fbpx

Peter Lynch – tổng kết hữu ích về 6 danh mục cần quan tâm khi mua một cổ phiếu (Phần 1)

Là một trong những quản lý quỹ thành công nhất từ trước đến nay với những thành tích xuất sắc tại quỹ đầu tư Fidelity Magellan, Peter Lynch cũng là một người thầy truyền cảm hứng về học thuyết đầu tư giá trị cho nhiều nhà đầu tư trên chứng trường.

Sau đây là phần tổng kết những kiến thức bổ ích về các cổ phiếu thuộc sáu danh mục khác nhau từ NĐT Peter Lynch mà chắc hẳn bạn sẽ quan tâm:

Peter Lynch nhà đầu tư huyền thoại
Peter Lynch nhà đầu tư huyền thoại

1. Khái quát về cổ phiếu

• Chỉ số P/E. Chỉ số này cao hay thấp phụ thuộc vào từng công ty cụ thể và những công ty tương tự nhau trong cùng một lĩnh vực kinh doanh.

• Phần trăm quyền sở hữu theo định chế: Phần trăm này càng thấp càng tốt.

• Các thành viên nội bộ công ty mua cổ phiếu hay chính công ty đó mua lại cổ phần. Đây đều là những dấu hiệu tích cực.

• Số liệu về tốc độ tăng lợi nhuận và liệu đó là lợi nhuận bất thường hay đều đặn. (Loại công ty duy nhất trong đó vai trò của lợi nhuận không quan trọng là công ty có nhiều tài sản ngầm).

• Công ty đó có bảng cân đối tài chính vững vàng hay yếu kém (tỷ lệ nợ trên tài sản) và nó có ảnh hưởng như thế nào đối với sức mạnh tài chính của công ty.

• Tình trạng tiền mặt. Với 16 đô la tiền mặt ròng, tôi biết cổ phiếu của Ford sẽ không thể tụt xuống dưới mức 16 đô la một cổ phiếu được. Đó là mức giá sàn của cổ phiếu.

2. Những công ty tăng trưởng chậm

con rùa

• Lý do bạn mua cổ phiếu của các công ty này là mức lãi cổ tức (nếu không phải là mức lãi cổ tức thì bạn mua nó làm gì?), bạn muốn kiểm tra xem cổ tức có đảm bảo trả đủ không hoặc có thể tăng đều đặn hay không.

• Khi có thể, hãy tìm hiểu xem bao nhiêu phần trăm lợi nhuận đang được dùng để trả cổ tức. Nếu nó thấp thì điều đó chứng tỏ công ty đó có khả năng chèo chống trong thời kỳ làm ăn khó khăn. Nó có thể kiếm được ít tiền hơn nhưng vẫn duy trì mức cổ tức để trả đầy đủ cho bạn. Còn nếu số phần trăm đó cao, mức cổ tức sẽ bấp bênh hơn đấy.

3. Những công ty vững mạnh

• Đây là những công ty lớn khó có khả năng lâm vào khủng hoảng hay phá sản. Điểm mấu chốt ở đây là giá cả, và chỉ số P/E sẽ cho bạn biết liệu bạn có đang trả giá quá cao hay không.

• Kiểm tra khả năng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh có nguy cơ làm giảm lợi nhuận tương lai.

• Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của công ty trong dài hạn và thống kê xem liệu nó có duy trì được mức tăng trưởng như vậy trong vài năm gần đây không.

• Nếu bạn có ý định nắm giữ cổ phiếu của một công ty vĩnh viễn, hãy xem cách mà công đó xoay sở trong những cơn khủng hoảng hay những cú rớt giá của thị trường trước đây. (McDonald’s đã vượt qua cú sốc năm 1977 thành công và chuyển hướng trong cú sốc 1984. Trong biến cố lớn 1987, nó cũng chịu những tổn thất giống như các công ty khác. Nhưng nhìn chung, nó vẫn là một cổ phiếu tương đối an toàn. Bristol-Myers đã rất nguy khốn trong thời kỳ khủng hoảng 1973 – 1974, và nguyên nhân chủ yếu là cổ phiếu của công ty được định giá quá cao. Tuy nhiên, trong những năm 1982, 1984, 1987, công ty này lại làm rất tốt. Kellog đã vượt qua tất cả những biến cố này ngoạn mục, ngoại trừ cuộc đại khủng hoảng năm 1973-1974).

4. Các công ty biến động theo chu kỳ

chu kỳ kinh tế

• Phải liên tục để mắt tới lượng hàng tồn kho và quan hệ Cung – Cầu. Quan sát những cánh cửa gia nhập thị trường mới, vì đó thông thường là mối đe dọa với thị trường.

• Dự đoán sự giảm sút nhanh chóng chỉ số P/E sau thời kỳ doanh nghiệp hồi phục và các nhà đầu tư hướng tới giai đoạn cuối của chu kỳ kinh doanh, khi lợi nhuận đạt được cực đại.

• Nếu bạn hiểu được công ty biến động theo chu kỳ mà bạn đang theo dõi, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định các chu kỳ. (Ví dụ: Có lẽ nhiều người biết rằng chu kỳ kinh doanh tồn tại trong lĩnh vực chế tạo ô tô. Cứ sau 3 tới 4 năm đi xuống lại có 3 tới 4 năm đi lên. Thật vậy, ô tô nào rồi cũng cũ đi và người ta phải thay cái mới. Mọi người có thể không thay ngay trong một, hai năm nhưng sớm hay muộn thì họ cũng phải thay thôi.

• Có vẻ như tình trạng ế ẩm của ngành kinh doanh chế tạo ô tô càng trầm trọng bao nhiêu thì khả năng phục hồi càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Đôi khi tôi không hề lo ngại về một năm buôn bán ế ẩm vì tôi biết rằng sắp có một sự tăng trưởng trở lại ổn định và lâu dài hơn.

• Chúng ta có sự tăng lên trong doanh số bán ô tô năm năm liên tục, vì vậy, chúng ta đang ở giữa chu kỳ kinh doanh và có lẽ đang ở gần giai đoạn cuối. Nhưng dự đoán sự tăng trưởng trong một chu kỳ kinh doanh có vẻ dễ dàng hơn là dự đoán sự đi xuống)

Còn tiếp

Nguồn: Trên đỉnh phố Wall 

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Đầu tư giá trị từ A đến Z

bo-sach-dau-tu-gia-tri-tu-den-z

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề