fbpx

BÀI HỌC MARKETING TỪ 8 CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO ĐÌNH ĐÁM NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2020

Nếu bạn muốn Marketing giỏi để kiếm được tiền, hãy học hỏi từ 8 chiến dịch quảng cáo đình đám nhất thế giới năm 2020

1. Thương hiệu giấy vệ sinh Bounty: Gây bất ngờ lớn cho khán giả

Thương hiệu giấy vệ sinh nổi tiếng – Bounty là một trong những brand tiên phong sử dụng kỹ thuật tiếp thị du kích gây ngạc nhiên cho khách hàng của họ.

Tiếp thị du kích (guerrilla marketing) là phương thức đưa thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng theo những cách bất ngờ nhất. Bounty đã áp dụng chiến thuật này khi triển khai loạt sản phẩm có kích thước khổng lồ và đặt chúng ở ngay các khu vực trung tâm thành phố sầm uất New York.
Những cốc cà phê kích thước lớn hay que kem đỏ rực đang tan chảy đều ngay lập tức thu hút sự chú ý và tò mò của người đi đường. Bounty đã tinh tế đặt những cuộn giấy vệ sinh của họ bên cạnh đống hỗn độn này nhằm quảng cáo thông điệp sử dụng sản phẩm của họ một cách trực quan, đơn giản. Việc sử dụng một biển hiệu quảng cáo khô khan, nhàm chán chắc chắn sẽ không tạo được ấn tượng lâu dài như cách tiếp thị này.

Bài học marketing: Hãy nghĩ ra các cách độc đáo nhất để tiếp cận người tiêu dùng đánh vào pain point của khách hàng.

2. Thương hiệu xe đạp Myfix Cycles: Thiết lập mục tiêu quảng cáo nhất quán

Hầu hết các marketer đều nhận ra rằng, người dùng internet ngày nay có độ tập trung thấp. Họ thường bị phân tâm bởi các ứng dụng nhắn tin, các website hấp dẫn với thông tin đa dạng.
Thiết lập lại mục tiêu giống như cơ hội thứ hai để tìm kiếm lại lượng khách hàng đã mất. Các thương hiệu có thể kích hoạt, tái tạo lại tệp khách hàng mới hoặc tăng doanh số đối với các khách hàng hiện tại thông qua việc rà soát lại các SMS, email, quảng cáo, các cửa sổ pop-up…
Thương hiệu xe đạp nổi tiếng của Canada, Myfix Cycles, đã sử dụng phương thức này một cách xuất sắc. Họ hợp tác với Webrunner Media để chạy chiến dịch với mục tiêu thiết lập lại trang Facebook. Họ đã cài đặt một mã theo dõi có tên Facebook Pixel trên trang web của mình để theo dõi những người truy cập trang web của họ.

Myfix Cycles nhắm mục tiêu đến ba nhóm nhân khẩu học: những người đã truy cập trang web của họ trong 14 ngày qua; những người đã thêm các mặt hàng vào giỏ hàng của họ nhưng rời đi mà không mua và những khách hàng đã mua hàng trong 180 ngày qua.

Bằng cách này, họ có thể kiểm tra lại các mặt hàng nào kém “ưa chuộng” nhất và đánh dấu chúng. Sau đó đưa ra các offer mới để khách hàng thay đổi ý định bằng cách free-ship.

Bài học marketing: Mọi khách hàng đều quan trọng. Đầu tư vào chiến dịch quảng cáo, thiết lập lại mục tiêu và giảm chi phí để thu hút khách hàng.

3. Máy quay nổi tiếng GoPro: Tận dụng nội dung do người dùng tạo (UGC)

BÀI HỌC MARKETING TỪ 8 CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO ĐÌNH ĐÁM NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2020Máy quay nổi tiếng GoPro là một cú hit với những người nghiện adrenaline – nhóm người thích ghi lại những pha nguy hiểm liều mạng của họ bằng phim. GoPro đã quảng cáo thương hiệu bằng cách giúp khách hàng tạo và chia sẻ các video có gắn nhãn brand của họ được quay bằng chính sản phẩm máy GoPro.

Khi khách hàng chỉnh sửa video, họ sẽ tự động gắn biểu tượng và các yếu tố thương hiệu của công ty vào mỗi clip. Sau đó, GoPro chia sẻ UGC này trên các tài khoản xã hội của họ. Hiệu ứng “Snowball effect” đã thúc đẩy những khách hàng còn lại của Gopro tạo ra trào lưu nổi tiếp bằng cách quay video này.

GoPro tăng sự kích thích cho khán giả bằng các giải thưởng giá trị. Họ thưởng cho chủ sở hữu nội dung hay nhất bằng thiết bị, giải thưởng tiền mặt hoặc “social stokes” (một thuật ngữ mà họ đặt ra cho những lời cảm ơn và chia sẻ lại trên các tài khoản xã hội chính thức của GoPro). Mức độ yêu thích và sự lan tỏa của các clip chính là hình thức quảng cáo hiệu quả mà GoPro không phải trả thêm phí.

Bài học marketing: Sử dụng rộng rãi UGC trong các chiến dịch để chuyển đổi khách hàng thành những người ủng hộ thương hiệu.

4. Công ty kính mắt Warby Parker: Kiếm tiền từ câu chuyện thương hiệu

Warby Parker là công ty kính mắt nổi tiếng, được thành lập với sứ mệnh mang tới cho người tiêu những chiếc kính chất lượng cao với giá cả phải chăng. Hai người thành lập nên brand này là Gucci và Armani, họ đã sáng tạo cách quảng cáo độc đáo khi không chỉ bán kính mà còn nhân bản cả câu chuyện thương hiệu (story brand).

BÀI HỌC MARKETING TỪ 8 CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO ĐÌNH ĐÁM NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2020

Trang web của Warby Parker chia sẻ về câu chuyện của các khách hàng có thị lực dưới 20/20 nhưng không đủ tiền mua kính. Họ đã phá vỡ thế độc quyền của các thương hiệu kính cao cấp nhưng lại bán sản phẩm với chất lượng thấp.

Trên trang Instagram của thương hiệu này, họ cũng cho biết với mỗi cặp kính bán được sẽ tặng một cặp khác có giá trị tương đương cho người nghèo. Bằng cách này, Warby Parker đã lôi cuốn khách hàng vào câu chuyện nhân văn của họ. Khách hàng cảm thấy vui vì họ được liên kết với một thương hiệu nhân đạo.

Bài học marketing: Đừng ngại chia sẻ câu chuyện thương hiệu của bạn. Khách hàng thích tương tác với một thương hiệu hướng tới con người nhiều hơn là với một thực thể vô danh.

5. Tạp chí Vogue: Tạo chương trình tri ân khách hàng thân thiết

Tạp chí Vogue Australia đã ra mắt Vogue VIP, một chương trình khách hàng thân thiết siêu tính phí nhằm thưởng cho những khách hàng thân thiết với nhiều đặc quyền. Chúng bao gồm giao tạp chí tận nơi, xem trước nội dung cao cấp, ưu đãi trong thời gian giới hạn, lời mời VIP đến các sự kiện của Vogue và đăng ký miễn phí tạp chí điện tử của Vogue.

BÀI HỌC MARKETING TỪ 8 CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO ĐÌNH ĐÁM NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2020

Mặc dù nhiều thương hiệu có sẵn tệp khách hàng thân thiết song không phải lúc nào họ cũng công khai như Vogue. Khách hàng thường khó khăn khi không thể đổi phần thưởng cũng như hưởng các ưu đãi quảng cáo khi mua hàng. Vogue thể hiện cam kết bằng cách có một trang web chuyên dụng để theo dõi mức độ phản hồi của khách hàng đối với sáng kiến này.

Bài học marketing: Làm cho khách hàng của bạn cảm thấy được trân trọng bằng cách có một chương trình tri ân chỉ dành cho hội viên. Quảng cáo chứa bản tin, email, SMS, trang web và tài khoản xã hội.

6. Coca-Coca: Niềm tin từ sự chân thành

56% người tiêu dùng cảm thấy rằng các thương hiệu sử dụng các vấn đề xã hội để thực hiện các chiến dịch marketing. Tuy nhiên, Coca-cola đã phá vỡ khuôn mẫu bằng cách truyền bá cho khách hàng năng lượng “hạnh phúc”.

Coca-Cola đã phát động chiến dịch “Chiếc xe tải hạnh phúc” ở Brazil, thiết kế một chiếc xe tải màu đỏ dạo quanh các đường phố và phân phát hàng hóa miễn phí cho bất kỳ ai nhấn nút màu đỏ trên xe. Họ tung ra một đoạn quảng cáo dài 30 giây trên YouTube để truyền bá chiến dịch. Khi quảng cáo trở thành hit, họ lặp lại cách làm tương tự ở Armenia và Istanbul.
Lấy sứ mệnh “chia sẻ là quan tâm” đã giúp định vị thương hiệu một cách thuận lợi trên thị trường quốc tế. Coca-cola cũng đã giành được một số giải thưởng cho chiến dịch.

Bài học marketing: Hãy sáng tạo dựa trên những gì thương hiệu bạn sẵn có. Hãy tiếp cận một cách nỗ lực, chân thành để lôi kéo khách hàng tham gia vào hành trình của bạn.

7. Hãng đồ ăn nhanh Taco Bell: Hiểu rõ khách hàng là ai, cần gì

Biết được thị hiếu và sở thích của khách hàng là quy tắc cơ bản của marketing, Taco Bell rất coi trọng châm ngôn này. Họ nhận ra rằng một phần lớn cơ sở khách hàng của họ là sinh viên ở trong ký túc xá đại học và không thường xuyên dùng TV. Vì vậy họ cần tiếp cận những người này thông qua các kênh khác.

Họ tăng cường các chiến dịch truyền thông xã hội, chi phần lớn ngân sách tiếp thị để thăm dò phản ứng nhanh với khách hàng trong cách mua hàng. Dù phải cạnh tranh với McDonald’s và Wendy’s song nhãn hàng này vẫn xoay sở bằng cách hoạt động tích cực trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội.

Trên Twitter, hashtag @tacobell hiển thị nhiều nội dung dí dỏm, sắc sảo, thu hút phần lớn khán giả trẻ. Họ cũng đăng tải những câu trả lời vui nhộn và đưa ra nhận xét cho khán giả tương tác.

Bài học marrketing: Đừng bỏ qua quá trình nghiên cứu khách hàng. Bạn càng hiểu rõ đối tượng của mình, thì các chiến dịch tiếp thị của bạn sẽ càng tiếp cận đúng mục tiêu.

8. Bia Heineken: Át chủ bài trò chơi tài trợ

Thương hiệu bia nổi tiếng – Heineken, tập trung các chiến dịch quảng cáo của họ vào nam giới thuộc thế hệ millennial (sinh năm 1981 – 1996), những người là nhân khẩu học chính của họ. Họ nhắm đến những người đàn ông quan tâm đến thể thao bằng cách tài trợ cho các sự kiện như UEFA Champions League.

BÀI HỌC MARKETING TỪ 8 CHIẾN DỊCH QUẢNG CÁO ĐÌNH ĐÁM NHẤT THẾ GIỚI NĂM 2020

Thương hiệu bia Hà Lan cũng tài trợ cho Coachella, lễ hội mùa hè là một trong những festival lớn nhất thiên niên kỷ. Nhóm người tiêu dùng này không ưa chuộng các ý tưởng về quảng cáo, do đó tiếp thị bằng cách tài trợ là lựa chọn không thể tốt hơn.

Bằng cách liên kết với sự kiện nổi bật nhất sẽ là cách để củng cố định vị các thương hiệu trẻ trung thuộc nhóm ngành bia. Thương hiệu cũng sẽ có cơ hội tiếp xúc, gần gũi và tương tác nhiều hơn với chính khách hàng của họ.

Bài học marketing: Đánh giá kỹ các cơ hội tài trợ của bạn. Chọn những sự kiện sẽ gây được tiếng vang với khán giả và củng cố hình ảnh thương hiệu.

Nguồn: Sưu tầm

Có thể bạn quan tâm: Marketing giỏi phải kiếm được tiền – Cựu CEO Marketing Coca Cola Segio Zyman

Marketing giỏi phải kiếm được tiền

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề