fbpx

[REVIEW] Dhandho đưa đến việc tăng trưởng tài sản bền vững

Mohnish Pabrai là một nhà đầu tư vô cùng thành công với tư duy Dhandho. Dưới đây là bài viết review về cuốn sách Nghệ thuật đầu tư Dhandho.

Ông được xếp vào hàng ngũ những nhà đầu tư giá trị nổi danh thế hệ mới cùng Phil Town, Guy Spier, Seth Klarman; những con người kế thừa một cách xuất sắc phương pháp đầu tư của các bậc “tiền bối” Benjamin Graham, Warren Buffett và Charlie Munger. Mohnish được biết tới bởi cách tiếp cận cực kì thành công trong dài hạn với thành tích đáng nể: đạt lãi kép tới 18.8%/năm suốt giai đoạn khó khăn của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ từ 1999-2008 (thị trường chung chỉ mang lại mức lợi nhuận khoảng 1%) và biến 1 triệu đô la ban đầu của trong quỹ đầu tư của mình (năm 1999) tăng trưởng thành 400 triệu đô la ngày nay.

[REVIEW] Dhandho đưa đến việc tăng trưởng tài sản bền vững

Monish Pabrai theo hướng tiếp cận: “Rủi ro thấp, lợi nhuận cao”, thay vì tư duy phổ biến “Rủi ro cao, lợi nhuận cao”. “Ngửa thì tôi thắng, sấp thì tôi chẳng thiệt bao nhiêu” đó chính là nguyên tắc lặp đi lặp lại trong cuốn sách của ông thông qua hàng loạt các thí dụ về những ngành nghề, những doanh nhân, và những cơ hội kinh doanh khác nhau.

Trong cuốn sách “Nghệ thuật đầu tư Dhandho”, chúng ta có thể học Dhandho qua 3 ví dụ thành công trong “Rủi ro thấp, lợi nhuận cao” như sau:

  1. Người patel là nhóm di cư từ Ấn Độ sang Mỹ, không nghề nghiệp, sẵn sàng làm việc vất vả để có thể tồn tại –> họ sẵn sàng nắm giữ lượng lớn cổ phần nhà nghỉ khi thị trường rơi vào khủng hoảng. Và với tư duy sẵn sàng làm mọi việc để tồn tại, chi phí phục vụ của họ lưu ở mức rất thấp –> thu hút thêm nhiều khách –> ăn khách của các khách sạn khác –> mua lại việc kinh doanh của người khác. Đó là lí do chỉ trong mấy mươi năm, người Patel đã có thể thống lĩnh hơn phân nữa thị trường nhà nghỉ tại Mỹ.

  2. Khi thành lập Virgin Mobile, Branson không thiết lập mạng lưới riêng. Ông tận dụng thương hiệu của tập đoàn mẹ và đưa ra những đề nghị thu hút mọi người về cách thức thanh toán và dịch vụ khách hàng. Tương tự như lĩnh vực thâm dụng vốn như các hãng hàng không, ông đã khởi nghiệp mà không cần bỏ vốn. Đây chính là phương pháp kinh doanh rủi ro thấp lợi nhuận cao của Branson.

  3. Ông vua thép quốc tịch Ấn Độ, Lakshmi Mittal, bắt đầu làm ra những khoản tiền lớn tại Indonesia bằng việc mua lại các công ty trên bờ vực phá sản với giá rẻ mạt, sau đó khôi phục. Ngay từ đầu thập niên 90, Lakshmi Mittal đã nghĩ đến một “đế chế” toàn cầu bằng cách tận mua các công ty thép đang trên bờ vực phá sản trên cả bốn lục địa. Cách tiếp cận của Lakshmi Mittal luôn tìm cách nắm giữ một tài sản trị giá một đô la với chi phí thấp chỉ như 10 xu. Và sau đó ông áp dụng công thức bí mật của mình để thâu tóm các nhà máy đá phiến.

[REVIEW] Dhandho đưa đến việc tăng trưởng tài sản bền vững

Qua cuốn sách “Nghệ thuật đầu tư Dhandho” cơ hội nằm ở việc nhà đầu tư xác định xem mô hình kinh doanh đó có hiệu quả hay không, và là một nhà đầu tư, AzFin nhận thấy còn một việc quan trọng nữa: ĐỊNH GIÁ. Có một cách đơn giản trong việc tìm kiếm này từ phương pháp đầu tư Dhandho là, Nơi nào có tranh cãi (về chất lượng cổ phiếu), nơi đó có cơ hội.

Nguồn: azfin

Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật đầu tư Dhandho
(Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao
)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề