fbpx

Xây dựng kế hoạch giao dịch “đo ni đóng giày” cho bản thân – Tuyệt chiêu phòng tránh “Thần điêu đại bịp”

Bạn có từng nhận được lời khuyên “bất khả chiến bại” về thị trường từ một người bạn, chuyên gia hay thậm chí là người lạ? Bạn có hào hứng và muốn “xuống tiền” ngay lập tức? Hay bạn sẽ thấy nghi ngờ vì không ít người lợi dụng lòng tin của người khác để trục lợi?

Xây dựng kế hoạch giao dịch "đo ni đóng giày" cho bản thân - “Tuyệt chiêu” phòng tránh “Thần điêu đại bịp”

Một lựa chọn khác đó là tìm hiểu xem việc hành động dựa trên lời khuyên có phù hợp với kế hoạch giao dịch của bạn hay không. Nếu phù hợp, bạn có thể đánh giá thêm theo những tiêu chí mà bạn đang sử dụng cho kế hoạch giao dịch của mình. Nếu không, bạn chỉ cần đơn giản loại nó đi, bởi vì, “Đó không phải thứ tôi hiểu rõ.”

Bạn đã có một kế hoạch để xử lý những lời khuyên “từ hoà đến phát” mà bạn có nghe đến chưa? Nếu chưa, thì đây là lúc bạn nên xây dựng một kế hoạch giao dịch toàn diện để định hướng cho công việc giao dịch của bạn.

Xây dựng kế hoạch giao dịch “đo ni đóng giày” cho bản thân

Dưới đây là gợi ý của tiến sĩ Van K.Tharp về dàn ý sơ lược những gì bạn có thể đưa vào trong kế hoạch giao dịch của mình.

1. Sứ mệnh của bạn là gì? Điều gì là động lực đằng sau công việc giao dịch của bạn?

2. Những mục tiêu và định hướng của bạn là gì? Bạn không thể đi từ điểm A đến điểm B một cách dễ dàng trừ khi bạn biết điểm B đang ở đâu.

3. Những niềm tin về giao dịch và thị trường của bạn là gì? (vì bạn không thể giao dịch thị trường. Bạn chỉ có thể giao dịch trên niềm tin của bạn về thị trường)

4. Bức tranh tổng thể ảnh hưởng lên thị trường toàn cầu là gì, và bạn đã có những kế hoạch giao dịch cụ thể nào phù hợp với bức tranh tổng thể đó chưa?

5. Chiến lược giao dịch của bạn là gì, và bạn kỳ vọng gì từ nó? Bạn sẽ chuẩn bị ra sao trước mỗi lượt mở vị thế? Tín hiệu định thời điểm mở vị thế của bạn là gì? Khoản lỗ trong trường hợp xấu nhất là bao nhiêu, và làm cách nào để xác định nó? Bạn chốt lời như thế nào? Lợi suất kỳ vọng từ phương pháp đó là bao nhiêu? (đọc thêm ở Phần 3 của Super Trader).

6. Những chiến lược định vị quy mô vị thế của bạn là gì (chính là phần nội dung trong phương pháp của bạn nhằm xác định thông tin “bao nhiêu” trong suốt thời gian hoạt động của một giao dịch)? (đọc thêm ở Phần 4 của Super Trader).

7. Những thử thách và vấn đề tâm lý điển hình nào mà bạn có thể phải đối mặt khi làm theo kế hoạch này? Kế hoạch kiểm soát tâm lý khi phải đối mặt với những vấn đề này là gì?

8. Quy trình hàng ngày của bạn là gì?

9. Kế hoạch học tập của bạn như thế nào? Bạn đã lên kế hoạch như thế nào để trau dồi bản thân mỗi ngày?

10. Kế hoạch xử lý thảm họa của bạn là gì? Sai sót có thể xảy ra ở đâu, và bạn sẽ xử lý từng sai sót như thế nào?

11. Thu nhập và ngân sách chi tiêu theo kế hoạch của bạn là bao nhiêu? Chúng có thực tế không?

12. Những loại hệ thống nào khác là quan trọng đối với bạn, và bạn sẽ lên kế hoạch cho chúng như thế nào? Một số ví dụ bao gồm đảm bảo độ chính xác của dữ liệu, giải thích kết quả cho khách hàng hoặc gia đình, thực hiện nghiên cứu, và theo dõi giao dịch của bạn cũng như sổ sách. Tất cả những việc này đều rất quan trọng.

13. Mối liên hệ của bạn với hệ thống giao dịch?

– Như một người cần được cầm tay chỉ việc?

– Như bản sao của hệ thống và là một người cầu toàn?

– Như một người xây dựng hệ thống để những người khác có thể vận hành?

– Như một người đầu tư vào hệ thống?

14. Làm cách nào để có thể ngăn chặn sai lầm và tránh lặp lại chúng? (đọc thêm ở Phần 5 của Super Trader)

Sở hữu một kế hoạch như thế này quan trọng đến mức Van K.Tharp xếp hạng nó trong danh sách những yêu cầu hàng đầu cho các nhà giao dịch.

Hãy dành thời gian để xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết, phù hợp với bản thân. Đây là “vũ khí” quan trọng giúp bạn chinh phục thị trường giao dịch đầy tiềm năng!

Happy Live Team

Nguồn: Super Trader

super trader

SÁCH MỚI – DỰ KIẾN PHÁT HÀNH VÀO T4/2024

 

Các viết cùng chủ đề