Philip Fisher – Không nên đa dạng hóa quá mức các khoản mục đầu tư?
Trong đầu tư, đa dạng hóa là nguyên tắc luôn được coi trọng nhất. Bởi thế, ngay cả các nhà đầu tư thông thường cũng không thể không thực hiện đa dạng hóa các danh mục đầu tư ở mức vừa đủ. Họ luôn thấm thía bài học xương máu của những người “đặt tất cả trứng của mình vào một giỏ”. Tuy nhiên, theo NĐT Philip Fisher hầu như chẳng ai suy nghĩ cẩn trọng về tác hại khôn lường của các yếu tố khác.
Dưới đây là những lời khuyên của huyền thoại Philip Fisher cho các nhà đầu tư về việc đa dạng hóa.
Đó chính là bất lợi của việc đặt trứng vào quá nhiều giỏ để rồi cuối cùng lại rơi vào chiếc giỏ không mấy hấp dẫn và cũng không thể nào canh chừng được tất cả các giỏ đựng trứng đó. Ví dụ, trong số các nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu thường có giá trị thị trường từ 200.000-50.000 đô-la, tỷ lệ phần trăm những người có 25 loại cổ phiếu hay nhiều hơn thật là kinh khủng. Đó không phải là do con số 25. Vấn đề là trong hầu hết các trường hợp, anh ta chỉ có một số tỷ lệ phần trăm rất nhỏ các cổ phiếu hấp dẫn mà nhà đầu tư hay cố vấn của anh ta hiểu rõ. Nhà đầu tư đề cao sự đa dạng hóa với nỗi lo sẽ đặt quá nhiều trứng vào một chiếc giỏ, và rồi khiến họ mua quá ít cổ phần của những công ty mà họ hiểu rõ và quá nhiều cổ phần của những công ty mà họ chẳng có chút hiểu biết nào. Dường như nhà đầu tư, hay tệ hơn là cố vấn của anh ta, chẳng bao giờ nhận thức được rằng mua cổ phần của một công ty mà không có đủ kiến thức về nó còn nguy hiểm hơn là không đa dạng hóa.
Mức độ đa dạng hóa bao nhiêu là đủ và đến mức nào thì sẽ trở nên quá nguy hiểm? Nó phần nào giống như lính bộ binh xếp một bó súng trường. Một người lính không thể xếp súng một cách chắc chắn chỉ với hai khẩu súng trường nhưng anh ta có thể làm với năm hay sáu khẩu súng được đặt đúng cách. Hơn thế nữa, anh ta còn có thể sắp xếp chắc chắn và đảm bảo với năm chiếc cũng như với năm mươi chiếc. Tuy nhiên, trong vấn đề đa dạng hóa này có một sự khác biệt quan trọng giữa xếp súng trường và chứng khoán thông thường. Đối với súng trường số lượng cần thiết để sắp xếp thành một chồng chắc chắn không mấy khi phụ thuộc vào loại súng trường mà những người lính sử dụng. Với cổ phiếu, bản thân tính chất của cổ phiếu cũng cần phải tính đến hàng loạt các vấn đề khi tìm hiểu mức độ đa dạng hóa thật sự cần thiết.
Một số công ty, giống như hầu hết các nhà máy sản xuất hóa phẩm, đã đạt được một mức độ đa dạng hóa đáng kể. Trong khi tất cả sản phẩm của họ được xếp vào lĩnh vực hóa phẩm, rất nhiều sản phẩm kể trên có thể là đầu vào của các ngành khác hoàn toàn không liên quan. Một số sản phẩm gặp phải những vấn đề khác nhau trong lĩnh vực chế tạo, sản xuất và có thể được bán cạnh tranh đến tay nhiều nhóm người tiêu dùng. Hơn nữa, khi mà chỉ có một loại hóa phẩm thì nhóm khách hàng sẽ chiếm số lượng lớn trong ngành, yếu tố đáng kể của việc đa dạng hóa trong công ty có thể xuất hiện.
Chiều rộng và chiều sâu trong bộ máy quản lý cho thấy công ty đã tiến triển đến mức nào khi bộ máy quản lý chỉ có một người, đây cũng là các nhân tố rất quan trọng trong việc quyết định thực chất cần đa dạng hóa đến mức nào để có thể đảm bảo an toàn. Cuối cùng, khi có sự thay đổi, cổ phần thuộc các ngành có tính chu kỳ cao sẽ khiến hoạt động kinh doanh biến động nhiều − chúng cần có sự đa dạng hóa ở mức cao hơn để giữ cân bằng so với cổ phần thuộc các ngành ít bị ảnh hưởng bởi biến động mang tính chu kỳ.
Sự khác biệt giữa mức độ đa dạng hóa về nội tại của các cổ phiếu khiến ta không thể đề ra các nguyên tắc cố định về mức độ đa dạng hóa tối thiểu mà nhà đầu tư trung bình cần phải có để đạt kết quả tối ưu. Mối quan hệ giữa các ngành liên quan cũng rất quan trọng. Ví dụ, một nhà đầu tư có mười loại cổ phiếu với giá trị như nhau nhưng có tới tám loại cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng, như vậy mức độ đa dạng hóa là chưa đủ. Trái lại, nếu anh ta đầu tư mỗi loại cổ phiếu vào một ngành khác nhau thì mức độ đa dạng hóa lại quá mức cần thiết.
Mỗi trường hợp sẽ có các mức độ khác nhau và không tồn tại một nguyên tắc chuẩn xác nào đối với mức độ đa dạng hóa. Dưới đây là một số hướng dẫn mang tính cố định về mức đa dạng hóa tối thiểu dành cho hầu hết các nhà đầu tư, trừ một số ít các nhà đầu tư đặc biệt:
A. Tất cả các khoản đầu tư có thể được giới hạn trong các loại cổ phiếu tăng trưởng đã được lựa chọn, ví dụ như Dow, Du Pont hay IBM. Nhà đầu tư sẽ đặt kỳ vọng tối thiểu vào năm loại cổ phiếu tăng trưởng. Có nghĩa là anh ta sẽ đầu tư không quá 20% tổng số vốn ban đầu vào bất cứ loại cổ phiếu nào trong những loại này. Nhưng như vậy không có nghĩa là nhà đầu tư sẽ phải lo lắng nếu một loại cổ phiếu tăng giá nhanh hơn những loại còn lại, sau mười năm cổ phiếu đó chiếm 40% tổng giá trị danh mục.
Nhà đầu tư có 20% lượng vốn ban đầu trong mỗi công ty như hướng dẫn phải đảm bảo là dòng sản phẩm của năm công ty này chỉ có sự tương đồng rất nhỏ.
B. Khoản đầu tư có thể bao gồm các loại cổ phiếu của những công ty trẻ tăng trưởng với độ rủi ro rất cao và cổ phiếu được các tổ chức mua. Đó là các công ty có đội ngũ quản lý tốt chứ không chỉ do một người phụ trách với doanh số nằm giữa 15 triệu đô-la hay 100 triệu đô-la một năm, và có chỗ đứng vững chắc trong ngành. Ít nhất hai công ty loại này sẽ phải tương đương một công ty thuộc loại A. Nói cách khác, nếu chỉ có các công ty nhóm B, nhà đầu tư sẽ bắt đầu đầu tư với 10% vốn cho mỗi công ty. Do đó, tổng số cổ phiếu anh ta có sẽ là 10 loại. Tuy nhiên, các công ty thuộc nhóm này đôi khi có những thay đổi đáng kể tùy theo mức độ rủi ro. Sẽ khôn ngoan hơn nếu chúng ta đầu tư 8% nguồn vốn ban đầu chứ ko phải là 10% vào các công ty tồn tại mức rủi ro cao hơn. Trong bất cứ trường hợp nào, việc lựa chọn mua chứng khoán ở các công ty loại này để quyết định mức đầu tư từ 8-10% tổng số vốn đầu tư ban đầu − khác với 20% đối với nhóm A − cũng có thể cung cấp cơ sở cho mức độ đa dạng tối thiểu cần thiết.
Nguồn: Common Stock Uncommon Profit / Biên tập: Happy Live
Có thể bạn quan tâm