Quản lý đau đầu vì “cá nhân thụ động” tại nơi làm việc, làm thế nào để giải quyết triệt để?
Nhà quản lý giỏi là người hiểu rõ về tâm lý học hành vi và thu phục nhân tâm người đối diện bằng các giải pháp thực tế, trong bài viết dưới đây là cách thức xử lý “cá nhân thụ động”.
(*) Bài viết được trích lược từ cuốn sách Thuật lãnh đạo nơi công sở (Glenn Shepard)
1. Biểu hiện cá nhân thụ động
Người thụ động muốn được yêu thích. Họ thích mọi người thương xót họ, và họ sợ hãi mọi thể loại xung đột. Họ sẽ làm mọi cách để tránh xung đột. Một số cách thức họ sử dụng bao gồm:
– Trở thành kẻ đạo đức giả.
– Trở thành một người làm hài lòng tất cả mọi người.
– Trở thành người luôn nói “Có/Đồng ý”
– Trở thành người nghiện xin lỗi
– Không dứt khoát và thiếu quyết đoán
– Khóc lóc
– Bộc lộ tâm lý nạn nhân để khơi gợi sự cảm thông từ người khác.
Kỹ năng thao túng tình huống của họ như một huyền thoại. Khi đối mặt với hành vi xấu của một người thụ động, bạn có thể sẽ nghe thấy những câu trả lời ngây thơ, chẳng hạn như:
– Bạn chỉ toàn chỉ trích. Bạn không bao giờ nhìn tới những điều mà tôi làm tốt.
– Tôi làm gì cũng không đúng sao?
– Nếu tôi là một nhân viên tồi tệ như vậy, tại sao bạn không sa thải tôi?
– Tôi không nghĩ những gì tôi đã làm lại tệ đến vậy.
– Tôi chỉ làm điều đó một lần duy nhất.
– Tôi cứ tưởng bạn là bạn của tôi.
– Tôi đang cố gắng hết sức, nhưng rõ ràng là vẫn chưa đủ tốt đối với bạn.
– Không ai đánh giá cao những việc tốt mà tôi đã làm cho mọi người xung quanh.
2. Hậu quả mà cá nhân thụ động gây ra cho công ty
Mặc dù câu trả lời là khác nhau, tuy nhiên nhà quản lý hãy kiên định với mục tiêu “giảm thiểu đáng kể tính nghiêm trọng của hành vi xấu”.
Cá nhân thụ động đang cố gắng chuyển trọng tâm ra khỏi những gì họ đã làm. Phần thưởng cho việc thụ động là trốn tránh trách nhiệm giải trình.
– Những người thụ động không thể bị đổ lỗi cho bất kỳ điều gì, bởi vì họ không kiểm soát được. Những người thụ động thường không chủ động vì chủ động sẽ làm tăng khả năng thất bại. Họ sợ thất bại vì điều này có thể dẫn đến việc phải đối mặt với cấp trên.
– Một nhân viên thụ động không muốn mạo hiểm làm điều gì đó mà kết quả có thể nhận được là lời khiển trách từ sếp về việc vô trách nhiệm.
– Những người thụ động không phải liều lĩnh, và do đó họ hoàn thành công việc kém hơn những nhân viên khác.
– Kỹ năng giải quyết vấn đề của họ không cao, nên họ dựa vào người khác để giải quyết dùm vấn đề của mình.
– Họ sẽ đồng ý tất cả nhưng thường không làm tới nơi tới chốn. Họ sẽ không ra quyết định mỗi lúc cần phải đưa ra những quyết định khó khăn.
3. Nhà quản lý nên làm gì với “cá nhân thụ động”?
Mấu chốt để quản lý nhân viên thụ động là tạo áp lực để khiến họ phải làm việc.
Các nhà quản lý cần quy đều trách nhiệm về cho tất cả nhân viên, nhưng điều cần thiết là giao trách nhiệm lớn hơn với những người thụ động.
Ví dụ:
Một cách thức mà người thụ động sử dụng để thoát khỏi trách nhiệm và khiển trách là phản hồi bằng câu “Bạn đang ích kỷ, hẹp hòi với tôi”. Người thụ động phát triển nhờ vào sự bất lực. Nhà quản lý nên làm gì trong tình huống này
1. Hét lên “Hãy năng nổ lên và bắt đầu làm việc đi, đồ lười biếng” sẽ có vẻ ác miệng nhưng hãy buộc cá nhân thụ động “phải chịu trách nhiệm”.
2. Đưa ra những câu nói khẳng định về kỳ vọng của quản lý và đặt ra những câu hỏi mở “Tôi đã đầu tư vào sự thành công của bạn và tôi tin bạn. Bạn và tôi sẽ cùng thành công. Và đây là một số câu hỏi tôi dành cho bạn: Bạn có tin vào chính mình không? Nếu vậy, bạn nghĩ tôi muốn đạt được điều gì khi buộc bạn phải chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình?
Đừng để nhân viên thụ động có thể luồn lách để tránh bị buộc phải chịu trách nhiệm. Bạn cần nghiêm khắc trong vai trò quản lý bởi điều này thực sự có lợi cho sự trưởng thành và phát triển cá nhân, cũng như nâng cao chuyên môn và nghề nghiệp của nhân sự này.
Dụng nhân như dụng mộc, nếu bạn muốn thành công hơn trong vai trò quản lý, hãy thay đổi cách thức tiếp cận và xử lý vấn đề mà nhân viên cá biệt tạo ra.
Happy Live Team
Có thể bạn quan tâm: THUẬT LÃNH ĐẠO NƠI CÔNG SỞ