Sóng Elliott: Câu thần chú bí mật, giúp nhà đầu tư giao dịch sóng Elliott hiệu quả hơn
Bài viết sau đây được trích từ những chia sẻ của nhà giao dịch sóng Elliott – Ông Jefferey Kennedy, Trưởng Bộ Phận Phân Tích Hàng Hóa của EWI (Elliott Wave International), Trưởng Bộ Phận Tài Nguyên Giáo Dục và đồng tác giả cuốn sách “Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott”.
Luận điểm chính:
- Không phải hệ thống giao dịch sóng Elliott mà 5 lỗi sau khiến nhà giao dịch thất bại: (1) Không kiểm soát cảm xúc; (2) Thiếu Phương Pháp Luận; (3) Thiếu Kỷ Luật; (4) Kỳ vọng không thực tế và (5) thiếu kiên nhẫn.
- Hãy bắt đầu giao dịch bằng câu thần chú sau để có sự kỷ luật trong giao dịch: ‘ĐÂY CÓ PHẢI MẪU HÌNH SÓNG MÀ TÔI BIẾT.” Nếu câu trả lời là có, hãy giao dịch. Nếu câu trả lời là không, hãy tiếp tục quan sát đồ thị khác.
- Thần chú giúp bạn có được sự kiên nhẫn là: “Hãy để thị trường ra lệnh cho bạn trước khi bạn ra lệnh cho thị trường.” hoặc “SẴN SÀNG, NGẮM… NGẮM VÀ..BẮN!”.
- Bạn phải viết các quy tắc giao dịch ra một tờ giấy nhỏ. Hệ thống giao dịch phải đơn giản, rõ ràng. George Sorsos cảnh báo: “Một hệ thống giao dịch càng phức tạp càng dễ phát sinh lỗi”.
5 sai lầm thường gặp của nhà giao dịch và câu thần chú bí mật
Để đạt được thành công bền vững trong giao dịch tài chính, nhà giao dịch phải tránh được 5 sai lầm sau:
(1) Không kiểm soát được cảm xúc
Jefferey nói: “Giao dịch là một công việc mang tính cá nhân. Nó sẽ nói lên nhiều điều về con người bạn và cách thức bạn xử lý những cảm xúc như căng thẳng (vào những ngày giao dịch tồi tệ) hoặc thỏa mãn và thăng hoa (vào những ngày giao dịch tốt). Hiểu rõ tầm quan trọng của bạn trong hoạt động giao dịch và học cách kiểm soát cảm xúc sẽ quyết định thành công hoặc thất bại trong nghề giao dịch tài chính. Sử dụng phân tích sóng Elliott mang lại cho bạn một hình mẫu giá rõ ràng, từ đó giúp bạn giữ được cái đầu lạnh khi bắt đầu thực hiện một giao dịch và khi đối diện với một thị trường đang chuyển động nhanh. Tuy nhiên, phân tích sóng Elliott không thể bảo vệ bạn tránh khỏi thua lỗ do những vấn đề thuộc về cảm xúc. Cảm xúc sẽ trở thành kẻ thù khi chúng liên quan đến tiền bạc. Hãy đọc lại nhiều lần các ví dụ giao dịch trong cuốn sách này để hiểu được thông điệp tôi muốn truyền tải đến các bạn.”
(2) Thiếu phương pháp luận
Nhà giao dịch cần phải viết các quy tắc giao dịch của mình ra một tờ giấy vừa phải. Đó là những định nghĩa rõ ràng về điểm mở vị thế, nơi bạn đặt lệnh dừng lỗ, kế hoạch chốt lãi…Một hệ thống giao dịch cần đơn giản và rõ ràng. George Soros cảnh báo: “Một hệ thống giao dịch càng phức tạp càng dễ phát sinh lỗi”. Wayne Gorman và Jefferey Kennedy đã làm một công việc như thế trong Chương 1 cuốn sách “Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott”, với những định nghĩa thiết lập tín hiệu giao dịch rõ ràng cho các từng mẫu hình sóng. Jefferey đã làm hai bước. Đầu tiên, nhận diện các cơ hội giao dịch xuất hiện ở đâu theo mô hình sóng Elliott và sau đó, thiết lập tín hiệu giao dịch cho từng mẫu hình thường xuất hiện ở từng vị trí sóng.
Đối với lý thuyết sóng Elliott, Jefferey chỉ ra 4 điểm thiết lập tín hiệu giao dịch theo xu hướng như hình dưới. Tại mỗi điễm giao dịch, sẽ xuất hiện các mẫu hình sóng khác nhau: Zigzag, sóng phẳng, tam giác, sóng đẩy, sóng chéo mà bạn cần phải định nghĩa rõ ràng cách thức giao dịch. Xem chi tiết hướng dẫn của Jefferey Kennedy trong Chương 1.
(3) Thiếu Kỷ luật và (4) sự kiên nhẫn
Phần lớn các nhà giao dịch cùng lúc mắc phải 2 lỗi này. Vì không có đủ sự kiên nhẫn, nhà giao dịch thường thực hiện những tín hiệu lỗi, tức không đúng với phương pháp giao dịch được đề ra. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự bốc đồng và ham muốn giao dịch quá mức. Jefferey Kennedy nói, “Đối với một nhà giao dịch chuyên nghiệp, vấn đề không phải là số lượng mà là chất lượng giao dịch.”
Hãy yên tâm rằng, thị trường sẽ vẫn còn ở đó, bạn bỏ lỡ cơ hội giao dịch này sẽ vẫn còn có cơ hội giao dịch sinh lợi khác vào ngày mai, ngày kia, tuần tới và năm tới. Do đó, không có gì phải vội vàng.
Jefferey Kennedy chỉ ra những câu “thần chú” dùng để tự kỷ ám thị.
- Để khắc phục tính kỷ luật: Trong khi tìm kiếm cơ hội giao dịch, tôi luôn bắt đầu bằng cách tự hỏi mình câu hỏi đơn giản sau: “ĐÂY CÓ PHẢI MẪU HÌNH SÓNG MÀ TÔI BIẾT? Nếu câu trả lời là có, đây là lúc tôi phân tích đồ thị kỹ càng hơn. Nếu câu trả lời là không, tôi sẽ chuyển sang quan sát đồ thị kế tiếp.”
- Để khắc phục tính kiên nhẫn: Ngay cả khi nhận diện đúng mẫu hình sóng, sự vội vàng, bốc đồng cũng có thể phá hủy thành công của bạn. Jefferey thường tự đọc: “SẴN SÀNG, NGẮM, NGẮM, NGẮM…VÀ BẮN” như một cách giao dịch theo kiểu thợ săn chuyên nghiệp. Jefferey cũng tự khuyên mình “Hãy để thị trường ra lệnh cho bạn trước khi bạn ra lệnh cho thị trường” như một cách chờ đợi sự xác nhận hành động giá.
(5) Kỳ vọng không thực tế
Công cụ Fibonacci có thể xác định các mục tiêu giá rõ ràng, hợp lý cho sóng Elliott. Xem lại bài viết: “Fibonacci- Vũ khí quyền năng của các nhà giao dịch sóng Elliott“.
Ví Dụ Minh Họa Từ Mẫu Hình Sóng ZigZag.
Đầu tiên, Jefferey định nghĩa rõ ràng tín hiệu giao dịch như sau. Đối với mẫu hình sóng hiệu chỉnh zigzag, cách thức giao dịch thận trọng và có sự xác nhận của hành động giá là khi giá vượt qua đỉnh sóng B. Trong thị trường tăng giá, khi giá vượt đỉnh sóng B là tín hiệu mua.
Khi thị trường diễn biến, ví dụ sau khi thị trường tạo đáy sóng C và vượt qua đỉnh sóng [iv] trước đó, tôi phải tự trả lời cho câu hỏi:
“ĐÂY CÓ PHẢI MẪU HÌNH SÓNG MÀ TÔI BIẾT“
Trả lời: Có mẫu hình Sóng Zigzag.
Tiếp theo, bạn phải kiên nhẫn, khi thị trường vượt qua đỉnh sóng [iv] trước đó trong sóng C, bạn chỉ ở vị thế sẵn sàng cho giao dịch. Bạn ngắm nghĩa giao dịch này nhưng không hề giao dịch. Chỉ đến khi giá vượt đỉnh sóng B theo đúng quy tắc, bạn MỞ VỊ THẾ MUA (BẮN)
Hãy lấy ví dụ từ cổ phiếu HBC trên TTCK Việt Nam.
Tôi luôn bắt đầu giao dịch bằng cách tự hỏi: “ĐÂY CÓ PHẢI MẪU HÌNH SÓNG MÀ TÔI BIẾT?”
Trả Lời: Vâng, mẫu hình Zigzag, tôi đã nhận ra nó đang xuất hiện ở sóng 4, với đỉnh sóng b thấp hơn (3) và đáy sóng c thấp hơn đáy sóng a. Trong đó, sóng a = sóng c tại mức giá 19, theo hướng dẫn sóng bằng nhau. Thậm chí, đây có thể nhận diện như một mẫu hình sóng kết hợp với sóng tam giác được ghép trong sóng zigzag. Cụ thể, tại vị trí sóng b, xuất hiện mẫu hình sóng tam giác.
“SẴN SÀNG, NGẮM, NGẮM, NGẮM… VÀ BẮN”
Liệu tôi có nên vội vàng giao dịch sau khi giá chạm mức 19 không. Câu trả lời là tùy thuộc vào định nghĩa giao dịch của bạn. Việc thiết lập tín hiệu giao dịch tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro (ưa thích hoặc e ngại) nhưng nó cần phải được định nghĩa rõ ràng. Đối với Jeffrey, trong phương pháp giao dịch thân trọng, chúng ta chỉ thực hiện khi giá vượt qua đỉnh sóng b, tức 22.58. Khi giá nằm dưới mức giá này, tôi chỉ quan sát (ngắm-aim) mà thôi. Trước đó, khi giá nảy lên từ mức giá 19, tôi đang ở vào vị trí sẵn sàng (Ready)…
Tôi ngắm rất lâu, ngắm cho đến khi giá vượt qua 22.58 và tôi kích hoạt lệnh mua (Fired) tại giá 23. Đó chính là “Để cho thị trường ra lệnh, trước khi bạn ra lệnh cho thị trường.”
Lệnh dừng lỗ đặt tại dưới đáy 19 (dưới đáy sóng c) hoặc dưới đáy 20.1 (đáy sóng a- theo phương pháp đặt lệnh dừng lỗ kiểu Nic). Rủi ro của bạn là 22.58-18.58 = 4.
Thiết lập mục tiêu giá theo tỷ lệ Fibonacci. Vì sóng (3) bằng 2.618 chiều dài sóng (1), tức sóng (3) mở rộng, mục tiêu giá ưa thích của sóng (5) là các tỷ lệ 1.618 lần, 2 lần hoặc 2.618 lần chiều dài sóng 1. Lần lượt tương ứng mức giá 28 và 32.5.
Tại mức giá 28, lợi nhuận của bạn là 28-23 = 5. Tỷ số lợi nhuận trên rủi ro là 5:4 = 1.2 (không thực hiện)>
Tại mức giá 32.5, lợi nhuận của bạn là 32.5-23 = 8. Tỷ số lợi nhuận trên rủi ro là 2:1 (vừa đủ thực hiện).
Nếu giá vượt qua tỷ lệ 2.618 kỳ vọng sóng (5) mở rộng. Lúc này cách tính mục tiêu giá phù hợp sẽ là 1.618 lần hoặc 2.618 lần chiều dài sóng (1)-(3) (từ điểm bắt đầu sóng (1) đến điểm kết thúc sóng (3)). Đồ thị dưới cho thấy, HBC đã dừng lại ở tỷ lệ 2.618 lần sóng (1)-(3) tại mức giá 65.8.
Tại mức giá 65.8, lợi nhuận của bạn là 65.8-23 = 42. Tỷ số lợi nhuận trên rủi ro là 8:1. (quá tốt)
Nguồn: chiemtinhtaichinh.com