fbpx

Mô hình cờ đuôi nheo là gì? Đặc điểm & cách giao dịch?

Trong nhóm các mô hình giá cung cấp các tín hiệu tiếp diễn xu hướng tin cậy không thể không nhắc tới mô hình cờ đuôi nheo. Vậy mô hình cờ đuôi nheo là gì? Sức mạnh của mô hình này như thế nào? Bài viết dưới đây Happy Live sẽ chia sẻ đặc điểm cũng như những cách giao dịch với mẫu hình cờ đuôi nheo. Hãy cùng theo dõi nhé!

Mô hình cờ đuôi nheo là gì?

Mô hình cờ đuôi nheo hay còn gọi là Pennant Pattern, là một mô hình giá tiếp diễn, cung cấp các tín hiệu để thực hiện các lệnh Mua/Bán thuận xu hướng tiềm năng. Mô hình này chính là giai đoạn tạm điều chỉnh, nghỉ ngơi sau một xu hướng tăng/giảm dài.

mo-hinh-co-duoi-nheo-la-gi-dac-diem-cach-giao-dich-happy-live-1

Mô hình cờ đuôi nheo có hình cây cột cờ chính là đoạn tăng/giảm theo xu hướng và lá cờ chính là mô hình tam giác. Hành động giá di chuyển trong phần lá cờ và tích lũy, hội tụ hướng về một điểm. Cho đến khi giá breakout các cạnh của lá cờ, chính là lúc nhà giao dịch cân nhắc để vào lệnh thuận theo đà tăng/giảm của xu hướng chính.

Các mô hình cờ đuôi nheo

Mô hình cờ đuôi nheo có hai loại đó là mô hình cờ đuôi nheo tăngmô hình cờ đuôi nheo giảm. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp nhà đầu tư phân biệt hai mô hình này.

1. Mô hình cờ đuôi nheo tăng

Mô hình cờ đuôi nheo tăng (Bullish Pennant) là mô hình tiếp diễn tăng, xuất hiện trong đợt điều chỉnh giá của xu hướng tăng. Như vậy, sự xuất hiện của mô hình này trên thị trường báo hiệu, đợt giảm điều chỉnh chuẩn bị kết thúc và giá sẽ dịch chuyển theo đà uptrend cũ.

Mô hình này cũng cung cấp cho nhà giao dịch các tín hiệu để thực hiện lệnh Mua thuận xu hướng tiềm năng. Do đó, việc nhận diện và hiểu rõ về mô hình này là vô cùng quan trọng. 

  • Xu hướng xuất hiện: Cờ đuôi nheo xuất hiện trong xu hướng tăng.
  • Cấu tạo của mô hình cờ đuôi nheo cũng bao gồm phần cột cờ chính là đà tăng mạnh và phần lá cờ là phạm vi di chuyển hẹp dần, hướng tới hội tụ về một điểm
  • Sau khi breakout khỏi cạnh trên mô hình hoàn thành và cung cấp tín hiệu để thực hiện lệnh Mua thuận xu hướng. 
  • Tâm lý đằng sau mô hình cờ đuôi nheo, cho thấy phe bán đã cố gắng chiếm ưu thế trong giai đoạn giảm điều chỉnh nhưng không thành. Trong khi đó, dù đang chững lại nhưng phe mua vẫn chiếm ưu thế hoàn toàn vượt trội.

mo-hinh-co-duoi-nheo-la-gi-dac-diem-cach-giao-dich-happy-live-2

2. Mô hình cờ đuôi nheo giảm

Mô hình cờ đuôi nheo giảm (Bearish Pennant) là mô hình giá tiếp diễn giảm xuất hiện tại đợt tăng điều chỉnh của xu hướng giảm. Mô hình này có thể cung cấp tín hiệu Bán thuận xu hướng khá tiềm năng. Vì thế nhà đầu tư cần tìm hiểu chi tiết về các đặc điểm của mô hình cờ đuôi nheo giảm, để có thể nhận biết và sử dụng hiệu quả mô hình này trong giao dịch. 

  • Xu hướng xuất hiện: Mô hình cờ đuôi nheo chính là đoạn chững lại của đà giảm trong xu hướng downtrend. 
  • Cấu tạo bao gồm 2 thành phần chính là cột cờ và lá cờ. Cột cờ là phần giá giảm mạnh liên tục theo xu hướng và lá cờ được hình thành bởi 2 đường xu hướng nối đỉnh và đáy. Các đường xu hướng này tiến tới hội tụ tại một điểm bên trái mô hình.
  • Giá breakout khỏi cạnh dưới của lá cờ thì mô hình sẽ hoàn thành, cung cấp tín hiệu để Bán thuận xu hướng
  • Tâm lý của thị trường: Sự xuất hiện của mô hình cờ đuôi nheo giảm cho thấy đà tăng của phe bán đã có dấu hiệu chững lại, phe mua đã nhảy vào cạnh tranh. Tuy nhiên, dù sức mạnh đã suy yếu nhưng phe mua cũng không thể chiếm quyền kiểm soát. Sau khi giá breakout chính là lúc lực bán tích lũy dồn nén đã hoàn thành và giá sẽ dịch chuyển theo hướng cũ.

mo-hinh-co-duoi-nheo-la-gi-dac-diem-cach-giao-dich-happy-live-3

Đặc điểm của mẫu hình cờ đuôi nheo

Vì dễ dàng bị nhận nhầm trên biểu đồ giá. Do đó, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những đặc điểm chi tiết của mô hình cờ đuôi nheo, để phân biệt chúng với các mô hình giá khác. Cụ thể như sau:

  • Xu hướng: Mô hình cờ đuôi nheo thường xuất hiện trong một xu hướng tăng hoặc một xu hướng giảm rõ ràng. Xu hướng tăng giảm này chính là phần cột cờ.
  • Lá cờ được hình thành từ 2 đường xu hướng và hội tụ tại một điểm. Phần lá cờ của mô hình cờ đuôi nheo khá giống với mô hình tam giác đối xứng. Trong thời gian hình thành phần lá cờ giá thường sẽ có sự dao động trong một biên độ nhỏ và thu hẹp cho đến khi hội tụ tại một điểm ở phía bên phải của mô hình, để tạo thành một tam giác hoàn chỉnh.
  • Tín hiệu breakout: Khi giá breakout một trong hai cạnh, giá sẽ di chuyển theo hướng phá vỡ. Khi này mô hình cờ đuôi nheo mới thực sự hoàn thành.
  • Thời gian hình thành: Mô hình cờ đuôi nheo hình thành từ 1 – 3 tuần, tùy thuộc vào khung thời gian. Chú ý, nếu thời gian hình thành mô hình cờ đuôi nheo vượt trên 3 tuần, thì tín hiệu tiếp diễn của mô hình không còn đáng tin cậy nữa.

Cách giao dịch với mô hình giá cờ đuôi nheo

Đối với hầu hết mô hình tam giác nhà đầu tư sẽ giao dịch tại vùng giá breakout và vùng giá hồi về retest lại điểm đã phá vỡ và mô hình cờ đuôi nheo cũng không ngoại lệ. Chúng ta hãy tìm hiểu chi tiết về cách giao dịch với mô hình giá cờ đuôi nheo trong phần dưới đây nhé!

1. Giao dịch Breakout

Về cơ bản, nhà giao dịch chỉ cần đợi giá breakout khỏi cạnh trên hoặc dưới là có thể vào lệnh. Cụ thể các bước để tìm kiếm các lệnh Mua/Bán thuận xu hướng diễn ra như sau: 

Bước 1: Xác định cũng như đánh giá xu hướng đang diễn ra trên thị trường. 

Chỉ tìm kiếm lệnh Mua nếu xu hướng đang diễn ra là uptrend và còn đà tăng trưởng mạnh. Tương tự như lệnh Bán trong xu hướng giảm còn mạnh. Nhà giao dịch nên sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ khác như: trendline, hỗ trợ, kháng cự, kênh giá trên các khung thời gian lớn hơn để có nhận định chính xác nhất.

Bước 2: Tìm kiếm tín hiệu

  • Tín hiệu Mua: Đối với mô hình giá cờ đuôi nheo tăng, giá breakout cạnh trên báo hiệu giá chuẩn bị di chuyển mạnh theo xu hướng uptrend. Nhà giao dịch nên theo dõi hành động giá và nến tín hiệu để vào lệnh Mua thuận xu hướng.
  • Tín hiệu Bán: Đối với mô hình cờ đuôi nheo giảm, khi giá breakout cạnh dưới của mô hình cờ đuôi nheo thì nhà giao dịch có thể cân nhắc để thực hiện vào lệnh thuận Bán thuận xu hướng. 

Bước 3: Thực hiện lệnh

  • Vào lệnh: Theo dõi hình thái của nến Nhật tại vùng tín hiệu để vào lệnh. Điểm vào lệnh tốt nhất là tại mức giá đóng cửa của cây nến breakout.
  • Điểm cắt lỗ nên được đặt bên dưới vùng hỗ trợ (lệnh Mua), bên trên vùng kháng cự (lệnh Bán).
  • Chốt lời bằng chiều cao của mô hình cờ đuôi nheo.

giao dich mo hinh co duoi nheo

2. Giao dịch với cú hồi gần 

Giao dịch với cú hồi gần mang lại xác suất thành công và rủi ro thấp hơn giao dịch breakout. Bởi vì chúng ta không thể đảm bảo rằng sau breakout giá sẽ chỉ di chuyển theo xu hướng cũ, mà hoàn toàn có khả năng xảy ra đảo chiều, đặc biệt là giao dịch trên khung thời gian ngắn. 

Tuy vậy, trader cũng phải chú ý trong nhiều trường hợp, giá breakout và di chuyển mạnh theo hướng cũ. Do đó, nếu giao dịch theo cách này, nhiều khả năng trader sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội thực hiện lệnh Buy/Sell tiềm năng. Về cơ bản, các bước để thực hiện lệnh Buy/Sell cũng tương tự cách giao dịch trên nhưng có một số điểm khác biệt như sau: 

  • Tín hiệu tìm kiếm lệnh

Sau khi giá breakout cạnh kháng cự của mô hình cờ đuôi nheo, nhà giao dịch cần kiên nhẫn chờ đợi giá quay lại vùng phá vỡ này để tìm kiếm cơ hội, chứ không vội vàng thực hiện ngay theo nến phá vỡ. 

  • Cách thực hiện lệnh
    • Vào lệnh: Tại vùng giá quay lại retest lại điểm đã phá vỡ khi giá breakout cạnh dưới của mô hình cờ đuôi nheo một cách mạnh mẽ. 
    • Stop loss: ngay bên dưới vùng giá vừa retest với lệnh Mua và bên trên với lệnh Bán.
    • Chốt lời tương tự như trên.

cach giao dich mau hinh co duoi nheo

Ví dụ như cặp tiền USD/AUD trên khung H1, xuất hiện mô hình cờ đuôi nheo tăng. Nếu giao dịch không lựa chọn cách giao dịch ngay sau khi giá breakout cạnh trên của mô hình cờ đuôi nheo thì giao dịch có thể chờ giá hồi lại gần vùng breakout để thực hiện lệnh Mua thuận xu hướng như trong hình.

3. Giao dịch với cú hồi xa

Cách giao dịch với cú hồi xa khá giống với việc sử dụng hỗ trợ/kháng cự để tìm kiếm các giao dịch thuận xu hướng. Vì vậy, cách giao dịch này được đánh giá là có xác suất thành công cao nhất, tuy nhiên cũng là phương pháp bỏ lỡ nhiều cơ hội giao dịch tiềm năng hơn cả. 

Vì vậy, nhà giao dịch cần tìm hiểu kỹ lưỡng cả được và mất của mỗi phương pháp để có lựa chọn phù hợp nhất. Cách giao dịch này có một số điểm khác biệt nhỏ so với cú hồi gần như sau: 

  • Trong xu hướng tăng: Chờ đợi giá tạo thành đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ rõ ràng, sau đó tiếp tục theo dõi giá hồi lại vùng breakout biến kháng cự thành hỗ trợ, thì mới tiếp tục theo dõi hình thái nến để vào lệnh. 
  • Trong xu hướng downtrend: Tương tự, sau cú breakout của mô hình giá cờ đuôi nheo, nhà giao dịch cần kiên nhẫn chờ đợi giá tạo thành đáy mới sâu hơn đáy cũ và hồi lại vùng phá vỡ để tạo đỉnh mới. Tại thời điểm này, hỗ trợ đã chuyển thành kháng cự và giao dịch có thêm nhiều cơ sở để thực hiện lệnh Bán thuận theo xu hướng. 

Cách vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời thực hiện tương tự như đối với giao dịch cú hồi gần.

cach giao dich mau hinh co duoi nheo

Ví dụ: EUR/USD trên khung H1 cũng tạo ra một mô hình cơ đuôi nheo giảm rõ ràng. Với những nhà giao dịch, giao dịch theo cú hồi xa thì ngay sau khi giá breakout cạnh dưới mô hình, nhà giao dịch vẫn kiên nhẫn chờ giá phản hồi với vùng phá vỡ. Nhà giao dịch chỉ vào lệnh khi tín hiệu hồi xa đã xác nhận đà giảm một cách rõ ràng. Vì vậy, nhà giao dịch có thể thực hiện lệnh Bán thuận xu hướng như hình.

Kết luận

Thông qua bài viết, dù bạn là một nhà giao dịch ít kinh nghiệm cũng đã biết mô hình cờ đuôi nheo (cờ hiệu) là gì, các loại hình cũng như cách ứng dụng trực tiếp mô hình này trong giao dịch. Đương nhiên, cũng giống như mọi mô hình khác, mô hình cờ đuôi nheo cũng có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao nhất trong giao dịch,nhà giao dịch nên phối kết hợp với các công cụ khác để có tín hiệu giao dịch chính xác nhất. Chúc bạn đạt được nhiều lợi nhuận tiềm năng!

Nguồn: 8thstreetgrille

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

Những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề