lợi nhuận từ việc đầu tư với dòng tiền của các cổ đông. “Chúng tôi thường hỏi những câu hỏi sau đây với BLĐ: BLĐ có cổ phần đáng kể trong công ty không? BLD có minh bạch các giao dịch không? BLĐ có sẵn sàng thoái vốn với các hoạt động không có lợi nhuận không? BLĐ có sử dụng tiền mặt dư thừa để mua lại cổ phiếu không? Điều cuối cùng các nhà quản lý điều hành có muốn mua lại cổ phiếu Qũy không? ”
3. Chỉ trả một mức giá hợp lý, ngay cả đối với một doanh nghiệp xuất sắc. “Chúng tôi cố gắng tìm kiếm một mức giá hợp lý nhất mà chúng tôi trả cho quyền sở hữu ngay cả với một doanh nghiệp cao cấp. Ngay cả doanh nghiệp lớn nhất thế giới cũng không phải là đầu tư tốt nếu giá quá cao. ”
4. Đầu tư dài hạn: Ông thích đầu tư dài hạn và cố gắng tránh việc dự đoán những thay đổi ngắn hạn bởi điều đó không thế nào đạt được những kết quả tốt đều đặn. Sở hữu cổ phiếu của những công ty chất lượng được điều hành vì lợi ích cổ đông có thể mang lại một cơ hội tuyệt vời để có được khoản thu nhập đáng mong đợi cho nhà đầu tư trong dài hạn.Thêm vào đó, việc mua bán cổ phiếu thường xuyên sẽ có hai điểm bất lợi cơ bản và nó sẽ triệt tiêu hết kết quả là chi phí giao dịch và thuế. Lợi nhuận sẽ tăng nhanh hơn nếu thu nhập tích lũy ít bị ngắt quãng vì phí hoa hồng và thuế. Và đó cũng là công cụ làm giàu của Warren Buffett – lợi nhuận kép.
5. Không đa dạng hóa Danh mục: Một nhà đầu tư không có khả năng đạt được kết quả cao hơn nếu Danh mục quá đa dạng. Càng đa dạng hóa, hiệu suất càng có nhiều khả năng là trung bình. Theo Ông nên tập trung nắm giữ một số công ty đáp ứng các tiêu chí đầu tư. “Ý tưởng đầu tư tốt – đó là, các công ty đáp ứng tiêu chí của chúng tôi – rất khó tìm. Khi chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã tìm thấy một, chúng tôi thực hiện một cam kết lớn. Năm cổ phần lớn nhất tại Geico chiếm hơn 50% danh mục chứng khoán. ”
Nguyên tắc chống đa dạng hóa của Simpson mâu thuẫn với lời khuyên của rất nhiều NĐT khác khi họ lại khuyến khích đa dạng hóa để giảm thiểu rủi ro giảm giá của bất kỳ khoản đầu tư xấu nào.
Chưa có nhiều sách báo viết về ông nhưng chỉ với 5 nguyên tắc mà ông đưa ra ông đã minh chứng cho thấy hiệu suất đầu tư của ông thật đáng nể. Rõ ràng, Lou Simpson là một người hùng, một nhà đầu tư giá trị đáng học hỏi.
Nguồn: ketnoidautu
Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town
(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)