fbpx

Cách vượt qua bẫy tâm lý khi đầu tư chứng khoán

Đối với nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường hay kể cả người đầu tư đã gắn bó trên thị trường chứng khoán được vài năm. Thì vẫn có thể mắc trạng thái tâm lý này và hãy cùng Happy Live vượt ải, loại bỏ những tâm lý khi tham gia thị trường chứng khoán nhé.

Đã bao giờ bạn tự hỏi bản thân mình: “Tại sao mình luôn cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng khi thị trường đi xuống và rồi mỗi khi thị trường đi lên, lại cảm thấy hưng phấn, nóng vội thái quá”?

Trạng thái tâm lý này rất phổ biến với các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường chứng khoán. Đại đa số nhà đầu tư hay đầu cơ đều cho rằng điều đó hoàn toàn bình thường.

Nhưng bạn không nhận ra rằng mình đang bị mất kiểm soát tâm lý và nó sẽ dẫn bạn đến một loạt các quyết định đầu tư sai lầm trên thị trường chứng khoán. Rõ ràng ở đây có một mối liên hệ giữa tâm lý, cảm xúc và các quyết định trong đầu tư chứng khoán.

Một số bẫy tâm lý thường gặp khi đầu tư chứng khoán

Dưới đây là 6 cái bẫy tâm lý mà nhà đầu tư hay nhà đầu cơ thường gặp phải, được tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu về tài chính hành vi. Đừng lo lắng nếu bạn thấy mình có đủ cả 6 biểu hiện tâm lý này. Và sau khi bạn đi qua 6 cái bẫy tâm lý nào Happy Live sẽ tìm ra giải pháp giúp nhà đầu tư hay đầu cơ có thể kiểm soát chúng.

Hãy bắt đầu với cái bẫy đầu tiên…

Tâm lý bầy đàn

cach-vuot-qua-bay-tam-ly-khi-dau-tu-chung-khoan-happy-live-1

Tâm lý bầy đàn luôn tồn tại trong suốt quá trình bạn ra quyết định đầu tư, bất kể rằng bạn có kinh nghiệm hay không. Bởi tâm lý bầy đàn là một đặc tính của xã hội con người. Và bản chất con người không thay đổi.

Bản năng này giải thích tại sao con người có xu hướng bắt chước người khác. Khi thị trường đang đi lên hay xuống, bạn thường sợ hãi rằng những người khác có nhiều thông tin hơn mình.

Như một hệ quả…

Bạn sẽ cảm thấy một sự thôi thúc mạnh mẽ phải làm những gì người khác đang làm. Ảnh hưởng của tâm lý bầy đàn càng rõ nét, khi bạn đứng trước áp lực phải đưa ra các quyết định nhanh chóng, mà không có đủ thông tin cần thiết.

Hoặc khi đối đầu với ý kiến của nhóm Bạn thường có xu hướng thay đổi những câu trả lời của mình, vì bạn nghĩ rằng, tất cả những người khác có thể không sai.

Tôi dám chắc rất nhiều nhà đầu tư cá nhân, những người lướt sóng thường dành đến 80% thời gian để theo dõi bảng điện, đọc tin và “hóng hớt” các diễn đàn, group chat…

Trong khi đó. Lại không dành nổi đến 20% thời gian để nghiên cứu về doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Mỗi khi phát hiện thấy cổ phiếu nào tăng nóng, nhiều người lại lao vào mua cổ phiếu đó. Họ chỉ sợ lỡ mất cơ hội mà chẳng màng đến việc vừa mua cổ phiếu của doanh nghiệp nào.

Đến khi cổ phiếu bắt đầu giảm, mới quay sang đọc báo cáo tài chính, và lục lại lịch sử thông tin về doanh nghiệp.

Ghét rủi ro, sợ thua lỗ

Bạn còn nhớ cảm giác sợ hãi khi cổ phiếu mình nắm giữ liên tục giảm 5%, 10% nhưng không dám bán ra và hy vọng cổ phiếu sẽ sớm tăng giá trở lại.

Thật trớ trêu,cổ phiếu lại tiếp tục giảm khiến bạn thua lỗ 20%.Thậm chí nhiều trường hợp , con số ấy còn lớn hơn và cũng chẳng có viễn cảnh nào về việc cổ phiếu sẽ tăng giá trở lại nữa.

Những bất đối xứng trong tâm lý nhà đầu tư, giữa sự kỳ vọng của bạn vào giá trị các khoản lợi nhuận và thua lỗ. Đó chính là tâm lý ghét rủi ro, sợ thua lỗ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những tình huống thua lỗ thường mang đến trạng thái tâm lý nặng nề hơn gấp nhiều lần so với tình huống mang đến lợi nhuận.

Tự tin thái quá

Nhà đầu tư thường cho rằng, bản thân họ tốt hơn những người khác, và phóng đại những hiểu biết của mình. Trạng thái quá tự tin có thể làm tăng tần suất giao dịch của bạn.

Bởi nó khiến bạn hoàn toàn tự tin về quan điểm của mình mà bỏ qua việc tham khảo thêm từ những nhà đầu tư khác.

Không chỉ vậy…

Bạn sẽ luôn quan niệm quyết định của mình ít rủi ro hơn các nhà đầu tư khác.

Đôi khi, bạn có thể hiểu sai giá trị thông tin nhận được, không những tính xác thực mà còn sai cả ý nghĩa của thông tin. Hậu quả khi ấy sẽ rất lớn!

Sự tự tin thái quá mà bạn có càng lớn thì rủi ro càng cao.

Lệch lạc do tình huống điển hình

“Trong các phán đoán chủ quan, con người thường có xu hướng phân loại các sự kiện điển hình hoặc tiêu biểu. Nó được coi như là khuôn mẫu tin cậy để ra các quyết định.”

Nhà đầu tư thường đánh giá khả năng xuất hiện các sự kiện trong tương lai, dựa trên sự tương đồng với các tình huống điển hình nào đó gặp trong quá khứ. Đặc biệt là nhóm các nhà đầu tư theo trường phái kỹ thuật. Họ thường sử dụng những mẫu hình nến trong giao dịch làm cơ sở ra quyết định. Điều này, vô hình chung khiến bạn dự đoán về thị trường chứng khoán theo những khuôn mẫu sẵn có mà quên đi yếu tố nội tại doanh nghiệp đã thay đổi.

Tính bảo thủ

Khi các yếu tố nội tại của doanh nghiệp thay đổi, bạn thường có xu hướng chậm phản ứng với những thay đổi đó. Bạn chẳng màng quan tâm và vẫn giữ nguyên nhận định với các giả định cũ.

Điều đó rất rủi ro…Nếu bạn không nhận ra rằng có thể đó chính là tín hiệu khởi đầu cho một chu kỳ suy thoái dài hạn.

Và khi tình hình vẫn chưa cho thấy sự cải thiện, bạn mới bắt đầu lo ngại, đổ xô đi bán cổ phiếu. Thị trường lại tiếp tục biến động một cách bất thường.

Quá tin tưởng vào kinh nghiệm

Những kinh nghiệm, quy tắc học được trong quá khứ thường giúp bạn đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.

Tuy nhiên…

Nếu bạn quá tin tưởng vào các quy tắc, kinh nghiệm trong quá khứ đôi khi lại dẫn đến sai lầm, khi mà các điều kiện thị trường thực tế thường xuyên thay đổi. Đặc biệt, bạn sẽ có xu hướng đề cao hiệu quả của những quy tắc đơn giản, gần gũi và dễ nhớ, theo hiệu ứng.

Cách vượt qua bẫy tâm lý khi đầu tư chứng khoán bạn cần phải làm gì

Với kinh nghiệm nhiều năm giáo dục đầu tư và chia sẻ kiến thức đầu tư và kinh doanh sách về lĩnh vực chứng khoán, Happy Live hy vọng những giải pháp, kinh nghiệm sau đây sẽ giúp bạn vượt qua những cái bẫy tâm lý trên thị trường chứng khoán:

Đặt kỳ vọng hợp lý về lợi nhuận (15 – 20%/năm) để tự giảm rủi ro của mình xuống

Với mục tiêu lợi nhuận 50-100%/năm…Đồng nghĩa bạn phải lựa chọn những cổ phiếu rủi ro hơn, nắm giữ trong những giai đoạn tăng nóng hơn.

Vì thế, cổ phiếu đó sẽ có nhiều biến động hơn, tổn thất mà bạn có thể gặp phải cũng lớn hơn, và cuối cùng sẽ làm tâm lý của bạn bất ổn hơn.

Không ai có thể duy trì một mức lợi nhuận 50 – 100%/năm từ cổ phiếu liên tục trong nhiều năm liền. Trên thực tế, mức lợi nhuận 15 – 20%/năm đã là một mức lợi nhuận đáng mơ ước.

Việc hạ kỳ vọng lợi nhuận sẽ giúp bạn lựa chọn những cổ phiếu chất lượng tài chính ổn định hơn, an toàn hơn, ít biến động hơn và giúp tâm lý của bạn thêm vững vàng.

Mọi thứ có thể biến động nhưng nguyên tắc thì không

Bạn muốn thành công trong đầu tư chứng khoán?

Bắt buộc bạn phải có 1 bộ nguyên tắc riêng cho mình và phải thực sự nghiêm khắc trong việc tuân thủ những nguyên tắc này.

Nguyên tắc sẽ giúp bạn vừa nắm bắt được cơ hội và vừa giúp bạn có một “điểm dừng” khi đám đông, “bầy đàn” bắt đầu có những ảnh hưởng tiêu cực đến bạn.

Khi đó…

Tâm lý của bạn sẽ rất vững vàng vì bạn hành động trên cơ sở những nguyên tắc đúng đắn mà bạn đã thiết lập từ trước.

Bạn sẽ nhìn đám đông và nghĩ rằng: “Họ hành động thế nào là việc của họ, mình sẽ luôn tuân thủ nguyên tắc của mình và mình sẽ chiến thắng”.

ưới đây là một số nguyên tắc cơ bản để bạn tham khảo.

Bạn có thể lựa chọn 1 hoặc kết hợp nhiều nguyên tắc, hoặc cũng có thể điều chỉnh cho phù hợp với chiến lược đầu tư của bạn:

  1. Tôi sẽ chỉ mua cổ phiếu trong rổ VN30.
  2. Tôi sẽ chỉ mua cổ phiếu đặt tiêu chí của 4M.
  3. Tôi sẽ chỉ mua cổ phiếu đạt tiêu chí CANSLIM.
  4. Tôi chỉ mua cổ phiếu có vốn hóa trên 1.000 tỷ VNĐ và mức thanh khoản tối thiểu là 1 tỷ VNĐ/1% biến động giá/ngày.
  5. Tôi chỉ mua cổ phiếu có chất lượng đảm bảo các tiêu chí tài chính P/E, EPS, ROE,ROIC hoặc các tỷ lệ tài chính khác đạt yêu cầu cụ thể. Chú ý: bạn cần thiết lập các mức cụ thể trong trường hợp này.
  6. Tôi chỉ mua cổ phiếu tăng trưởng.
  7. Tôi chỉ mua cổ phiếu có giá chiết khấu so với giá trị nội tại (Intrinsic value) tối thiểu là 30%.
  8. Tôi không đầu tư vào cổ phiếu Bất động sản vì nó quá nhiều biến động không lường trước và tôi không thể nắm bắt được các thông tin về dự án của nó.
  9. Tôi chỉ đầu tư vào những cổ phiếu đang có các quỹ đầu tư nước ngoài là cổ đông lớn.
  10. Tôi không đầu tư vào cổ phiếu của những công ty “gia đình”.
  11. Tôi không đầu tư vào những cổ phiếu đang lỗ trong bất kỳ tình huống nào.
  12. Tôi không đầu tư vào những cổ phiếu có dòng tiền âm trong 3 năm liên tiếp gần nhất.
  13. Tôi không đầu tư vào những cổ phiếu có 2 năm liên tiếp phát hành pha loãng cổ phiếu.
  14. Tôi chỉ nắm giữ 1 danh mục có tối thiểu 4 cổ phiếu, tối đa 8 cổ phiếu và không có 2 cổ phiếu nào cùng 1 ngành nghề.
  15. Không có cổ phiếu nào trong danh mục của tôi có tỷ trọng cao hơn 50%, bất kể mọi tình huống.
  16. Tôi chỉ chấp nhận mức lỗ tối đa là 7-8% (mức cut loss là 8%).
  17. Tôi không sử dụng tỷ lệ margin vượt quá 20%.

Yếu tố quan trọng nhất để bạn có thể kiểm soát tâm lý và hành vi của mình là điều dưới đây.

Bạn phải thực sự hiểu về doanh nghiệp mà bạn đang đầu tư vào

Đây là bước quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của khoản đầu tư. Bạn không thể mua cổ phiếu mà không biết mình đang bỏ tiền vào đâu.

Việc hiểu rõ về doanh nghiệp mà bạn đầu tư sẽ giúp bạn có 1 tâm lý ổn định dựa trên sự hiểu biết vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng thời…Tôi cũng khuyên bạn nên tìm hiểu thêm 1 vài phương pháp định giá cơ bản, không mất quá nhiều thời gian nhưng hiệu quả đem lại sẽ rất lớn.

Bạn sẽ vững tâm lý hơn khi biết rằng giá mà mình mua vào là 1 mức giá thấp hơn giá trị thực của cổ phiếu và mình hoàn toàn yên tâm khi tiếp tục nắm giữ.

Bạn cũng sẽ không lao theo đám đông mua vào cổ phiếu ở những vùng đỉnh nữa.

Bởi vì…Bạn biết rằng giá của nó đã cao hơn rất nhiều so với giá trị mà bạn định giá, dựa trên một số tính toán cơ bản nhất.

Cảm ơn các độc giả đã quan tâm. Happy Live xin dừng bút tại đây mong nội dung này đem đến cho bạn thật nhiều kiến thức về lĩnh vực đầu tư . Bạn hãy đọc nó lại nhé cho đến khi bạn nhuần nhiễn.

Nguồn: govalue

Có thể bạn quan tâm: Ngày đòi nợ (Payback Time) – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề