fbpx

Quyết định quan trọng nhất sau khi mua cổ phiếu, là gì?

Ở bài viết trước, nhà đầu tư Safal Niveshak đã nói về tầm quan trọng của việc chịu thua lỗ nhỏ trước khi dẫn đến thua lỗ lớn hơn nhiều. Nhưng làm sao nhà đầu tư biết được nên cắt lỗ cổ phiếu nào? Điều đó đơn giản không?

Quyết định quan trọng nhất sau khi mua cổ phiếu, là gì?

“Quả là không đơn giản”, Safal Niveshak thẳng thắn chia sẻ.

Biết được khi nào bán một cổ phiếu hoặc nên bán cổ phiếu nào không phải là một quyết định dễ dàng như thời điểm mua một cổ phiếu.

Trên thực tế, hầu hết các cuộc thảo luận về đầu tư chỉ xoay quanh khi nào mua cổ phiếu.

“Tôi nên mua cổ phiếu nào?” Đây là câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong đầu khi bạn nghĩ về khoản đầu tư của mình.

Nhưng như chúng ta đã thảo luận, một câu hỏi không kém phần quan trọng là – “Tôi nên bán cổ phiếu nào?”

Vâng, câu trả lời cho câu hỏi này thường khó khăn và mang tính cá nhân như quyết định khi nào nên mua một cổ phiếu.

Philip Fisher, trong cuốn sách Common Stocks and Uncommon Profits (Cổ phiếu thường, lợi nhuận phi thường) đã viết, “Nếu công việc mua cổ phiếu thường đã được thực hiện chính xác, thời gian bán nó gần như là không bao giờ.”

Cha để của đầu tư tăng trưởng
Cha đẻ của đầu tư tăng trưởng, Philip Fisher

Nhưng sau đó, có những lúc việc mua không được thực hiện chính xác và rồi ta nhận ra rằng việc mua cổ phiếu kia là sai lầm. Thế thì ta phải bán cổ phiếu đi.

Khi nào nên bán một cổ phiếu?

Fisher gợi ý 3 lý do để bán một cổ phiếu.

1. Khi nhà đầu tư mắc lỗi

Đây là lý do rõ ràng nhất, khi bạn nhận ra rằng đó là một sai lầm khi mua ngay từ đầu.

Khi bạn nhận ra rằng nền tảng thực (kinh doanh, hiệu suất) của công ty ít lợi thế đáng kể so với những gì bạn nghĩ khi mua cổ phiếu, điều đó có nghĩa quyết định bán đi là hoàn toàn hợp lý.

Ngoài ra, khi phải bán cổ phiếu của mình sau khi nhận ra sai lầm, bạn không nên dằn vặt bản thân về thua lỗ sau khi bán, nhưng cũng đừng cho qua một cách nhẹ nhàng.

Bạn cần xem lại thua lỗ này để rút ra bài học và không lặp lại sai lầm tương tự trong tương lai.

2. Khi một cổ phiếu không đủ điều kiện để nắm giữ nữa

Tuy lý do này nghe có vẻ giống với lý do đầu tiên nhưng để ý kỹ bạn sẽ thấy khác biệt.

Thay vào đó, ở đây chúng ta đang nói về các cổ phiếu tốt trong danh mục đầu tư của bạn. Bạn phải bán những cổ phiếu đó khi, thời gian trôi qua và những thay đổi các yếu tố cơ bản của công ty khiến những cổ phiếu này không còn đủ điều kiện để nắm giữ nữa.

Đó là lý do bạn phải lập bản checklist đầu tư đối với danh mục đầu tư chứng khoán của mình sau một khoảng thời gian nhất định.

Nếu bạn nhận ra rằng một công ty đang thay đổi theo chiều hướng tệ hơn, như bất kỳ yếu tố nào sau đây, bạn phải bán cổ phiếu của công ty đó:

  • Công ty đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng và do đó hạ giá sản phẩm hoặc dịch vụ của mình;
  • Công ty đang chứng kiến ​​sự suy giảm tỷ suất lợi nhuận và/hoặc dòng tiền;
  • Ban lãnh đạo đưa ra quyết định sai lầm – như tham gia vào lĩnh vực không liên quan – điều đó sẽ có thể tác động tiêu cực đến công ty trong tương lai;

Có thể còn những lý do khác để bán một cổ phiếu, nhưng đây là những lý do phổ biến và rõ ràng nhất.

Nếu bạn nhận thấy cổ phiếu nào của mình đối mặt với những tình huống triên, hãy thoát khỏi vị thế đó.

3. Khi một cơ hội tốt hơn được xác định

Nếu bạn đã đưa ra quyết định đúng đắn trong việc mua cổ phiếu, lý do bán cổ phiếu này không phát sinh thường xuyên. Nhưng trong trường hợp bạn tìm thấy cơ hội tốt hơn ở một cổ phiếu khác và bạn không có thêm vốn để triển khai, bạn nên bán một số cổ phiếu hiện tại của mình để tái đầu tư vào cơ hội tốt hơn.

Các cổ phiếu mà bạn có thể quyết định bán vẫn có thể còn tốt. Nhưng cổ phiếu mới có thể còn tốt hơn.

Chẳng hạn như bán một cổ phiếu mà bạn kỳ vọng lợi nhuận trung bình hàng năm là 15% để mua một cổ phiếu có lợi nhuận dự kiến ​​vào khoảng 20%.

Nhưng khi bạn muốn chuyển sang một công ty tốt hơn, lợi nhuận phải là một trong những tiêu chí lựa chọn. Công ty mới cũng phải vượt qua tiêu chí của bạn về “doanh nghiệp tuyệt vời ở mức giá hời”.

Không bao giờ bán cổ phiếu của bạn chỉ vì…

  • Bạn nghĩ rằng một đợt điều chỉnh thị trường chứng khoán sắp diễn ra, và bạn phải chốt lợi nhuận trước khi đợt điều chỉnh diễn ra. Chuyện này thật vớ vẩn. Giống như việc mua cổ phiếu chất lượng tốt không phải phụ thuộc vào diễn biến tiếp theo của thị trường chung, quyết định bán cổ phiếu tồi cũng không phụ thuộc vào lý do này.
  • Các cổ phiếu trở thành “đắt đỏ”. Vâng, đây có vẻ là một lý do hợp lý. Nhưng hãy đợi trước khi bạn đưa ra bất kỳ kết luận vội vàng nào. Câu trả lời đầu tiên, “bị định giá cao” hay “đắt đỏ” có nghĩa là gì? Liệu một cổ phiếu tốt có phải hầu như luôn bán ở mức định giá P/E cao hơn so với cổ phiếu có thu nhập ổn định? Chúng ta nghe những chuyên gia trên các kênh kinh doanh nói về dự đoán của họ cho thu nhập của công ty trong 1-2 năm. Và sự tự tin trong giọng nói của họ cho thấy họ chắc chắn rằng dự đoán của mình sẽ trở thành sự thật. Nhưng dự đoán này chỉ đúng cho đến quý tiếp theo, rồi dự báo thu nhập được điều chỉnh, có thể tăng hoặc giảm. Và một chu kỳ dự đoán lại bắt đầu. Nếu công ty có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ mà thu nhập của nó tăng gấp bốn lần trong mười hoặc hai mươi năm nữa, thì có thực sự đáng lo ngại đến vậy khi cổ phiếu hiện đang được định giá cao hơn 30-35%?
  • Các cổ phiếu đã tăng mạnh và nó không thể tăng hơn nữa. Lý do này có vẻ đúng trừ khi bạn đang nói về Infosys hoặc HDFC. Một nhà đầu tư mua cổ phiếu Infosys vào tháng 12 năm 1997 và bán nó sau khi tăng gấp đôi vào tháng 7 năm 1998 hoặc tăng gấp ba vào tháng 1 năm 1999, giờ đây sẽ hối hận. Điều này là do cổ phiếu đã nhân lên 66 lần kể từ tháng 12 năm 1997, ngay cả khi trải qua thời kỳ bùng nổ và sụp đổ của bong bóng dotcom, và sau khi tăng gấp đôi và gấp ba lần. Vì vậy, thật tốt khi gắn bó với các cổ phiếu tốt miễn là câu chuyện còn nguyên vẹn.

Tôi muốn lặp lại lời của Fisher, “Nếu công việc mua cổ phiếu thường đã được thực hiện chính xác, thời gian bán nó gần như là không bao giờ.”

Nhưng sau đó, biết khi nào nên bán một cổ phiếu cũng quan trọng không kém. Và để làm được điều đó, bạn phải có một chiến lược đầu tư đúng đắn, hãy soạn một bộ quy tắc về mua cổ phiếu lẫn bán cổ phiếu.

Một chiến lược rõ ràng cho bạn khuôn khổ kỷ luật để bán cổ phiếu trước khi thua lỗ chớm nở như đã bàn trước đây, về việc thực hiện hành động khắc phục trước khi thua lỗ của bạn trở nên tồi tệ, đấy luôn là chiến lược tốt.

Bạn thấy đấy, tránh gặp phải thua lỗ có lẽ hoàn toàn là công việc bất khả thi đối với bất kỳ nhà đầu tư nào. Nhưng hãy nhớ rằng thứ ngăn cách các nhà đầu tư thành công với các nhà đầu tư trung bình là họ chấp nhận điều này và cố gắng giảm thiểu thua lỗ thay vì tránh né chúng.

Nguồn: safalniveshak, Happy Live dịch

Có thể bạn quan tâm: Điều Quan Trọng Nhất – The Most Important Thing

Rủi ro đầu tư xuất hiện dưới nhiều hình thức. Nhiều rủi ro là vấn đề đối với một số nhà đầu tư này nhưng không phải là vấn đề đối với một số nhà đầu tư khác, và họ có thể làm cho một khoản đầu tư nhất định có vẻ an toàn đối với một số nhà đầu tư nhưng lại là rủi ro cho những nhà đầu tư khác.  • Không đạt được một mục tiêu nào - Các nhà đầu tư có nhu cầu khác nhau, đối với mỗi nhà đầu tư thì việc không đáp ứng các nhu cầu đó có thể gây rủi ro. Một giám đốc điều hành đã nghỉ hưu có thể cần 4% mỗi năm để thanh toán các hóa đơn, trong khi 6% sẽ đại diện cho sự bất ngờ. Nhưng đối với một quỹ hưu trí thì trung bình là 8% mỗi năm, thời gian kéo dài 6% lợi nhuận sẽ kéo theo rủi ro nghiêm trọng. Rõ ràng rủi ro này mang tính cá nhân và chủ quan, trái ngược với tuyệt đối và khách quan. Một khoản đầu tư nhất định có thể có rủi ro trong vấn đề này đối với một số nhà đầu tư nhưng không có rủi ro cho những nhà đầu tư khác. Do đó, đây không phải là rủi ro mà “thị trường” đòi hỏi phải bù trừ dưới hình thức lợi nhuận tiềm năng cao hơn. • Hiệu suất kém - Giả sử rằng một nhà quản lý đầu tư biết rằng sắp tới sẽ không có nhiều tiền hơn cho dù tài khoản khách hàng hoạt động tốt như thế nào, nhưng rõ ràng là tài khoản sẽ bị thua lỗ nếu không theo kịp chỉ số. Đó là “điểm chuẩn về rủi ro” và nhà quản lý có thể loại bỏ nó bằng cách mô phỏng chỉ số. Nhưng mọi nhà đầu tư, những người không sẵn sàng chấp nhận bỏ cuộc vì hiệu suất vượt trội đã chọn cách đi chệch khỏi chỉ số trong quá trình theo đuổi và sẽ có những giai đoạn đáng chú ý. Thực tế là do nhiều nhà đầu tư giỏi nhất thường kiên quyết nhất với phương pháp của họ và vì không có phương pháp nào sẽ hiệu quả ở mọi thời điểm, nên các nhà đầu tư giỏi nhất có thể có một số giai đoạn kém hiệu quả nhất. Cụ thể, trong thời kỳ điên rồ, các nhà đầu tư có kỷ luật sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhưng không đủ để theo kịp. (Hãy nhìn Warren Buffett và Julian Robertson vào năm 1999. Năm đó, sự kém hiệu quả là một huy hiệu của lòng can đảm vì nó biểu thị sự từ chối tham gia vào bong bóng công nghệ). • Rủi ro nghề nghiệp - Đây là hình thức cực đoan của rủi ro hiệu suất kém: rủi ro phát sinh khi những người quản lý tiền và những người có tiền là những người khác nhau.  Trong các trường hợp đó, các nhà quản lý (hoặc “các đại lý”) có thể họ không quan tâm nhiều đến các khoản lợi nhuận mà họ sẽ không chia ra, nhưng họ có thể sẽ quan tâm đến việc họ sẽ bị đuổi việc do sự sợ hãi chết người về thua lỗ gây ra. Hàm ý rất rõ ràng rằng, rủi ro chính là điều gây nguy hiểm cho một nhân viên đại lý trở về mức bị đuổi việc nên nó hiếm khi đáng để thực hiện. (Ý của tác giả là nếu nhà quản lý hoặc đại lý không có lãi là họ bị sa thải)  • Sự khác biệt - Tương tự như các dòng trên, có loại rủi ro là trở nên khác biệt. Người quản lý tiền của người khác có thể cảm thấy thoải mái hơn khi đạt hiệu suất trung bình, bất kể ở đâu trong điều khoản tuyệt đối hơn là khả năng hành động khác biệt mà nếu họ không thành công là bị sa thải… Mối quan tâm về rủi ro này khiến nhiều người không đạt kết quả vượt trội, nhưng điều đó tạo cơ hội cho các khoản đầu tư không chính thống cho những người dám tạo sự khác biệt.  • Tính thanh khoản - Nếu một nhà đầu tư cần tiền để thanh toán tiền phẫu thuật trong ba tháng hoặc mua nhà trong một năm, họ không thể thực hiện một khoản đầu tư mà không thể tính được tiến độ thanh khoản theo đúng kế hoạch. Do đó, đối với nhà đầu tư này, rủi ro không chỉ là mất tiền hoặc biến động, hoặc bất kỳ lý do nào ở trên. Điều đó là không thể khi cần thiết phải đổi một khoản đầu tư thành tiền mặt ở mức giá hợp lý. Đây cũng là một dạng rủi ro cá nhân.

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề