Nguyên tắc đầu tư tạo nên thành công của Bruce Kovner (Phần 2)
Vốn xuất thân là một anh chàng lái taxi, Bruce Kovner sớm “bén duyên” với chứng khoán thông qua công việc tại Commodities Corp và được người thầy Michael Marcus hỗ trợ rất nhiều trong công việc. Thế nhưng, khi bỏ qua tất cả các khó khăn và thuận lợi về ngoại cảnh, Bruce đã ứng dụng nguyên tắc nào trong đầu tư chứng khoán để tạo ra khối tài sản 12 tỷ đô trong 28 năm đầu tư của mình?
Sơ lược về nguyên tắc Heisenberg
Nguyên tắc Heisengerg (nguyên tắc rủi ro) chính là một trong những nguyên tắc gối đầu của Bruce. Nguyên tắc này cho rằng nếu bạn càng ít quan sát thì bạn sẽ càng dễ trade hơn. Tương tự, nếu đặt quá nhiều sự chú ý đến một việc, nhiều khả năng điều bạn mong chờ sẽ không xuất hiện như đã định.
Cách áp dụng nguyên tắc Heisenberg vào trading
Nếu các nhà đầu cơ chỉ chăm chăm quan sát các hướng di chuyển của giá, thì phần lớn khả năng là họ sẽ bị những dấu hiệu sai lệch chi phối. Nếu thị trường là phản ánh của hoạt động không dự đoán được thì các sự sai lệch kĩ thuật là điều không thể tránh khỏi. Bruce chia sẻ: “Một trong những traders mà tôi quen biết, thu được lợi nhuận khủng trên thị trường chỉ số chứng khoán bằng cách tìm kiếm cách mà thị trường chứng khoán thu lời từ trader và điều đó dường như là một chiến thuật rất hiệu quả.”
Quan điểm của Bruce Kovner về phương pháp phân tích kĩ thuật
Đối với Bruce Kovner thì phương pháp phân tích kĩ thuật được ví như “nhiệt kế” vậy: “Nếu bạn là một nhà đầu tư có trách nhiệm, bạn phải luôn muốn biết thị trường đang sôi động hay đóng băng, bạn phải cố gắng tìm hiểu triệt để về thị trường để có thể nắm bắt bất cứ lợi thế dẫn trước nào xuất hiện”
Bruce đã rất linh hoạt trong việc phân tích những nhân tố cơ bản cùng với việc vận dụng những dự báo kĩ thuật của một thị trường cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tế, phân tích kĩ thuật không đơn giản như những gì mà các trader thường nghĩ dù là trong forex, futures hay bất cứ thị trường tài chính nào.
“Theo tôi, kết quả của phân tích kĩ thuật chỉ một phần nhỏ đúng đắn, còn lại hầu như chỉ là những thông tin gây xao nhãng. Những nhà phân tích số liệu thường phóng đại hoá những gì con số muốn nói và khẳng định chúng dự đoán tương lai của thị trường. Nhưng họ quên mất rằng, phân tích kĩ thuật chỉ dựa trên những số liệu lịch sử và giả định rằng lịch sử sẽ lặp lại để dự đoán tương lai. Chính vì vậy, chúng ta không thể hoàn toàn kiểm soát được những biến động tương lai của thị trường nếu chỉ đơn thuần dựa vào các phân tích kĩ thuật mà còn phải sử dụng tư duy logic cá nhân để dự báo hành vi của người tham gia thị trường thông qua hành vi trade trong quá khứ của họ.” Bruce nói.
Những biểu đồ, số liệu phân tích kĩ thuật với Bruce được ví như một “giọng nói” của tất cả những traders trên thị trường, và không mất mát gì nếu ta xem chúng là một công cụ hữu hiệu để phục vụ cho việc trading của mình.
Quản trị rủi ro là điều tối quan trọng
“Tôi dám chắc rằng quản trị rủi ro là một yếu tố tối quan trọng để có thể thu lời an toàn trên thị trường. Trade dưới target là lời khuyên thứ hai của tôi. Bất kể vị trí của bạn là mua hay bán, hãy chia chúng ra, ít nhất là một nửa”
Hẳn các trader đã nghe lời khuyên này rất nhiều lần có thể đến mức nhàm chán nhưng khi lời khuyên này được đưa ra bởi một trader gạo cội như Bruce – người đã thu về tỷ đô từ thị trường chứng khoán, thì bạn nên ít nhiều suy ngẫm thật cặn kẽ về điều này.
“Bất cứ khi nào tôi đặt lệnh mua hay bán, tôi đều đặt cho mình một lệnh dừng trước. Đó là liều thuốc an thần duy nhất giúp tôi có thể ngủ yên. Tôi tạo cho mình một lối ra trước khi bước vào một cánh cửa nào đó. Khối lượng giao dịch được quyết định dựa trên lệnh dừng, và lệnh dừng được tính toán dựa vào những phân tích kĩ thuật”
“Tôi đã cố gắng nhắc đi nhắc lại điều này với rất nhiều traders vì chúng là sự thật không thể chối cãi. Bạn cần hiểu rõ từng khía cạnh trước khi bạn nhấn nút đặt lệnh.”
Còn đối với những lần giao dịch không may thua lỗ? Ông ấy có tự trách mình như những traders khác không? Và đây là câu trả lời của Bruce Kovner: “Tôi cũng có những lúc thua lỗ nặng, nhưng tôi chưa bao giờ cố tự trách móc bản thân mình, miễn là những phiên lỗ đó là tiền đề để thử nghiệm những phương pháp trade tối ưu hơn nữa”.
Trong suốt 28 năm hoạt động, quỹ Caxton do Bruce đứng đầu chưa bao giờ ghi nhận một năm thua lỗ ngoại trừ năm 1994 khi vốn bị sụt giảm 2,5%. Lợi nhuận trung bình hàng năm cho quỹ phòng vệ là 21%. Con số này đối với bạn có thể không cao nhưng câu chuyện sẽ khác nếu tính trên tổng tài sản trị giá tỷ đô thì 21% quả không phải là một con số nhỏ cho lợi nhuận chỉ trong vỏn vẹn một năm. Bruce đã tạo ra khối tài sản khổng lồ được ước tính hơn 12 tỷ đô cho sự nghiệp 28 năm đầu tư của mình.
Xem lại: Bruce Kovner: Từ chàng trai lái taxi thành nhà đầu tư tỷ phú (Phần 1)
Nguồn: TraderViet
Có thể bạn quan tâm:
Làm giàu từ chứng khoán bằng phương pháp VSA chính gốc
Nghiên cứu chuyên sâu về cách giao dịch của Wyckoff