fbpx

Walter Schloss – người học trò thành công nhất của Benjamin Graham

Walter Schloss gần như áp dụng 100% chỉ bảo từ người thầy Graham để trở thành 1 nhà đầu tư giá trị vĩ đại. Ông từng được Buffett gọi là “superinvestor” trong các bức thư gửi cổ đông, cũng như trong các cuộc trò chuyện về đầu tư.

Mọi người đều biết đến cha đẻ của trường phái đầu tư giá trị là Benjamin Graham. Warren Buffett áp dụng 85% trường phái Graham và 15% trường phái Philip Fisher để trở thành nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại (vì Ông dùng 15% “độc chiêu của môn phái khác” và sáng tạo ra trường phái riêng nên tôi không gọi Warren Buffett là học trò thành công nhất của Graham). Còn Walter Schloss, ông gần như áp dụng 100% chỉ bảo từ người thầy Graham để trở thành 1 nhà đầu tư giá trị vĩ đại. Ông từng được Buffett gọi là “superinvestor” trong các bức thư gửi cổ đông, cũng như trong các cuộc trò chuyện về đầu tư.

Schloss thường đa dạng hóa danh mục lên đến trên dưới 100 cổ phiếu. Thành tích của Ông là đem về trung bình cho các nhà đầu tư 15.3% trong suốt 47 năm (1955-2002), gấp đôi so với con số 7% return của chỉ số S&P.

Một số điểm nổi bật trong cuộc đời đầu tư của Walter Schloss

– Ông chỉ tốt nghiệp cấp 3 và không học đại học.

– Năm 1934, Walter tròn 18 tuổi và bắt đầu làm việc tại Wall Street với vị trí binh bét trong 1 brokerage house. Nhiệm vụ của Ông chỉ là giao giấy đặt lệnh của nhà đầu tư & vận chuyển cổ phiếu lại cho họ (thời này chưa trade online). Ông rất đam mê đầu tư và được 1 Đại Bàng phòng research trong firm (Mr. Erpf) chỉ bí kíp: “muốn học đầu tư thì hãy đọc sách Securities Analysis của Graham cho thật kĩ. Đến khi hiểu mọi điều trong sách này là đủ, khỏi cần học ai và đọc thêm sách nào khác”.

– Năm 1940 khi chiến tranh thế giới II đang diễn ra ác liệt, Ông quyết định nghỉ làm để gia nhập quân đội chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Vài năm ở quân đội đã dạy Ông rất nhiều điều về đầu tư “tôi học được rằng tôi có thể sống sót ở TTCK, cũng giống như việc sống sót trên chiến trường, và đừng để mất tiền”.

– Trong quân ngũ, ông có viết thư xin việc gửi cho Benjamin Graham. Khi 1 analyst trong firm của Graham nghỉ, Graham đã mời Schloss vào thế chỗ ngày 2/1/1946 với mức lương 50 đô 1 tuần. Làm việc với Graham 10 năm, Schloss thấm nhuần tư tưởng của Graham và chỉ chuyên săn hàng net-net (cổ phiếu bán dưới net-net working capital).

– Năm 1955, khi Graham giải nghệ về hưu, Schloss quyết định mở 1 quỹ riêng quản lý 100,000$.

Triết lý đầu tư của Schloss

“Tôi tin rằng các cổ phiếu nên được đánh giá dựa trên giá trị nội tại của chính nó, chứ không phải là mối quan hệ tương quan với cổ phiếu khác. Ví dụ, ở đỉnh của một thị trường có thể tìm thấy cổ phiếu này rẻ hơn các cổ phiếu khác nhưng cả hai có thể được bán ra vượt trên giá trị nội tại của chúng. Nếu có một đề nghị mua công ty A bởi vì nó là tương đối rẻ hơn so với công ty B, thì bạn sẽ tự mình gây nên một mất mát lớn. Walter Schloss

+ “Chúng tôi chỉ mua cổ phiếu rẻ”

+ Schloss đầu tư theo phong cách của Graham trong suốt cuộc đời đầu tư của ông.

+ Ông rất ít khi nói chuyện với lãnh đạo công ty bởi vì họ thường phóng đại & ảnh hưởng đến đánh giá của Ông. Vì vậy Schloss chỉ quan tâm đến số liệu báo cáo tài chính. Đặc biệt, Ông chú ý đến Bảng cân đối kế toán nhiều hơn báo cáo kết quả kinh doanh.

+ Ông thường chọn cổ phiếu có P/B & P/E thấp, ít nợ.

+ Ông thích cổ phiếu có chu kỳ và thường nghiên cứu về chu kỳ lợi nhuận của công ty trong 1 khoảng thời gian dài. Ông rất quan tâm đến Bảng cân đối kế toán vì tài sản công ty thường ít biến động bằng lợi nhuận hàng năm.

+ Ông không thích mất tiền, vì vậy toàn chọn hàng giá rất rẻ và đa dạng hóa danh mục từ 60-100 cổ phiếu.

+Thời gian nắm giữ của Ông thường là 4 năm. Theo Ông, rất nhiều người học hỏi phong cách của Buffett và mơ ước đầu tư giỏi như Buffett, chỉ đá hóa vàng. Nhưng nên nhớ rằng Buffett không chỉ phân tích cổ phiếu giỏi, mà Ông còn rất cao thủ trong việc đánh giá con người, đánh giá ban lãnh đạo. Schloss biết mình thiếu những tố chất giống Buffett, nên có bắt chước cách đầu tư của Buffett cũng không thành công được. Vì vậy Ông chọn hướng đi riêng, phù hợp với tính cách và sở trường của Ông.

Nguồn: diendan.vfpress

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Đầu tư giá trị từ A đến Z

bo-sach-dau-tu-gia-tri-tu-den-z

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề