fbpx

Những nhà đầu tư phân tích kỹ thuật muốn khuyên bạn điều gì?

Phân tích kỹ thuật là dự đoán vận động giá cả tương lai dựa trên khảo sát giá trong quá khứ. Như dự báo thời tiết, Phân tích kỹ thuật không hoàn toàn chính xác tuyệt đối. Thay vào đó, Phân tích kỹ thuật có thể giúp nhà đầu tư dự đoán về khả năng diễn biến giá trong tương lai là gì. Nếu bạn là người đang đi theo phân tích kỹ thuật, bạn có thể tham khảo những bài học từ các NĐT lão làng của phương pháp này. 

Phân tích kỹ thuật

Marty Schwartz

Nguyên là một nhà phân tích cổ phiếu nhưng phát bệnh vì cứ phải viết các tư vấn đầu tư rác rưởi cho các công ty được định giá trên trời, Marty Schwartz đã phát triển và kết hợp vài chỉ báo kỹ thuật với nỗ lực nhằm xác định các điểm vào lệnh với rủi ro thấp cho các giao dịch của ông. Schwartz đã thành công khi ông chuyển đổi sang sử dụng phân tích kỹ thuật và tập trung vào khả năng xác suất trong toán học.

Ông giao dịch tài khoản của ông từ 40.000 USD lên đến 20 triệu USD và thắng giải thi đầu tư của nước Mỹ (US Investing Championship) năm 1984. Khi được hỏi rằng phân tích kỹ thuật có tác dụng gì không, ông trả lời “Tôi đã dùng phân tích cơ bản trong 9 năm và bây giờ thì trở nên giàu có bằng phân tích kỹ thuật”. 

Trường phái của ông là sử dụng đường trung bình động – moving average (MA) để xác định các cổ phiếu tốt, bằng cách tìm ra phân kỳ dương (positive divergence) giữa hành động giá của cổ phiếu này so với thị trường chung.

Câu nói nổi tiếng của Marty Schwartz là “Trader thà thua lỗ còn hơn thừa nhận họ sai…Tôi đã trở thành một trader thắng lợi khi tôi có thể nói rằng “Vứt cái tôi vào địa ngục đi, kiếm tiền quan trọng hơn”

Câu nói nổi tiếng của Marty Schwartz là “Trader thà thua lỗ còn hơn thừa nhận họ sai…Tôi đã trở thành một trader thắng lợi khi tôi có thể nói rằng “Vứt cái tôi vào địa ngục đi, kiếm tiền quan trọng hơn””.

Mark D. Cook

Ông này đã lỗ sạch vốn vài lần trong khi học trade, bao gồm 1 lần lỗ nhiều hơn cả tài sản đang có. Năm 1982, ông giao dịch khối lượng lớn lệnh Option (quyền chọn) và gây lỗ lớn. Tài khoản của ông đã giảm từ mức 165.000 USD xuống mức thâm hụt đến 350.000 trong vòng vài ngày. Một khoản lỗ 815.000 USD là số tiền lỗ mà ông đã làm lỗ trong tài khoản của gia đình.

Không phải là người bỏ cuộc, 5 năm sau, Mark D.Cook đã hoàn toàn gỡ lại hết. Ông nói rằng bước ngoặt đến thành công của ông nhờ ông phát triển một thứ mà ông gọi là “Cumulative Tick indicator” (Chỉ báo Tick tích lũy).

Không phải là người bỏ cuộc, 5 năm sau, Mark D.Cook đã hoàn toàn gỡ lại hết nợ nần
Không phải là người bỏ cuộc, 5 năm sau, Mark D.Cook đã hoàn toàn gỡ lại hết nợ nần

Có một chỉ báo được sử dụng rộng rãi tên là “Tick”, trong đó, nếu số lượng cổ phiếu trên sàn NYSE đã tăng giá trong lần giao dịch trước thì gọi là uptick (tick tăng), còn số cổ phiếu giảm giá thì gọi là downtick (tick giảm). Khi chỉ báo Tick này vượt lên trên hoặc xuống dưới một dải băng trung bình thì “chỉ báo Tick tích lũy” bắt đầu cộng vào hoặc trừ ra các tick từ mức tích lũy chung. Chỉ báo này hoạt động như là một công cụ báo động tình trạng quá mua hoặc quá bán. Khi nó đạt đến 1 ngưỡng cực điểm tăng hoặc cực điểm giảm nào đó thì thị trường có thể sẽ đảo chiều.

Năm 1989, ông Mark D.Cook đã đứng thứ 2 trong Cuộc thi đầu tư nước Mỹ (US Investing Championship) trong mảng giao dịch cổ phiếu, vào năm 1992 khi đổi sang giao dịch quyền chọn (options) thì ông đoạt giải quán quân với mức lợi nhuận là 563%. Bây giờ, ông giao dịch options và nắm giữ chúng từ 3-30 ngày và giao dịch trong ngày chỉ số S&P 500 và chỉ số NASDAQ futures.

Lời khuyên mark d cookCâu nói nổi tiếng của Mark D.Cook “Để là trader thành công, anh cần phải cam kết hoàn toàn…Người nào tìm kiếm đường tắt sẽ dẫn đến thất bại. Và ngay cả khi nếu anh làm đúng tất cả mọi thứ, anh cũng nên tính đến khả năng anh sẽ thua lỗ trong 5 năm đầu tiên…Sự thật khó khăn và lạnh lùng này là điều nhiều trader không muốn nghe hoặc tin, nhưng việc bỏ qua nó không làm thay đổi thực tế”.

Victor Sperandeo

Ông là một Trader thị trường quyền chọn (options) và là một nhà phân tích kỹ thuật với chuỗi lợi nhuận kéo dài 18 năm, mức bình quân 72% mỗi năm. Năm thua lỗ đầu tiên của ông là 1990 với mức lỗ 35%. Victor Sperandeo mô tả phong cách của ông là chỉ chấp nhận rủi ro khi thấy có kèo chắc. Sau 2 năm nghiên cứu, ông đã tìm ra “tuổi thọ” riêng trong biến động của từng thị trường. Ví dụ ông cảnh báo rằng một sóng trung gian (intermediate swing) của chỉ số Dow trong giai đoạn tăng giá là khoảng 20%. Sau khi đã đạt 20% thì khả năng tăng tiếp là rất khó.

Victor Sperandeo
Victor Sperandeo

Theo Sperandeo, hiểu được điều đó tạo một sự khác biệt lớn, giống như chính sách bảo hiểm rủi ro cho một người 80 tuổi khác với 1 người 20 tuổi. Sperandeo tin rằng lý do phổ biến cho thất bại của các nhà phân tích kỹ thuật là họ áp dụng chiến thuật của họ vào thị trường mà không để ý đến tuổi thọ của một đợt biến động tăng hoặc giảm.

Hiện nay, Victor Sperandeo đang là Chủ tịch kiêm Tổng giámdốc của Alpha Financial Technologies, vốn được biết đến rộng rãi với các chỉ số đi theo xu hướng và dựa vào thị trường futures như : The Diversified Trends indicator, The Commodity Trends Indicator, và The Financial Trends Indicator.

“Chìa khóa để giao dịch thành công là kỷ luật cảm xúc. Kiếm tiền không liên quan gì đến sự thông minh. Để trở thành trader thành công, bạn cần phải thừa nhận lỗi lầm. Người sáng dạ thì không mắc nhiều lỗi lắm. Ngoài trading, hầu như không có nghề nghiệp nào khác mà bạn cần phải thừa nhận khi bạn sai. Trong trading, bạn không thể giấu đi sai lầm của mình"

Câu nói nổi tiếng của Victor Sperandeo “Chìa khóa để giao dịch thành công là kỷ luật cảm xúc. Kiếm tiền không liên quan gì đến sự thông minh. Để trở thành trader thành công, bạn cần phải thừa nhận lỗi lầm. Người sáng dạ thì không mắc nhiều lỗi lắm. Ngoài trading, hầu như không có nghề nghiệp nào khác mà bạn cần phải thừa nhận khi bạn sai. Trong trading, bạn không thể giấu đi sai lầm của mình”.

Ed Seykota

Ed Seykota là người tiên phong trong việc lập trình hóa các hệ thống giao dịch. Được truyền cảm hứng bởi Richard Donchian, Ed Seykota bắt đầu phát triển hệ thống giao dịch trên thị trường futures vào những năm 1970. Ông đã kiểm nghiệm và thực thi các ý tưởng của mình trên máy tính IBM 360. Điều này xảy ra rất lâu trước khi thị trường chứng khoán được giao dịch online. Ở thời điểm đó, máy tính có kích cỡ bằng cả căn phòng lớn và được lập trình thông qua các thẻ đục lỗ.

Ed Seykota
Ed Seykota (trái)

Ban đầu, ông viết các hệ thống giao dịch theo xu hướng với một số quy tắc về nhận dạng mô hình và quản lý vốn. Vào năm 1988, một trong số các tài khoản khách hàng của ông đã tăng đến 250.000%. Ngày nay, câu chuyện được kể rằng công việc mỗi ngày của ông chỉ là tốn vài phút để chạy chương trình máy tính và tìm kiếm các tín hiệu giao dịch mới.

Ed Seykota thứa nhận thành công của ông nhờ vào quản lý vốn tốn, khả năng cắt lỗ và phân tích kỹ thuật dựa trên hệ thống giao dịch mà ông tạo ra. Ông gọi phân tích cơ bản (fundamental) là “funny-mental” (những chuyên gia hài hước), với giải thích rằng thị trường đã trộ, hết các thông tin đại chúng vào trong nó, khiến phân tích cơ bản ít hữu dụng.

lời khuyên Ed Seykota

Câu nói nổi tiếng của Ed Seykota là “Có kiểu trader già dặn (old trader) và kiểu trader táo bạo (bold trader), nhưng có rất ít trader vừa già dặn vừa táo bạo”.

Nguồn: Trader FX 

Có thể bạn quan tâm:

Bộ sách đầu tư hiệu quả trong thị trường Forex

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề