fbpx

Nền kinh tế và thị trường tài chính

Nền kinh tế và thị trường tài chính, đây là những kiến thức cơ bản mà bạn cần biết nếu muốn đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán bất kể bạn đang ở quốc gia nào. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Thị trường tài chính

Thị trường tài chính là nơi mua bán và trao đổi các loại tài sản tài chính, nó có thể là cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hoặc các công cụ phái sinh,… Thị trường tài chính là một chủ thể độc lập và có khả năng ảnh hưởng lên sự mức tăng trưởng, lãi suất, lạm phát cũng như giá trị chuyển đổi giữa các loại tiền tệ. Trong mỗi thị trường đều có quy luật cung cầu, giá cả và các yếu tố bên ngoài khác nhau. Trong đó, các thị trường quan trọng và nổi bật bao gồm: ngoại hối, tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai và quyền chọn. Mỗi thị trường này đều có những loại tài sản khác nhau. Nhìn chung, thị trường tài chính có tầm ảnh hưởng quan trọng lên nền kinh tế toàn cầu cũng như trong một quốc gia.

Nền kinh tế và thị trường tài chính

Nền kinh tế

Nếu chỉ nhìn riêng rẽ, việc doanh thu của doanh nghiệp tăng 5% là vô nghĩa. 5% so sánh với gì? Tăng trưởng trong giai đoạn nào? Doanh thu doanh nghĩa hay thực tế? Các chỉ số kinh tế chính sư GDP, doanh thu thực tế, mức tiêu dùng và mức đầu tư là rất quan trọng, nó giúp cho việc đánh giá được sự hiệu quả của một doanh nghiệp qua thời gian. Ví dụ, một doanh nghiệp chỉ tăng trưởng 5% trong khi nền kinh tế trên danh nghĩa tăng 8% cho thấy doanh nghiệp không thật sự hoạt động hiệu quả. Ngược lại, một doanh nghiệp tăng trưởng 5% trong nền kinh tế chỉ tăng trưởng 3% cho thấy được rằng doanh nghiệp này phát triển rất tốt.

GDP

GDP là một trong những chỉ số đơn và hiệu quả nhất trong việc đánh giá chung nền kinh tế của một quốc gia, chính sách công cộng cũng như hiệu quả hoạt động tương đối của doanh nghiệp. Chỉ số GDP giúp trả lời những câu hỏi quan trọng: Nền kinh tế có tăng trưởng tốt so với quá khứ? Các nhà chính trị có giúp nền kinh tế tăng trưởng đúng theo lời hứa? Doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả như thế nào so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế?

Lạm phát

Lạm phát tuy là từ ngữ phổ biến khi nhắc đến nền kinh tế, tuy nhiên lại thường dùng để phản ánh sai đinh nghĩa của nó. Lạm phát được hiểu là sự tăng giá cả đối với hàng hóa và dịch vụ nói chung. Giá cả của một loại hàng hóa nhất định tăng lên không làm cho lạm phát xảy ra. Chỉ số thường được dùng để đo lường mức độ lạm phát là chỉ số tiêu dùng (CPI). Chỉ số này đo lường giá một rổ hàng hóa và dịch vụ nhất định so với một năm cơ sở.

Lãi suất

Lãi suất thể hiện mức người đi vay phải trả cho người cho vay, thường được thể  hiện ở số %. Lãi suất điều hành và lãi suất Trái phiếu là một trong những con số quyết định mức lãi suất cho vay. Trong đó, lãi suất điều hành là lãi suất mà các ngân hàng phải trả khi vay mượn qua đêm. Con số này được Ngân hàng Trung ương đặt ra và được dùng làm cơ sở cho chi phí vay nợ của toàn hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.

Có nhiều chỉ số kinh tế quan trọng khác được dùng làm dự báo cho nền kinh tế bao gồm: chỉ số thất nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp, chí số tiêu dùng bán lẻ/ Việc dự phóng nền kinh tế đòi hỏi nhà đầu tư phải đưa ra dự báo dựa trên những chỉ số này. Ngân hàng, doanh nghiệp, định chế tài chính, chính phủ đều có những dự báo của riêng mình về nền kinh tế trong những năm tiếp theo nhằm có góc nhìn tổng quan hơn cũng như trách nhiệm đối với cộng đồng nhà đầu tư. Thị trường tài chính thông thường sẽ phản ánh những kỳ vọng này của nhà đầu tư.

Nguồn: Sưu tầm

Có thể bạn quan tâm

Tủ sách Tinh hoa chứng khoán toàn tập

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề