fbpx

2018 – Năm các thương hiệu đình đám liên tiếp dính cáo buộc phân biệt chủng tộc

Năm 2018 chứng kiến liên tiếp các thương hiệu chịu cay đắng khi vô tình sa chân vào bùn lầy mang tên “phân biệt chủng tộc”.

Xây dựng thương hiệu không phải chuyện ngày một ngày hai. Để một thương hiệu vững mạnh trong tâm trí khách hàng, các doanh nghiệp đã “ngốn” rất nhiều tiền của, công sức. Thế nhưng, có rất nhiều nhãn hàng đã tự tay đâm nát lòng tin người tiêu dùng, bóp chết chính thương hiệu mình chỉ trong một đêm bởi những scandal tai tiếng. Câu chuyện của D&G trong những ngày vừa qua đã dấy lên một hồi chuông cảnh báo cho các thương hiệu khi đụng chạm đến vấn đề luôn nhạy cảm trong mọi thời đại – Phân biệt chủng tộc. Đâu chỉ D&G chịu cay đắng khi dính scandal phân biệt chủng tộc, các thương hiệu dưới đây cũng từng dẫm chân vào vết xe đổ ấy!

1. D&G trở thành con ghẻ tại Trung Quốc vì một đôi đũa

Những ngày này, thương hiệu thời trang danh tiếng của Italy D&G đang trong tâm bão chỉ trích của dư luận Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung với cáo buộc phân biệt chủng tộc.

Mọi việc bắt đầu từ video trên Instagram quảng bá cho buổi biểu diễn The Great Show của D&G được tổ chức tại Thượng Hải. Trong video, một cô gái châu Á mặc đồ D&G dùng đũa để ăn các món Italy như pizza và mì ống với thái độ cười cợt, mỉa mai khi dùng đũa. Tranh cãi bùng nổ gay gắt khi video clip được đính kèm cùng dòng caption với giọng điệu đầy coi thường.

2018 – Năm các thương hiệu đình đám liên tiếp dính cáo buộc phân biệt chủng tộc

Sau khi gặp làn sóng phản đối, ngày 23/11, bộ đôi nhà thiết kế Dolce&Gabbana đăng tải đoạn video xin lỗi người dân Trung Quốc trên trang Weibo chính thức, với phần tiêu để được viết bằng tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Italy.

2018 – Năm các thương hiệu đình đám liên tiếp dính cáo buộc phân biệt chủng tộc

Tưởng như bão đã dừng, song chỉ trích tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ khi đoạn tin nhắn của tài khoản có tên Michael Atranova với Stefano Gabbana được tiết lộ. Trong đó, nhà thiết kế nổi tiếng đã sử dụng những từ ngữ miệt thị để nói về Trung Quốc như “đất nước của những thứ ô uế”, “đồ ngu ngốc”…

Ngay sau màn “bóc phốt”, D&G đã đính chính tài khoản Instagram bị hack, những tin nhắn trên chỉ là giả mạo. Tuy nhiên, cư dân mạng Trung Quốc không chấp nhận lời giải thích, cho rằng đó chỉ là lời bao biện. Theo Jing Daily, “Tẩy chay Dolce” là một trong những chủ đề đang được thảo luận nhiều nhất trên Weibo, với hàng chục nghìn lần. Nhiều người đăng ảnh cắt đồ, các trang web bán hàng cùng các hãng bán lẻ gỡ bỏ hết sản phẩm của D&G… T

2. Balenciaga bị tẩy chay vì xúc phạm khách hàng Trung Quốc

Đâu chỉ riêng D&G phạm sai lầm nghiêm trọng tại thị trường Trung Quốc, tháng 5/ 2018, thương hiệu Pháp Balenciaga cũng đã bị tẩy chay vì xúc phạm khách hàng Trung Quốc.

2018 – Năm các thương hiệu đình đám liên tiếp dính cáo buộc phân biệt chủng tộc

Đã có một cuộc xô xát xảy ra giữa một người phụ nữ Trung Quốc và một nhóm người trước cửa hàng Balenciaga tại Printemp, Paris khi người phụ nữ này phản đối hành động chen lấn thiếu ý thức của nhóm người này. Ngay sau đó, nhân viên của nhãn hàng đã mời những khách hàng người Trung Quốc và người phụ nữ rời khỏi cửa hàng. Đoạn video ghi lại vụ việc được lan tỏa trên Wechat, Weibo… Ngay lập tức làn sóng phản ứng dữ dội từ người dân Trung Quốc dâng trào.

2018 – Năm các thương hiệu đình đám liên tiếp dính cáo buộc phân biệt chủng tộc

Dù đã lên tiếng xin lỗi nhưng cơn bão chỉ trích vẫn không dừng lại. Trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc xuất hiện la liệt hình ảnh về việc Balenciaga phân biệt đối xử với người dân nước này. Hashtag tẩy chay nhãn hàng Pháp được đăng tải trên mạng xã hội lên đến con số 23 triệu chỉ sau hai ngày.

“Những mẫu sneakers của Balenciaga rất đẹp, nhưng sau sự việc này có thể thấy rõ ràng sự phân biệt chủng tộc với người Trung Quốc của Balenciaga”, một tài khoản chia sẻ bình luận trên Weibo.

3. Chiếc áo bị “gắn mác” phân biệt chủng tộc của H&M

Đầu năm 2018 là thời điểm đầy sóng gió với H&M – thương hiệu thời trang bình dân hàng đầu thế giới. H&M đã buộc phải đưa ra lời xin lỗi vì đã sử dụng hình ảnh quảng cáo có tính chất phân biệt chủng tộc.

2018 – Năm các thương hiệu đình đám liên tiếp dính cáo buộc phân biệt chủng tộc

Sự việc bắt đầu khi một blogger tình cờ phát hiện hình ảnh mẫu nhí da màu mặc chiếc áo hoodie có in dòng chữ “Coolest Monkey In The Jungle” (tạm dịch: Chú khỉ ngầu nhất rừng xanh) ở mục quảng cáo trên trang mua sắm trực tuyến của nhãn hàng. Trong khi đó, hai mẫu nhí da trắng khác mặc áo hình thú không in chữ và áo hình hổ in dòng chữ “survival expert” (chuyên gia sinh tồn). Từ lâu, “monkey” (con khỉ) được dùng với ý nghĩa phân biệt chủng tộc đối với người da đen, nó gợi nhắc đến sự sỉ nhục mà những người da màu từng chịu đựng trước đây.

2018 – Năm các thương hiệu đình đám liên tiếp dính cáo buộc phân biệt chủng tộc

Chỉ trong một ngày, H&M đã phải đóng cửa toàn bộ store tại Nam Phi do những cuộc biểu tình, đập phá và càn quét mọi store H&M tại Johannesburg – thành phố lớn nhất Nam Phi. Động thái tương tự cũng đang diễn ra ở khu Cape Town. Không chỉ đập phá, nhiều người biểu tình còn tranh thủ “hôi của” tại các cửa hàng H&M. Cảnh sát đã phải dùng đến đạn cao su để can thiệp.

4. Starbucks đóng cửa hơn 8000 cửa hàng vì cáo buộc phân biệt chủng tộc

Tháng 4/ 2018, hơn 8000 cửa hàng của Starbucks phải đóng cửa vì scandal phân biệt chủng tộc. Sự cố xảy ra khi hai người đàn ông da màu đã bị bắt tại một cửa hàng Starbucks ở Philadelphia (Mỹ). Nhân viên của quán phát hiện ra hai người đàn ông này không gọi đồ uống và yêu cầu họ rời đi nhưng bị từ chối. Ngay sau đó, cảnh sát được gọi tới và hai vị khách bị bắt giữ.

2018 – Năm các thương hiệu đình đám liên tiếp dính cáo buộc phân biệt chủng tộc

Sự việc này sau đó đã làm bùng lên làn sóng phản đối Starbucks dữ dội trong cộng đồng người da màu cũng như toàn nước Mỹ. Thực tế, Starbucks đã rất nhanh chóng giải quyết khủng hoảng này khi ngay lập tức lên tiếng xin lỗi và tạm đóng cửa các chi nhánh và văn phòng công ty Mỹ, gần 175.000 cán bộ, nhân viên công ty được tham gia một buổi đào tạo nâng cao nhận thức nhằm chống lại tình trạng phân biệt chủng tộc.

2018 – Năm các thương hiệu đình đám liên tiếp dính cáo buộc phân biệt chủng tộc

Tuy nhiên, đây cũng không phải lần đầu tiên Starbucks vướng vào các lùm xùm về phân biệt chủng tộc. Vào tháng 12 năm 2017, một cô gái gốc Á cũng đã bị miệt thị bởi khách hàng người Mỹ tại một cửa hàng Starbucks ở Walnut Creek. Sự việc tuy không do Starbucks gây ra nhưng cũng đã vô tình gắn tên của công ty này vào cái mác “phân biệt chủng tộc” không đáng có. Trước đó, vào tháng 10 năm 2017, một khách hàng người Mỹ gốc Hàn đã bị nhân viên viết sai tên từ “Jake” thành “Ching” – một từ lóng miệt thị người châu Á.

Nguồn: Advertising VietNam

Có thể bạn quan tâm: Marketing giỏi phải kiếm được tiền – Cựu CEO Marketing Coca Cola Segio Zyman

Marketing giỏi phải kiếm được tiền

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề