fbpx

4 lời khuyên của Philip Fisher dành cho những nhà đầu tư cá nhân

Nếu tìm về Warren Buffett và Philip Fisher bạn sẽ thấy 2 người này có rất nhiều điểm chung. Rất nhiều tiêu chí như: Tính minh bạch hay lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đều được cả 2 nhắc tới rất nhiều.

Theo tôi, Benjamin đã giúp Warren Buffett hình thành những nền tảng vững chắc về đầu tư giá trị, khoảng giá trị thực và biên an toàn của cổ phiếu. Nhưng chính ý tưởng của Philip Fisher và sau này là sự cố vấn rất lớn từ Charlie Munger đã giúp Warren thành công hơn cả. Warren đã không còn thích những mẩu xì gà cũ miễn phí trên đường với mục đích bán lại ngay khi chúng trở lại giá trị thực như Benjamin nữa… Warren Buffett bây giờ sẵn sàng trả mức giá hợp lý để sở hữu những công ty chất lượng, “những điếu xì gà thượng hạng” và sẵn sàng cầm chúng nhiều thập kỷ như Cocacola, See’s candies hay mới đây nhất là Apple.

4 lời khuyên của Philip Fisher dành cho những nhà đầu tư cá nhân

Sau khi đã chọn được những cổ phiếu tốt, Philip Fisher còn lưu ý nhà đầu tư cá nhân nhiều vấn đề khác về quản trị danh mục…

1. Đừng đa dạng hóa danh mục quá nhiều

Những người tư vấn hoặc truyền thông đang quảng cáo quá nhiều về đa dạng hóa danh mục với cùng 1 tiêu đề: “Đừng bỏ tất cả trứng của bạn trong cùng một chiếc giỏ.” Tuy nhiên Fisher chỉ ra rằng việc bạn để trứng trong nhiều giỏ nhưng lại không hiểu hết về từng giỏ (từng mã cổ phiếu) thậm chí còn nguy hiểm hơn. Bản chất của đa dạng hóa danh mục là giảm thiểu rủi ro phi hệ thống và giảm hệ số tương quan giữa các cổ phiếu…

Với nhà đầu tư cá nhân thì thực sự chỉ cần 3 – 5 cổ phiếu là bạn đã đạt được mục đích này.

2. Giữ những cổ phiếu tuyệt vời càng lâu càng tốt

Theo Philip Fisher, một khi đã chọn được những cổ phiếu tuyệt vời thì chỉ thi thoảng mới xuất hiện lý do nào đó để bán chúng.

Nếu công ty hoạt động tốt và tăng trưởng trong dài hạn thì dù bạn có mua ở vùng giá nào cổ phiếu vẫn sẽ tăng giá lên một đỉnh cao hơn. Hơn nữa, một trong những rủi ro lớn nhất khi bán cổ phiếu đó chính là bạn không biết lúc nào là đủ hợp lý để mua lại. Thậm chí bạn còn đối diện với rủi ro thua lỗ nếu đầu tư vào một cổ phiếu khác.

Do đó Fisher luôn cầm cổ phiếu trong dài hạn dù biết có những khoảng thời gian chúng đang vượt quá giá trị thực (Overvalue).

3. Không nên căn ke quá về giá mua cổ phiếu

Khi đã xác định được cổ phiếu thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí đặt ra và giá cổ phiếu hiện tại cũng đang được giao dịch ở mức hợp lý.

Fisher cho rằng bạn không nên đặt giá thấp hơn thị giá hiện tại, có thể bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội đầu tư tuyệt vời. Ông kể lại một câu chuyện rằng, một nhà đầu tư chỉ vì tiết kiệm 50 xu nên đã đặt giá mua thấp hơn thị giá hiện tại của cổ phiếu. Cuối cùng cổ phiếu đó không bao giờ chạm tới giá mà anh ta đặt. Trong suốt 25 năm, nó đã tăng từ 35$/cổ phiếu lên mức 500$/cổ phiếu.

Đương nhiên bạn phải xác định rằng đây là khoản đầu tư dài hạn và cổ phiếu đó phải thỏa mãn các tiêu chí đã đề ra.

4. Phương pháp lời đồn đoán (Scuttlebut)

Philip Fisher cho rằng đừng quá tập trung vào những chỉ số, hay báo cáo phân tích ngành,…

Có một cách dễ hơn để bạn tìm hiểu về doanh nghiệp đó chính là dò hỏi các đối thủ cùng ngành, hỏi khách hàng hoặc nhân viên của doanh nghiệp đó. Nếu đến ngay cả đối thủ cạnh tranh phải thừa nhận doanh nghiệp bạn muốn đầu tư quá mạnh thì chứng tỏ đây là lợi thế cạnh tranh lớn. Nó đáng giá hơn hàng giờ bạn cố gắng đọc báo cáo của doanh nghiệp.

Nguồn ST

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách

Trí tuệ tỷ đô của các bậc thầy đầu tư

Suy nghĩ vượt lên trên đám đông để trở thành

kẻ chiến thắng trong đầu tư

Bộ sách Trí tuệ tỷ đô của các bậc thầy đầu tư

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề