fbpx

Thế lực công nghệ đứng sau chuỗi Pizza 4P’s: 100% IT “nhà làm”, chuyển đổi số nhanh gấp 3 lần Tiki, lọt top 10 TMĐT Việt Nam

Trong năm 2021, mục tiêu của Pizza 4P’s là ứng dụng AI vào tất cả các sản phẩm tuyến trên, đồng thời ứng dụng “internet of things” để tự động hóa càng nhiều thứ càng tốt, hướng đến quy mô 1.000 nhà hàng.

Pizza 4P’s là thương hiệu pizza của người Nhật, được thành lập tại Việt Nam với 25 cơ sở sau 9 năm phát triển. Mặc cho các ông lớn lớn trên thế giới như Pizza Hut, The Pizza Company, Domino’s Pizza… đều ra sức “bơm tiền” nhằm chiếm lĩnh thị phần trong nước, cái tên Pizza 4P’s vẫn gây dựng được thương hiệu riêng nhờ chất lượng đồ ăn và quy cách phục vụ chuyên nghiệp.

Thế lực công nghệ đứng sau chuỗi Pizza 4P’s: 100% IT “nhà làm”, chuyển đổi số nhanh gấp 3 lần Tiki, lọt top 10 TMĐT Việt NamTháng 5/2019, chuỗi nhà hàng này đã hoàn tất nhận vốn đầu tư từ quỹ của Mekong Capital. Trước đó, Pizza 4P’s cũng từng gọi vốn thành công từ Seedcom và Chikaranomoto (sở hữu chuỗi nhà hàng ramen Ippudo tại Nhật Bản) và Locotto.

Tuy nhiên ít người biết rằng đằng sau dịch vụ cao cấp của Pizza 4P’s là sự “nâng đỡ” của cả  một hệ thống công nghệ được xây dựng và vận hành bởi đội ngũ nhân sự của công ty mà không cần thuê ngoài.

Đảm nhiệm vị trí Giám đốc công nghệ đổi mới tại thương hiệu này là Kelly Trần. Cô tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ ngành Khoa học Máy tính tại Mỹ, thỉnh giảng tại Harvard và dành nhiều năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ, tự thành lập cũng như làm việc cho các công ty lớn tại nước ngoài. Sau đó, cô quyết định trở về Việt Nam và đầu quân cho Pizza 4P’s.

Thế lực công nghệ đứng sau chuỗi Pizza 4P’s: 100% IT “nhà làm”, chuyển đổi số nhanh gấp 3 lần Tiki, lọt top 10 TMĐT Việt NamTrước kia, công việc của đội ngũ IT tại đây cũng đơn thuần như đảm bảo các hệ thống camera, thiết bị bán hàng hay wifi,… hoạt động bình thường. Tuy nhiên, Covid-19 ập đến khiến nhiều nhân viên trong đội ngũ của Kelly Trần phải rời đi và chỉ còn lại mình cô. Cũng trong khoảng thời gian này, Pizza 4P’s phải tìm kiếm nguồn thu mới trong bối cảnh các nhà hàng phải đóng cửa vì lệnh giãn cách xã hội.

Thương hiệu này đã từ bỏ “tôn chỉ” chỉ phục vụ tại nhà hàng suốt 9 năm qua của mình để triển khai kênh bán hàng trực tuyến, giao hàng tận nhà. Tuy nhiên, thay vì chuyển đổi lên các ứng dụng như Grab, Gojek hay Now, Pizza 4P’s xây dựng kênh bán hàng qua website riêng và thậm chí còn phát triển một loại pin trong hộp giữ nhiệt để giữ món ăn trong tình trạng hoàn hảo nhất. Đồng thời, đây cũng là cách giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ghi nhận những phản hồi qua các điểm chạm và cải tiến quy trình vận hành.

Thế lực công nghệ đứng sau chuỗi Pizza 4P’s: 100% IT “nhà làm”, chuyển đổi số nhanh gấp 3 lần Tiki, lọt top 10 TMĐT Việt NamKhông chỉ việc nhận đơn, giao hàng mà tất cả các quy trình khác tại 25 cửa hàng của Pizza 4P’s đều được quản lý bởi công nghệ 100% “nhà làm” như hóa đơn điện tử, xây dựng các hệ thống phản hồi với khách hàng và đối tác, nhân viên.

“Chúng tôi phải kết hợp với tất cả mọi người, từ nhân viên bán hàng, nhân viên làm hóa đơn điện tử,… Chúng tôi không có cả tuần để làm những chuyện đó mà phải theo dõi hằng giờ. Tốc độ cải tiến là khoảng 12 giờ đồng hồ. Khi đưa ra một sản phẩm, chúng tôi xây dựng các vòng phản hồi với không chỉ khách hàng mà còn là đối tác và nhân viên. Chúng tôi đã làm điều này trong nhiều tháng liền, cho đến khi tốc độ cải tiến giảm xuống chỉ còn 1-2 tuần”, cô trả lời Vietcetera.

Kelly Trần cũng hào hứng tiết lộ rằng nếu như Tiki mất 24 ngày để chuyển dịch hệ thống sang Google Clouds thì Pizza 4P’s chỉ cần 7 ngày.

Trong khi đó, chỉ sau 8 tháng tự phát triển hệ thống đặt hàng trên website và giao hàng tận nhà, kênh bán hàng này đã giúp Pizza 4P’s đã thu về 30 tỷ đồng, giao hơn 60.000 đơn hàng và tăng trưởng hằng tháng. Đồng thời, website của thương hiệu này còn lọt top 10 thương mại điện tử của Việt Nam, bên cạnh nhưng tên tuổi lớn như Tiki, Lazada, Shopee,…

Gần đây, Pizza 4P’s cũng tự phát triển hệ thống hóa đơn điện tử và đã xuất hơn 17.000 hóa đơn đỏ chỉ trong 2 tháng.

Chia sẻ về mục tiêu trong năm 2021, Kelly Trần cho biết: “Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành công ty hàng đầu của Việt Nam, lấy khách hàng làm trọng tâm. Những công ty lấy khách hàng làm hàng đầu ở Việt Nam thực sự không có nhiều. Trong năm 2021, chúng tôi sẽ ứng dụng AI vào tất cả các sản phẩm tuyến trên bởi F&B là một nền công nghiệp Big data. Chúng tôi cũng sẽ ứng dụng “internet of things” để tự động hóa càng nhiều thứ càng tốt. Đó là cách duy nhất có thể nhân quy mô lên 1.000 nhà hàng”.

Nguồn: CafeBiz

Có thể bạn quan tâm: TỦ SÁCH KHỞI SỰ – KHỞI NGHIỆP – LÀM GIÀU

Bộ sách Khởi sự - Khởi nghiệp - Làm giàu

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề