fbpx

Mô hình giao dịch thực tế (phần 3): ĐIỀU CHỈNH, VÀO VỊ THẾ Ở KHUNG THỜI GIAN THẤP HƠN

Thiết lập mô hình giao dịch này căn điểm vào lệnh trong đợt điều chỉnh bằng cách sử dụng đà phá vỡ ở khung thời gian thấp hơn.

Loại giao dịch: Kết hợp xu hướng tiếp diễn và đột phá.

Ý tưởng

Thiết lập giao dịch này căn điểm vào lệnh trong đợt điều chỉnh bằng cách sử dụng đà phá vỡ ở khung thời gian thấp hơn vì vậy giao dịch này sẽ được thực hiện khi thị trường đang di chuyển cùng với hướng của giao dịch. Điểm vào lệnh này có lợi thế là cho thấy sự xác nhận của đà, đổi lại, vị trí giao dịch sẽ không tốt. Điểm vào lệnh này sẽ yêu cầu các điểm dừng lỗ ban đầu lớn hơn so với vào lệnh gần hỗ trợ hoặc kháng cự, và có tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro thấp hơn tương ứng.

Kích hoạt

Mô hình giao dịch thực tế (phần 3): ĐIỀU CHỈNH, VÀO VỊ THẾ Ở KHUNG THỜI GIAN THẤP HƠN

Sự khác biệt là cách kích hoạt điểm vào lệnh thực tế trong trường hợp này nằm trên đột phá của một số cấu trúc trong chính đợt điều chỉnh – thường hiển thị rõ ràng nhất ở khung thời gian thấp hơn. Một số nhà giao dịch đơn giản hóa cách tiếp cận này và chỉ giao dịch đột phá của nến trước trên khung thời gian giao dịch. Trên một số lượng lớn các giao dịch, cách tiếp cận này rất hú họa bởi vì đỉnh của nến khung thời gian giao dịch có thể có mà cũng có thể không có vai trò quan trọng gì trên thị trường hoặc trên khung thời gian thấp hơn. Đột phá nến trong bất kỳ khung thời gian nào không có gì đặc biệt, bởi vì biểu đồ chỉ đơn giản mô tả lại thị trường.

Trong hầu hết các trường hợp, biến động giá trong khung thời gian thấp hơn sẽ cung cấp các điểm vào lệnh rõ ràng hơn, nhưng đôi khi nó có thể giúp xác định hỗ trợ và kháng cự vững chắc trên khung thời gian giao dịch.

Một vấn đề khác cần xem xét trong các khung thời gian cao hơn là các thị trường sẽ thường xuyên mở ra các khoảng trống giá vượt quá các điểm vào dự kiến. Điều này xảy ra trong tất cả các thiết lập, nhưng trong các đột phá đợt điều chỉnh này nó đặc biệt phổ biến và khoảng trống giá có thể lớn bất thường. Hãy cân nhắc kỹ điều này trong kế hoạch giao dịch của bạn.

Điểm dừng

Về cơ bản, có hai trường phái về việc đặt điểm dừng trong các giao dịch này. Trong trường hợp kích hoạt đột phá khung thời gian thấp hơn, nhiều nhà giao dịch sẽ muốn sử dụng một điểm dừng rất sát, với lý do nếu đột phá thực sự là một điểm tới hạn quan trọng, họ sẽ thoát ra với một khoản lỗ rất nhỏ nếu động thái không phát triển như dự đoán. Hơn nữa, khi chỉ bị lỗ rất ít, họ sẽ hoàn toàn có thể vào lại thị trường nhiều lần cho đến khi họ bắt được động thái mà họ đã tìm kiếm.

Trong một số hoàn cảnh, đây cách tiếp cận tốt nhưng không phải là phương pháp hay nhất. Các khoản lỗ nhỏ cứ tích lũy lại, và sử dụng những điểm dừng quá sát là thực sự không xem xét đến mức độ nhiễu động của thị trường. Tôi thích sử dụng một điểm dừng xa hơn phù hợp với hình dạng của mô hình khung thời gian giao dịch. Có lý do để đặt điểm dừng càng sát càng tốt (vì điều này sẽ giúp vào lệnh với quy mô lớn hơn, không phải vì đó là giao dịch có rủi ro thấp hơn), nhưng không thể tránh khỏi sự đánh đổi giữa tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro và xác suất thành công.

Đối với các nhà giao dịch đặt các điểm dừng quá sát, việc xác định kích thước vị thế là một vấn đề nghiêm trọng. Sẽ mất bao nhiêu điểm vào lệnh cho đến khi họ có được giao dịch thuận lợi? Hai, năm hay nhiều hơn? Mỗi lần như vậy là một lần thua lỗ. Nếu họ định cỡ ít đến mức thua lỗ là không đáng kể thì lợi nhuận cũng chẳng là bao. Nhưng nếu giao dịch với quy mô lớn hơn, họ sẽ không thể vào lệnh nhiều lần.

Mục tiêu lợi nhuận

Mục tiêu lợi nhuận của những mô hình giao dịch theo đợt điều chỉnh đều giống nhau. (xem lại mục tiêu lợi nhuận trong bài viết về “Mô hình giao dịch thực tế (phần 2): Điều chỉnh, mua hỗ trợ hoặc bán khống kháng cự” >> tại đây.

Trích từ ấn phẩm Phân tích kỹ thuật: Sự kết hợp giữa Khoa học và Nghệ thuật trong đầu tư chứng khoán

Có thể bạn quan tâm

Phân tích kỹ thuật:

Sự kết hợp giữa KHOA HỌC và NGHỆ THUẬT

trong đầu tư chứng khoán

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề