fbpx

Thời “tiền mặt là vua”: 24 doanh nghiệp có nhiều tiền nhất sàn chứng khoán đang gửi ngân hàng hơn 17,3 tỷ USD, sẵn sàng nguồn lực cho các cơ hội sắp tới

Tại thời điểm 31/3/2022, 24 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán và giao dịch trên Upcom đang nắm giữ lượng tiền mặt lên tới 396.300 tỷ đồng, tương đương 17,3 tỷ USD.

thoi-tien-mat-la-vua-24-doanh-nghiep-co-nhieu-tien-nhat-san-chung-khoan-dang-gui-ngan-hang-hon-173-ty-usd-san-sang-nguon-luc-cho-cac-co-hoi-sap-toi-happy-live-3

Người ta hay nói về cụm từ “nước chảy chỗ trũng”, người giàu thì ngày càng giàu còn người nghèo thực sự vất vả để bươn chải. Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo ở chỗ, khi cơ hội đến, người nghèo không biết lấy tiền ở đâu để đầu tư, trong khi người giàu thì ngược lại, họ có rất nhiều cơ hội nếu đã có tích lũy từ trước.

Trong bối cảnh thị trường như hiện tại, hầu hết tài sản của các thị trường tài chính đều giảm sâu, mở ra cơ hội M&A, mua tài sản giá rẻ cho các đại gia đang nắm giữ nhiều tiền mặt.

Trên sàn chứng khoán, thống kê cho thấy sau 2 năm Covid, nhiều doanh nghiệp đã tăng gấp đôi quy mô lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, bên cạnh đó là tăng quy mô nợ.

Thống kê số liệu cho thấy, tại thời điểm 31/3/2022, 24 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán và giao dịch trên Upcom đang nắm giữ lượng tiền mặt lên tới 396.300 tỷ đồng, tương đương 17,3 tỷ USD, con số này tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2021, với lượng tiền gửi ngân hàng của các doanh nghiệp này vào khoảng 395.800 tỷ đồng.

thoi-tien-mat-la-vua-24-doanh-nghiep-co-nhieu-tien-nhat-san-chung-khoan-dang-gui-ngan-hang-hon-173-ty-usd-san-sang-nguon-luc-cho-cac-co-hoi-sap-toi-happy-live-1

Hầu hết các “sếu đầu đàn” trên sàn chứng khoán đã tăng mạnh lượng tiền mặt trong giai đoạn Covid, năm 2020 và 2020. Cụ thể, tổng lượng tiền mặt của các doanh nghiệp trong top nắm giữ tiền nhiều nhất sàn chứng khoán tại thời điểm 31/12/2021 tăng 73.000 ty so vơi với cuối năm 2020 và tăng 133.0000 tỷ so với giai đoạn 2019.

Thống kê cho thấy, có tới 16 doanh nghiệp đang nắm giữ lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trên 10.000 tỷ đồng, trong đó CTCP Tập đoàn Hoà Phát đang là “đại gia nhiều tiền nhất sàn chứng khoán” với số dư tiền và tiền gửi ngân hàng tại thời điểm 31/3/2022 lên tới 46.300 tỷ đồng. Con số này tăng hơn 5.600 tỷ so với đầu năm và gấp đôi so với cuối năm 2020.

Hoà Phát hiện đang vay hơn 60.000 tỷ đồng cho dự án Dung Quất 2, nâng sản lượng thép lên 14 triệu tấn vào năm 2025, đặt mục tiêu lọt vào Top 30 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới vào năm 2025. Với tiềm lực tài chính mạnh, trong 2 năm qua Hoà Phát mở rộng các mảng kinh doanh mới ngoài thép. Doanh thu lĩnh vực bất động sản tăng 126% so với năm 2020, các khu công nghiệp liên tục mở rộng, tỷ lệ lấp đầy trên 90%. Hòa Phát thành lập thêm 2 công ty trong lĩnh vực bất động sản nghiên cứu triển khai các khu đô thị và đại đô thị hiện đại trên tại nhiều vùng kinh tế trọng điểm. Theo chia sẻ của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát, Tập đoàn đang từng bước đặt nền móng trở thành top 3 nhà phát triển bất động sản ở Việt Nam và trở thành nhà sản xuất hàng gia dụng hàng đầu, đón đầu làn sóng chuyển dịch sản xuất của thế giới.

thoi-tien-mat-la-vua-24-doanh-nghiep-co-nhieu-tien-nhat-san-chung-khoan-dang-gui-ngan-hang-hon-173-ty-usd-san-sang-nguon-luc-cho-cac-co-hoi-sap-toi-happy-live-2

Doanh nghiệp nắm giữ nhiều tiền mặt thứ hai là PV Gas với 33.700 tỷ đồng tại thời điểm 31/3/2022. Năm 2021 là một năm đại thắng của GAS với tổng doanh thu đạt hơn 80.200 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 8.852 tỷ, vượt kế hoạch lần lượt 14% và 27%.

Thời gian tới, GAS tiếp tục thực hiện công tác tái cấu trúc theo hướng tập trung hiệu quả; thành lập Công ty Kho cảng LNG Sơn Mỹ…. Trong đó, Công ty chủ trương giám sát tiến độ thực hiện các dự án quan trọng như: Dự án kho chứa LNG 1 MMTPA tại Thị Vải; Dự án trạm nạp xe bồn LNG tại Thị Vải; Dự án mở rộng, nâng công suất kho chứa LNG Thị Vải lên 3 triệu tấn/năm; Dự án bồn chứa LPG Thị Vải; Dự án kho cảng nhập LNG Sơn Mỹ; Dự án thu gom, vận chuyển khí mỏ Sư Tử Trắng; Dự án kho LPG lạnh, LNG tại Bắc Bộ,…. PV GAS cũng tiếp tục thực hiện/tìm kiếm cơ hội hợp tác – đầu tư thông qua các BCC, liên kết chuỗi… Tổng giá trị giải ngân cho công tác đầu tư xây dựng Công ty mẹ đạt 1.083 tỷ đồng.

Ba doanh nghiệp nắm giữ trên 1 tỷ USD tiền gửi ngân hàng khác là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tập đoàn FPT và Lọc hoá dầu Bình Sơn

Một trong số các doanh nghiệp tăng mạnh lượng tiền mặt trong năm 2021 mà Masan Group. Cuối năm 2021, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của Masn lên tới 22.600 tỷ đồng, gần 1 tỷ USD, trong khi cuối năm 2020 chỉ hơn 7.700 tỷ đồng.

Masan cho rằng để tăng trưởng bền vững trong một thị trường đang phát triển như Việt Nam đòi hỏi phải xây dựng các hoạt động kinh doanh tạo ra dòng tiền vững mạnh. Masan không tham gia vào hoạt động mua bán tài sản như đầu tư bất động sản hoặc hoạt động đầu cơ ngắn hạn mà xác định hàng tiêu dùng là lĩnh vực trọng điểm của mình.

Tính từ khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), Masan đã huy động được hơn 4,5 tỷ USD nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào các dự án chiến lược giúp tăng trưởng Công ty thông qua M&A các doanh nghiệp như Vinacafé Biên Hòa, Nước khoáng Vĩnh Hảo, nhà máy bia, Công ty Thực phẩm Dinh dưỡng Sài Gòn, các công ty thức ăn chăn nuôi của Masan MEATLife, Nước khoáng Quảng Ninh, VISSAN, CTCP Bột giặt Net, 3F VIỆT, WinCommerce, Phúc Long Heritage và Mobicast. Trong thời gian tới, chiến lược phân bổ vốn của Masan sẽ tập trung vào The CrownX và chuyển đổi theo định hướng nền tảng “Point of Life” nhằm phục vụ người tiêu dùng tốt hơn.

Ở chiều ngược lại, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của Vingroup giảm mạnh trong năm 2021, đạt 18.600 tỷ đồng tại thời điểm 31/3/2022 và 22.800 tỷ vại thời điểm cuối năm 2021 trong khi cuối năm 2020 con số này lên tới 28.200 tỷ.

Các doanh nghiệp khác có lượng tiền mặt lớn là Vinamilk (21.500 tỷ), Sabeco (19.600 tỷ), Petrolimex (19.000 tỷ), Novaland (18.500 tỷ), Viettel Global (15.200 tỷ), Thế giới di động (14.900 tỷ), Tập đoàn Cao su (GVR – 14.900 tỷ), VEAM (14.400 tỷ)…..

Lượng tiền mặt lớn sẽ giúp các doanh nghiệp lớn có nhiều cơ hội để mở rộng đầu tư, M&A hay làm vốn đối ứng để vay vốn cho các dự án trọng điểm. Trong bối cảnh lãi suất đang có xu hướng tăng trở lại, việc duy trì được dòng tiền và cân đối tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp giảm áp lực chi phí lãi vay, qua đó duy trì được biên lợi nhuận.

Nguồn: cafef

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Đầu tư giá trị từ A đến Z

bo-sach-dau-tu-gia-tri-tu-den-z

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề