fbpx

Cú thua lỗ đau đớn lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán và bài học của tôi

Nỗi đau là lời cảnh báo tự nhiên giúp chúng ta thoát khỏi tổn thương. Giống như cơn sốt nói cho chúng ta biết rằng một thứ gì đó bên trong cơ thể không ổn và chúng ta cần phải uống thuốc để khỏi bệnh.

Cú thua lỗ đau đớn lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán và bài học của tôi

Điều này cũng đúng đối với đầu tư trên thị trường chứng khoán. Khi thị trường dịch chuyển và tôi mất tiền, tôi biết mình đau.

Nhưng không giống như trong cuộc sống, tôi thường sẽ tiếp tục chịu nỗi đau đó (tức tiếp tục giữ cổ phiếu thua lỗ của mình) thay vì dùng thuốc (cắt lỗ) để tránh tổn hại lớn hơn trong tương lai.

Không có người nào luôn luôn đúng cả và tôi cũng vậy.

Nhưng đây là điều mà tôi tin tưởng vài năm trước, cho đến khi tôi chịu khoản thua lỗ lớn đầu tiên của mình đối với một cổ phiếu dệt may hàng đầu.

Đây là đồ thị của cổ phiếu đó (và suy nghĩ của tôi về nó) sau khi tôi đã mua vào năm 2004.

Cú thua lỗ đau đớn lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán và bài học của tôi
Data Source: Ace Equity

May mắn thay cho tôi, khoản đầu tư vào cổ phiếu này không đủ lớn đến mức quét sạch tôi khỏi thị trường. Nhưng nó đủ lớn để trao cho tôi một bài học.

Tôi luôn nghĩ rằng, “mình đã đúng 100% khi lúc nào cũng kiếm được tiền từ thị trường”.

Nhưng vì khoản lỗ này (và lợi nhuận có được tiếp theo) đã dạy tôi nhiều điều, và cũng là điều tôi học được từ việc quan sát một số nhà đầu tư thành công, rằng bạn có thể kiếm tiền từ thị trường chứng khoán bằng cách chỉ đúng 30-40% thời gian đầu tư.

Bài học đầu tư cốt lõi mà tôi rút ra được từ thua lỗ này là…

Điều quan trọng là bạn phải tin vào quyết định đầu tư của mình, nhưng kỷ luật của bạn phải luôn là yếu tố thuyết phục bạn.

Cú thua lỗ đau đớn lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán và bài học của tôi

Hầu hết mọi người đầu tư vào cổ phiếu để kiếm tiền, nhưng trò chơi phải bắt đầu và kết thúc bằng phòng thủ.

Bạn cần tuân theo quy tắc này như lời thề Hippocrates (được các sinh viên y khoa đọc khi chuẩn bị ra trường để hành nghề), đó là đừng để mất tiền.

Vì vậy, trong khi hầu hết các nhà đầu tư lo lắng về lợi nhuận, tôi học cách tập trung vào các khoản lỗ. Và khi nhìn thấy thua lỗ, tôi đã cắt lỗ.

Tôi cảm thấy bớt đau hơn khi từ bỏ những cổ phiếu thua lỗ của mình.

Tôi có thể không phải chịu toàn bộ tổn thất ngay lập tức, nhưng đó là một khoản tiền vừa đủ để ngăn chặn nỗi đau và bảo vệ khoản tiền ban đầu của mình.

Nếu tôi bán với giá thấp sau khi nhận ra sai lầm của mình, không sao cả. Tôi cho phép mình được sai và khả năng thay đổi suy nghĩ của mình khi có điều kiện.

Nhưng như tôi quan sát được đối với hầu hết các nhà đầu tư – họ sẽ chờ đợi… và chờ đợi… và chờ đợi.

Họ sẽ giữ vị thế thua lỗ hoặc thậm chí thêm vào danh mục đầu tư dưới tên gọi ‘trung bình giá’, trong lúc đó họ hy vọng thu lại chi phí bỏ ra của mình một cách kiên nhẫn, tại thời điểm đó họ sẽ bán.

Bạn thấy đấy, khi có thua lỗ trong danh mục đầu tư của mình, bạn phải đưa ra quyết định khó khăn. Điều đó không có nghĩa bạn là một nhà đầu tư tồi. Điều đó có nghĩa bạn là một người thực tế.

Đạo của Warren Buffett

Tin tôi đi… để thành công trong đầu tư thị trường chứng khoán, trước tiên bạn phải biết cách tồn tại. Học cách chấp nhận thua lỗ đơn giản là một phần của trò chơi.

Tôi đã học được điều này từ thua lỗ đầu tiên của mình cách đây 3 năm. Nhưng tôi cảm thấy biết ơn vì điều đó.

Nguồn: safalniveshak, Happy Live dịch

 

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường

Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề