fbpx

Van K. Tharp: Thua lỗ là cần thiết và bạn nên tận hưởng điều này

VN-Index đã tăng gần 12% từ đầu năm, nay bất ngờ giảm mạnh, dù triển vọng dài hạn của chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá cao. NĐT có nên lo lắng? Theo tiến sĩ Van K. Tharp việc chấp nhận thua lỗ là một phần thiết yếu để thành công trong thị trường.

Van K. Tharp: Thua lỗ là cần thiết và bạn nên tận hưởng điều này

Van K. Tharp: Thua lỗ là cần thiết và bạn nên tận hưởng điều này

1. Thua lỗ là điều không thể tránh khỏi

Trong bất kỳ sự nỗ lực nào, sẽ có những lúc đi lên, đi xuống, và việc giao dịch với thị trường cũng có những giai đoạn như thế. Để kiếm được lợi nhuận từ những giai đoạn đi lên, bạn phải chịu đựng hoặc thậm chí tận hưởng những giai đoạn đi xuống; để tận hưởng số tiền lời, bạn sẽ phải vượt qua những khoản lỗ. Có lẽ sẽ hữu ích nếu bạn có thể ăn mừng cả những khi mất tiền.

Qua việc nghiên cứu hàng nghìn nhà giao dịch thành công (cũng như thất bại) trên thế giới, Van Tharp nhận thấy một trong những vấn đề chính khi người ta đi từ vị trí hiện tại đến mục tiêu mong muốn của họ nằm ở bức tường và chướng ngại vật mà họ gặp mỗi ngày.

Có một giải pháp chung cho những chướng ngại vật này: Hãy xem chúng là lẽ thường. Nếu bạn tận hưởng việc đụng phải tường, bạn có thể dễ dàng tái tập trung về phía mục tiêu.

Khi bạn muốn mình đúng, bạn đang không đương đầu với những chướng ngại vật. Thay vào đó, bạn sẽ cố gắng gượng ép mọi thứ. Khi bạn muốn kiếm lợi nhuận từ giao dịch của ngày hôm nay mặc dù nó là một vị thế thua, bạn đang không đương đầu với chướng ngại vật của ngày hôm nay. Hãy tận hưởng những trở ngại – đón nhận nó – và sẵn sàng chấp nhận nó.

2. Thua lỗ giúp bảo vệ vốn

Làm bạn với tiền, dùng trí làm vốn và dùng sức đúng thời điểm

Những nhà giao dịch giỏi thường có một số điểm trong thị trường mà tại đó họ biết mình phải thoát khỏi vị thế để bảo toàn vốn.

Chuyện mất tiền không có liên quan gì đến việc đúng hay sai – đó chỉ là một phần của quá trình – bạn có thể biến nó thành một con quái vật bằng cách gán một ý nghĩa nào đó cho nó. Chuyện xảy ra sau đó là bạn sẽ chống lại mỗi lần thua lỗ, và trong cơn vật lộn, khoản lỗ lại ngày càng lớn hơn.

Lấy ví dụ, nếu bạn sợ mất đi 500 đô la và không chấp nhận chuyện này xảy ra, bạn sẽ dễ dàng thấy nó trở thành một khoản lỗ 1.000 đô la. Khoản lỗ 1.000 đô la, khi không được chấp nhận, có thể dễ dàng trở thành một khoản lỗ 2.000 đô la. Kết quả sau cùng là một hệ thống thất bại.

Hãy ngẫm thêm. Nếu bạn có vấn đề này với chuyện thua lỗ, bạn có thể dễ dàng biến một hệ thống tốt thành một hệ thống thất bại. Nếu bạn không nhận ra rằng chính bạn đang có vấn đề với việc để thua, thì bạn có thể sẽ tin rằng vấn đề đang nằm ở hệ thống giao dịch. 

Thông thường nhiều nhà giao dịch lấy mối quan hệ giữa họ với thị trường và biến đổi nó bằng cách xây dựng một hệ thống khác hoặc thực hiện giao dịch với một người quản lý tài sản mới. Giờ đây vấn đề tồn đọng họ từng có với thị trường khi không chịu chấp nhận những gì thị trường cho họ trở thành nỗi khổ sở tương tự với hệ thống hoặc nhà tư vấn mới. Thay vì từ bỏ sau một chuỗi thua lỗ đúng lúc để tránh vấp phải thua lỗ lớn, thì họ né tránh hệ thống của mình cho đến khi nó hoạt động thật sự tốt trở lại.

Khi nó mang lại lợi nhuận khổng lồ, họ vào cuộc, chỉ để bị thổi bay bởi thị trường trong một thời gian ngắn.

Về mặt tâm lý, nếu bạn không thể trực diện đối mặt với những trở ngại và đón nhận chúng, bạn sẽ lại lặp lại chúng. Nhận ra rằng sẽ có những bức tường chắn đặt sẵn để bạn phải va vào chúng. Khi bạn chấp nhận và đón nhận thực tế này, bạn sẽ chấp nhận việc va phải tường. Lạ lùng thay, sau đó bạn sẽ không còn nhận ra những bức tường đang ở đó nữa, và không còn gì có thể ngăn trở bạn đạt được một mốc thành công mới trong thị trường.

Happy Live Team

Nguồn: Sách Super Trader

super trader

SÁCH MỚI – DỰ KIẾN PHÁT HÀNH VÀO T4/2024

Các viết cùng chủ đề