fbpx

Dhandho – Bí quyết giúp người Patel chiếm lĩnh hoạt động nhà nghỉ ở Mỹ (Phần 1)

Mohnish Pabrai là một nhà đầu tư giá trị và được ví như một “Warren Buffett” đời thứ hai. Cùng thế hệ với các nhà đầu tư nổi danh khác như Phil Town, Guy Spier, Seth Klarman. Mohnish Pabrai nổi tiếng bởi cách tiếp cận cực kỳ thành công trong dài hạn: đạt lãi kép tới 18.8%/năm suốt giai đoạn khó khăn của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ từ 1999-2008 (thị trường chung chỉ mang lại mức lợi nhuận khoảng 1%) và biến 1 triệu đô la ban đầu của trong quỹ đầu tư của mình (năm 1999) tăng trưởng thành 400 triệu đô la ngày nay.

Mohnish Pabrai (trái) đã từng chi 650.000 USD để ăn trưa cùng Warren Buffett
Mohnish Pabrai (trái) đã từng chi 650.000 USD để ăn trưa cùng Warren Buffett

Thông qua cuốn sách nổi tiếng của mình – “Nghệ Thuật Đầu Tư Dhandho – The Dhandho Investor”, Mohnish Pabrai đã lý giải rằng nhờ đâu người Patel, một dân tộc thiểu số Ấn Độ di cư sang Mỹ năm 1970, với số dân vô cùng ít ỏi, lại có thể vươn lên chiếm tới 50% thị phần ngành kinh doanh nhà nghỉ (Motel) tại Mỹ, vì sao doanh nhân Richard Branson lại đạt được thành công lớn với tập đoàn Virgin và “Vua” thép Ấn Độ Lakshmi Mittal lại là một trong những người giàu nhất thế giới từ việc kinh doanh vật tư xây dựng.

(*) Bài viết được trích từ sách Nghệ thuật đầu tư Dhandho – Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao (Đọc thửđặt sách tại đây)

Nghệ thuật đầu tư Dhandho

Vì sao người Patel chọn kinh doanh nhà nghỉ?

“Người Ấn chiếm khoảng 1% dân số Hoa Kỳ  – 3 triệu người. Trong số 3 triệu này, một phần tương đối nhỏ đến từ bang Gujarat của Ấn Độ – nơi sinh thành của Mahatma Gandhi. Và một phần rất nhỏ trong cộng đồng Gujarat là những người Patel – ở một tiểu khu thuộc miền nam Gujarat.

Trong 500 người Mỹ, chưa có đến một người Patel. Vậy mà hơn một nửa nhà nghỉ trên toàn quốc do người Patel sở hữu và vận hành. Càng ngạc nhiên hơn nữa là hầu như không có một người Patel nào trên nước Mỹ 35 năm về trước. Họ là những người dân tị nạn đặt chân lên đất Mỹ vào đầu thập niên 1970, thiếu thốn nền tảng giáo dục lẫn vốn liếng. Kỹ năng nhấn nhá tiếng Anh bồi cũng chẳng cải thiện triển vọng của họ nổi. Từ khởi đầu mang khiếm khuyết nặng nề là vậy, với tất cả cơ may thành công chống lại người Patel nhưng họ đã chiến thắng. Ngày nay, cộng đồng người Patel sở hữu trên 40 tỷ đô la tài sản nhà nghỉ ở Mỹ, nộp hơn 725 triệu đô la tiền thuế và tuyển dụng gần một triệu việc làm.

Làm thế nào một dân tộc thiểu số, nghèo khó này lại kiểm soát nguồn lực kinh tế khổng lồ đến vậy? Giải thích gói gọn trong một từ thôi: Dhandho. Dhandho (phát âm là dhun-doe) là một từ thuộc tiếng Gujarati. Dhan xuất phát từ chữ Dhana trong tiếng Phạn, nghĩa là sự giàu có. Dhan-dho theo nghĩa đen là “nỗ lực tạo ra sự giàu có”.

 Dhan xuất phát từ chữ Dhana trong tiếng Phạn, nghĩa là sự giàu có. Dhan-dho theo nghĩa đen là “nỗ lực tạo ra sự giàu có”.
Dhan xuất phát từ chữ Dhana trong tiếng Phạn, nghĩa là sự giàu có. Dhan-dho theo nghĩa đen là “nỗ lực tạo ra sự giàu có”.

Người phố Wall dịch đơn giản là “kinh doanh”. Kinh doanh có nghĩa lý gì nếu không dùng nỗ lực để tạo nên sự giàu có? Tuy nhiên, nếu chúng ta mổ xẻ cách tiếp cận kinh doanh theo rủi ro thấp, lợi nhuận cao của người Patel thì từ Dhandho có nghĩa hẹp hơn nhiều. Chúng ta đều được dạy rằng tỷ suất lợi nhuận cao đòi hỏi chấp nhận rủi ro lớn. Dhandho lật ngược khái niệm này.

Dhandho thuần về giảm thiểu rủi ro đồng thời tối đa hóa lợi nhuận. Một Khuôn mẫu Patel điển hình tiếp cận mọi hoạt động kinh doanh đều thấm nhuần tư tưởng an toàn trong khuôn khổ Dhandho (Dhandho framework) – đối với anh ta nó tựa như hơi thở. Vì vậy, Dhandho xứng đáng là mô tả tốt nhất cho nỗ lực tạo ra sự giàu có mà gần như không chấp nhận rủi ro nào.

Những người Patel đầu tiên đến Mỹ bắt đầu kinh doanh ở lĩnh vực nhà nghỉ. Hàng nghìn người đến sau nối gót kẻ tiên phong và cũng trở thành người vận hành nhà nghỉ. Mà tại sao lại là nhà nghỉ? Và lý do hầu hết trong số đó đều hướng cùng vào một lĩnh vực là gì?

Nếu kiểm tra lịch sử những nhóm người thiểu số di cư đến vùng đất xa lạ, chúng ta sẽ nhận thấy một hình mẫu: Ở Chicago, nhiều dân nhập cư người Ailen trở thành cảnh sát trong khi hầu hết các bà nội trợ là người Ba Lan. Tại Thành phố New York, người Hàn Quốc chiếm lĩnh ngành bách hóa và cửa hàng thức ăn, người Trung Quốc điều hành các tiệm giặt là, còn người Sikh và Pakistan thì hầu hết làm tài xế taxi. Cảnh tượng có phần kỳ quái, nhưng phần lớn nhân viên xe cho thuê tại Sân bay Quốc tế San Jose ở California là người Sikh đứng tuổi – vấn khăn quanh đầu và quanh người. Còn phần lớn tài xế taxi ở Vegas đến từ Đông Âu, và hầu hết gái làng chơi tại Dubai đều mang gốc gác Đông Âu hoặc Nga.

Lý do chúng ta tập trung vào các nhóm người trong một số ngành nghề nhất định là vì hình mẫu (role model) đóng vai trò rất lớn trong cách người ta chọn nghề nghiệp của mình. Nếu ai đó trông giống tôi, có nền tảng giáo dục tương tự, thuộc về một tôn giáo, học ở cùng ngôi trường, và đang kiếm sống ổn định, thì cố nhiên sẽ có một tác động khổng lồ khi tôi ra quyết định theo đuổi điều gì trong cuộc sống của mình.

Bọn trẻ người Mỹ gốc Phi sống trong nội thành thường ngưỡng mộ những thanh niên người Mỹ gốc Phi chơi cho đội tuyển NBA (National Basketball Association là giải đấu bóng rổ chuyên nghiệp ở Bắc Mỹ, và được coi là giải đấu bóng rổ chuyên nghiệp của những cầu thủ hàng đầu thế giới – chú thích của người dịch) và có cuộc sống đáng thèm muốn. Những đứa trẻ cũng nhận thức được tuổi thơ của các ngôi sao NBA này, có nhiều trường hợp khá giống với hoàn cảnh hiện thời của chúng. Nó như nguồn động lực mạnh mẽ, thúc đẩy chúng mài dũa kỹ năng chơi bóng rổ của mình.

Lý do chúng ta tập trung vào các nhóm người trong một số ngành nghề nhất định là vì hình mẫu (role model) đóng vai trò rất lớn trong cách người ta chọn nghề nghiệp của mình.
Lý do chúng ta tập trung vào các nhóm người trong một số ngành nghề nhất định là vì hình mẫu (role model) đóng vai trò rất lớn trong cách người ta chọn nghề nghiệp của mình.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, người ta xây mới hệ thống đường cao tốc liên bang và ngoại ô. Ô tô trở thành phương tiện đi lại chính của tầng lớp trung lưu, và các nhà nghỉ của gia đình Mỹ xuất hiện khắp các tuyến đường liên bang mới xây dựng. Vào năm 1973, lệnh cấm vận dầu với thế giới Ả Rập và chính sách kinh tế Mỹ bị lạc hướng (kiểm soát giá cả và tiền lương) đã dẫn đến suy thoái nặng nề trên cả nước. Ngành kinh doanh nhà nghỉ bị phụ thuộc vào chi tiêu tùy nghi (không cố định -discretionary spending).

Suy thoái kinh tế, cùng giá xăng dầu lên cao do khan hiếm, dẫn đến sụt giảm nhu cầu lưu trú ghê gớm. Nhiều nhà nghỉ nhỏ, không chịu nổi áp lực trước khó khăn đã bị ngân hàng tịch thu để thế nợ hoặc đem rao bán với giá thấp đến cùng cực. Bấy giờ, những đứa trẻ của các gia đình chủ nhà nghỉ cũ này đã đến tuổi thành niên và nhìn thấy vô vàn cơ hội khác bên ngoài lĩnh vực nhà nghỉ. Do đó, chúng lũ lượt rời bỏ và gây dựng cơ đồ ở nơi khác.

Cơ hội cho những người Patel đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ

Vào năm 1973, Papa Patel bị đuổi khỏi thủ đô Kampala, Uganda, và đến tị nạn ở bất cứ thị trấn nào tại Mỹ, với vợ và ba đứa con tuổi vị thành niên. Ông có khoảng hai tháng lập kế hoạch xuất cảnh và chuyển nhiều tài sản nhất có thể thành vàng và các ngoại tệ khác rồi chuyển lén ra khỏi nước. Đó không phải khối tài sản lớn mà chỉ là vài nghìn đô la Mỹ. Còn cả gia đình sau lưng, ông mau chóng trấn an tinh thần để hòa nhập vào môi trường xa lạ. Ông xét thấy công việc tốt nhất có thể làm với tông giọng lạ và kỹ năng tiếng Anh bồi là đóng gói hàng bách hóa với mức tiền lương tối thiểu.

Papa Patel nhìn thấy nhà nghỉ nhỏ nọ gồm 20 phòng có vẻ đang rao bán ở mức giá rất rẻ và bắt đầu suy nghĩ. Nếu ông mua nó, những người bán hàng muốn tống khứ nhanh tài sản (motivated seller) hoặc ngân hàng có khả năng sẽ hỗ trợ từ 80% đến 90% giá mua. Gia đình ông cũng có thể sống ở đó nữa, và họ sẽ không mất tiền thuê nhà. Yêu cầu tiền mặt cần có là vài nghìn đô la. Ông và những người bà con gần gũi gom góp được khoảng 5.000 đô la tiền mặt và mua nhà nghỉ. Một ngân hàng địa phương và người bán đồng ý ký kết thỏa thuận với tài sản thế chấp là quyền lưu giữ nhà nghỉ. Là một trong những người Patel đầu tiên trên đất Mỹ, Dahyabhai Patel đã nói ngắn gọn: “Chỉ tốn một khoản đầu tư nhỏ nhưng giải quyết ổn thỏa vấn đề tiện nghi ăn ở của tôi vì tôi và gia đình mình có thể sống và làm việc ở đó.”

Papa Patel nhìn thấy một nhà nghỉ 20 phòng đang được bán với giá rất rẻ và suy nghĩ đến cơ hội cho mình
Papa Patel nhìn thấy một nhà nghỉ 20 phòng đang được bán với giá rất rẻ và suy nghĩ đến cơ hội cho mình

Papa Patel cho biết gia đình có thể ở một vài phòng, do đó họ không phải thuê hay trả tiền thế chấp khi mua nhà và nhu cầu tối thiểu của họ lúc đó chỉ là một chiếc xe. Ngay cả nhà nghỉ nhỏ nhất cũng cần một bàn lễ tân hoạt động 24 giờ cùng nhân viên dọn phòng và giặt quần áo – ít nhất phải là bốn người làm việc trong tám giờ mỗi ngày. Papa Patel không cần thuê người giúp việc.

Mama và Papa Patel quần quật xử lý hàng tá công việc của nhà nghỉ, và những đứa trẻ thì phụ giúp vào buổi tối, cuối tuần và ngày lễ. Dahyabhai Patel mường tượng lại cách thức hoạt động trong những ngày đầu: “Tôi làm nhân viên tiếp tân, thợ mộc, thợ sửa ống nước, đầu bếp, thợ điện, thợ giặt cho chính mình và nhiều công việc vụn vặt khác.” Không thuê người giúp việc và kiểm soát chi tiêu chặt chẽ, nhà nghỉ của Papa Patel có chi phí vận hành thấp nhất trong số các nhà nghỉ lân cận. Ông có thể đề giá phòng một đêm thấp nhất mà vẫn duy trì lợi nhuận ngang ngửa (hoặc cao hơn) so với chủ cũ và đối thủ cạnh tranh của mình. Kết quả là ông có lượng khách thuê cao và kiếm được siêu lợi nhuận.

Các đối thủ cạnh tranh của ông bắt đầu thấy lượng khách thuê phòng rơi rụng và chịu áp lực giá đến căng thẳng. Cơ cấu chi phí của họ ngăn họ hạ thấp mức giá như của Patel Motel, từ đó dẫn đến sức thuê phòng và lợi nhuận giảm liên tục.

Các đối thủ dần dần rơi rụng vì không cạnh tranh được với lợi thế của Patel Motel
Các đối thủ dần dần rơi rụng vì không cạnh tranh được với lợi thế của Patel Motel

Giá càng hạ thấp hơn nữa vào thập niên 1970 khi mức lương tối thiểu chỉ có 1,6 đô la. Tổng thu nhập hàng năm thỏa kỳ vọng cao nhất của cặp vợ chồng người Patel cũng vào khoảng 6.000 đô la nếu cả hai vợ chồng đều được nhận việc và làm toàn thời gian. Trong trường hợp họ mua nhà nghỉ gồm 20 phòng có giá rao bán giảm còn 50.000 đô la với khoảng 5.000 đô la tiền mặt và phần còn lại được hỗ trợ tài chính, thì thậm chí mỗi khách thuê phòng chi trả 12 đô la đến 13 đô la một ngày và lượng lưu trú trung bình đạt 50 đến 60%, nhà nghỉ sẽ tạo ra doanh thu khoảng 50.000 đô la hàng năm.”

(*) Trích từ chương 1 sách Nghệ thuật đầu tư Dhandho

Đón xem tiếp phần 2: Những kịch bản thị trường tạo nên thành công của Papa Patel

Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật đầu tư Dhandho
(Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao
)

ĐỌC THỬ

ĐẶT NGAY

 

 

 

Các viết cùng chủ đề