Cách tạo động lực cho nhân viên mà không cần dùng tiền, ai làm lãnh đạo cũng cần biết
Làm thế nào để trở thành ông chủ mà mọi người thích làm việc cùng? Làm thế nào để tạo động lực cho nhân viên mà không cần dùng tiền?
Hãy nhớ lại những ông chủ, giáo viên, huấn luyện viên hoặc những nhà lãnh đạo mà bạn yêu quý nhất. Điều gì ở họ đã khiến bạn cảm thấy như vậy?
Thường thì nó sẽ phụ thuộc vào cách họ làm cho bạn cảm thấy như thế nào. Có động lực. Thử thách. Lắng nghe. Đáng tin cậy. Một phiên bản tốt hơn của bạn.
Dưới đây là một số cách để trở thành một ông chủ mà mọi người thích làm việc cùng – một nhà lãnh đạo mà mọi người thích vâng theo.
1. Rèn luyện tính khiêm tốn
Kiêu ngạo là chị em song sinh xấu xa của sự tự tin. Bề ngoài trông có vẻ tự tin, nhưng bên trong lại chứa đựng sự bất an kèm với trịch thượng.
Sự kiêu ngạo đôi khi có thể sinh ra bởi do năng lực, nhưng đó là năng lực với tư duy khép kín. Vì vậy nó không thể chấp nhận những ý tưởng mới hoặc ý tưởng hay hơn từ mọi người, kể cả từ cấp dưới.
Sự khiêm tốn là sự tự tin cộng với tính tinh tế – đó là phẩm chất cho phép bản thân cởi mở cần thiết đủ để phát triển cá nhân.
Sự khiêm tốn cũng cho phép một nhà lãnh đạo tự hào về cấp dưới thay vì chỉ tự hào về bản thân. Nó cho phép cấp dưới của bạn tỏa sáng. Dành lời khen chân thành cho người khác là một dấu hiệu của sự khiêm tốn và năng lực. Đây là một phẩm chất rất hấp dẫn ở một nhà lãnh đạo.
Khiêm tốn luôn là dấu hiệu của sự trưởng thành về mặt cảm xúc trong khi kiêu ngạo là dấu hiệu của sự chưa trưởng thành về mặt cảm xúc. Ngay cả khi bạn là người giỏi nhất hay dẫn đầu hàng nghìn người, bạn vẫn nên khiêm tốn.
“Những người thực sự mạnh mẽ sẽ nâng người khác lên. Những người thực sự quyền lực sẽ mang mọi người đến gần nhau”. – Bài phát biểu ‘New Hampshire’ của Michelle Obama
2. Hãy lắng nghe ý kiến của nhân viên như thể thành công trong sứ mệnh của bạn phụ thuộc vào đó
Lắng nghe là yếu tố rất quan trọng để lãnh đạo hiệu quả. Mặc dù vậy, bạn cần sự khiêm tốn mà chúng ta đã thảo luận để tận dụng tối đa kỹ năng này.
Lắng nghe mà không đe dọa những ý kiến khác với ý kiến của mình là cách các nhà lãnh đạo giỏi thu thập thông tin chính xác. Nếu nhân viên của bạn ngại nói với bạn mọi thứ ngoại trừ những gì họ nghĩ rằng bạn muốn nghe, thì điều đó khiến bạn không thể đưa ra quyết định sáng suốt.
Lắng nghe cũng giúp cho nhân viên biết bạn quan tâm và tôn trọng họ.
Lắng nghe không có nghĩa là bạn đồng ý hoặc thay đổi cách hành động của mình dựa trên ý chí của đại đa số hoặc thông tin mới, mà nó có nghĩa là bạn chấp nhận tất cả các ý tưởng và thông tin với tinh thần cởi mở, sau đó đưa ra quyết định khôn ngoan nhất.
“Trong tất cả các kỹ năng lãnh đạo, lắng nghe là kỹ năng giá trị nhất và căn bản nhất. Thường các nhà lãnh đạo không hay lắng nghe, và họ vẫn là những nhà lãnh đạo bình thường. Nhưng một số ít những người tuyệt vời thì lại không bao giờ ngừng lắng nghe. Đó là cách họ nhận được thông tin trước nhất về những vấn đề và cơ hội chưa ai thấy được.”- Peter Nulty, Tạp chí Fortune
3. Mở rộng lòng tin với nhân viên bất cứ khi nào có cơ hội
Trong các bài viết về lãnh đạo mà tôi viết, hầu hết tôi đều đề cập đến vấn đề quản lý vi mô bởi vì tôi cảm thấy mức độ tai hại của nó.
Thiệt hại từ việc quản lý vi mô bao gồm phá hủy sáng kiến của cấp dưới, lòng tin bị tổn hại, sự tôn trọng bị giảm sút và cuối cùng là cơ hội đạt được thành công mục tiêu của bạn bị suy yếu.
Quản lý vi mô là sát thủ chuyên nghiệp của sáng kiến.
Lời tiên tri được ứng nghiệm cũng được dựa trên khái niệm này. Nếu mọi người biết họ được tin tưởng, họ thường sẽ vươn lên để đạt được niềm tin đó.
Mọi người cần được tin cậy thì mới làm tốt công việc. Mọi người cần được tin tưởng. Nếu nhân viên làm rối mọi việc, hãy mở rộng lòng tin lần nữa… và một lần nữa… miễn là họ thành thật nỗ lực cải thiện. Đừng phạt những sai lầm của họ bằng việc quản lý vi mô. Thay vào đó hãy dùng sự tin tưởng và niềm tin.
Một trong những lời khuyên tốt nhất tôi nghe được từ một người quản lý lâu năm là “đừng làm theo cách mà nhân viên làm, đó là nhiệm vụ của một người quản lý.”
Tất nhiên, với tư cách là người lãnh đạo chịu trách nhiệm về mọi thứ để có được thành công, bạn có thể giám sát và điều tra. Nhưng ranh giới giữa việc giám sát điều tra với đè bẹp ý muốn của ai đó rất mong manh.
Tin tưởng là một dạng của niềm tin. Mọi người có thể được tiếp thêm sức mạnh cho cuộc sống chỉ nhờ niềm tin ai đó dành cho họ.
“Một ông chủ quản lý vi mô giống như một huấn luyện viên muốn tham gia vào trò chơi. Lãnh đạo chỉ nên hướng dẫn, hỗ trợ và ngồi bên cạnh để cổ vũ”. – Simon Sinek
4. Lãnh đạo bản thân trước khi lãnh đạo nhân viên
Một nhà lãnh đạo biết lãnh đạo bản thân là một nhà lãnh đạo mà mọi người thích vâng theo. Bằng cách lãnh đạo bản thân, tôi muốn nói rằng một nhà lãnh đạo hãy coi bản thân như cấp dưới, và nghĩ xem cấp dưới muốn được đối xử như thế nào. Một người tôn trọng bản thân họ. Một người tin tưởng vào bản thân họ. Một người luôn cố gắng để trở nên tốt hơn. Một người tha thứ cho bản thân họ. Một người tin tưởng bản thân họ.
Có rất nhiều điều để nói về những nhà lãnh đạo luôn nỗ lực hết mình và luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn cho bản thân.
Bằng cách cải thiện bản thân mình trước tiên, họ đang làm gương. Việc làm gương là nền tảng của mọi sự lãnh đạo tốt. Những nhà lãnh đạo này mang trong mình những tính cách mà họ mong muốn ở cấp dưới, và bạn là ai có ý nghĩa hơn bạn nói gì.
Luôn giữ bản thân theo tiêu chuẩn giống hoặc cao hơn những gì bạn mong muốn thấy ở người khác, vì bạn không thể dắt một người lên núi trong khi bạn chỉ đúng ở dưới chân núi.
“Là một nhà lãnh đạo, người đầu tiên tôi cần lãnh đạo là tôi. Người đầu tiên mà tôi nên cố gắng thay đổi là tôi.” – John C. Maxwell
5. Chịu trách nhiệm về mọi thứ
Đồng tiền luôn ngăn cản bạn. Mọi thứ diễn ra trong phạm vi ảnh hưởng của bạn đều do bạn chịu trách nhiệm.
Điều này không có nghĩa thành công là nhờ công trạng của bạn. Mà là do cấp dưới. Nhưng thất bại là do bạn. Đó không phải lỗi của ai hay của thứ nào đó. Không bao giờ. Đây là một liều thuốc khó nuốt, đặc biệt bạn biết lý do dẫn đến thất bại, nhưng một nhà lãnh đạo không thể viện cớ và lãnh đạo cùng một lúc.
Lãnh đạo và đổ lỗi là hai cực đối lập.
Một nhà lãnh đạo cũng cần có can đảm để gắn bó với cấp dưới. Một nhà lãnh đạo có thể nói và thậm chí làm tất cả những điều đúng đắn trong những thời điểm dễ dàng, nhưng những gì họ làm trong những thời điểm khó khăn thì đáng giá hơn. Họ có bảo vệ cấp dưới trước những chỉ thị vô lý từ trên không? Họ luôn ở sau nhân viên khi cần không?
Một nhà lãnh đạo thể hiện sự dũng cảm để làm điều đúng đắn khi đối mặt với khó khăn là một người đáng ngưỡng mộ. Một nhà lãnh đạo “có lợi cùng hưởng có họa không chia” thì cuối cùng cũng bị ướt như chuột khi cơn mưa nghịch cảnh ập đến.
“Các nhà lãnh đạo truyền được năng lượng trách nhiệm khi họ có khả năng chấp nhận trách nhiệm trước khi đổ lỗi.” – Courtney Lynch
Tất nhiên, đây không phải là tất cả những gì cần thiết để có được khả năng lãnh đạo tuyệt vời, nhưng hãy áp dụng những đặc điểm này và bạn sẽ tiến tốt trên con đường trở thành một ông chủ, thay vì một nhà lãnh đạo, mà mọi người thích vâng theo.
Nguồn: Mai Lâm – Cafebiz
Có thể bạn quan tâm: Tủ sách “Gối đầu giường” dành cho doanh nhân kinh doanh đột phá 2021
ĐẶT MUA