fbpx

Mohnish Pabrai: Mua vào thì đã phức tạp, bán ra còn phức tạp hơn gấp 10 lần

Mặc dù các cổ phiếu tăng trưởng trông có vẻ đắt đỏ ở hiện tại, nhưng các nhà đầu tư tăng trưởng tin tưởng rằng việc dòng tiền liên tục tăng cao sẽ đảm bảo một khoản đầu tư thành công trong thời gian dài. Vậy còn thời điểm bán cổ phiếu thì sao, nhà đầu tư Mohnish Pabrai sẽ giải đáp vấn đề này như thế nào?PV: Chúng tôi từng trò chuyện với nhà đầu tư Raamdeo Agrawal

Mohnish Pabrai: Ông ấy là bạn tôi.

PV: Raamdeo từng nói rằng ông ấy thường tìm kiếm các công ty tăng trưởng, cổ phiếu có thể không bị định giá thấp hay không được mua khi giảm giá, nhưng chỉ cần nó có khả năng tăng trong 4 – 10 năm hoặc lâu hơn. Theo các nhà phê bình thì không chỉ mỗi tăng trưởng, đó còn là cơ hội đầu tư. Ông có tìm những cơ hội này ở Ấn Độ không? Vì Ấn Độ cũng được cho là thị trường tăng trưởng.

Mohnish Pabrai: Rõ ràng bạn nên mua công ty tăng trưởng thay vì công ty giá rẻ nhưng không tăng trưởng. Nếu cho tôi mua một tài sản giá rẻ với khả năng tăng trưởng hạn chế, tất cả những gì tôi làm là kiếm lời từ những khoản chênh lệch giữa giá trị nó có thể đạt, chẳng hạn 100 rupee/cổ phiếu và giá trị hiện tại 50 – 60 rupee/ cổ phiếu. Tôi sẽ thu về trong khoảng 40 hay 50 rupee trong một khoảng thời gian nhất định.

Nếu tôi mua doanh nghiệp gặp thời vận, có ban lãnh đạo tuyệt vời và bộ máy tăng trưởng trong dài hạn. Miễn tôi không trả giá quá đắt thì đây vẫn là khoản cược tốt nhất. Theo tôi, Raamdeo là một trong những nhà đầu tư tài ba nhất Ấn Độ. Có lẽ hiện tại, đó là đánh giá lạc quan hơn bình thường, nhưng ý tưởng của ông ấy hoàn toàn chính xác. Bạn nên đầu tư vào cỗ máy tăng trưởng. Và hãy đầu tư vào cỗ máy tăng trưởng trong dài hạn với bối cảnh phát triển thuận lợi. Nhìn chung, những công ty này sẽ cho bạn thành tích rất tốt.

PV: Lý do tôi hỏi ông câu này là một trong những buổi phỏng vấn hoặc trích dẫn mới đây của ông có đề cập rằng, nhà đầu tư nên mua giữ dưới tác động của lãi kép, theo quan điểm đầu tư dài hạn. Đồng thời, tôi cũng có nhiều câu hỏi về vấn đề này. Có người thắc mắc, và kể cả tôi cũng vậy về cách ông quyết định doanh nghiệp nào có thị giá tăng quá mức và đạt điểm bán. Hay doanh nghiệp nào được cho là bán sớm ở mức 90% – 95% của giá trị hợp lý theo cảm quan. Làm sao ông quyết định được? Ông quyết định kinh doanh bị định giá cao và đã đến lúc thoát ra như thế nào?

Mohnish Pabrai: Hãy làm rõ hơn câu hỏi này nhé! Chúng ta có hai thứ cần làm với mỗi quyết định đầu tư. Đó là mức giá và lý do mua, cùng với mức giá và lý do bán.

Mua vào thì đã phức tạp, bán ra còn phức tạp hơn gấp 10 lần. Khi bạn cố gắng mua cũng như khi bán, chúng ta muốn biết cỗ máy tăng trưởng là gì, nếu đầu tư vào công ty tăng trưởng, chúng ta phải biết cái giá phải trả cho sự tăng trưởng là gì. Chúng ta muốn biết công ty sẽ ở đâu trong 5 hay 10 năm nữa so với mức giá đánh đổi hiện tại. Khá liên quan đến câu hỏi bán khi nào. Câu hỏi bán ra phức tạp hơn nhiều. Vì một trong những thứ chúng ta buộc phải làm là phóng tầm nhìn tới tương lai. Có thể là trong vài năm tới, hình dung về sự phát triển của doanh nghiệp. Và phần lớn doanh nghiệp, thậm chí cả nhân sự nội bộ cũng mơ hồ về tương lai của họ.

Vấn đề là nếu chúng ta mua một doanh nghiệp tăng trưởng kép ở mức giá hợp lý. Đấy là công việc khá đơn giản. Nhưng khó khăn xuất hiện khi đề cập vấn đề giá. Trông có vẻ đã đạt ngưỡng giá trị nội tại nhưng vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Doanh nghiệp vẫn có ban lãnh đạo tuyệt vời, vẫn còn tương lai tươi sáng phía trước. Câu trả lời của tôi là một công ty tuyệt vời với tăng trưởng hứa hẹn và ban lãnh đạo tài năng thì thời gian giữ kéo dài hơn. Vậy nên, đừng bán đi khi chúng đạt đến giá trị nội tại, đừng bán khi chúng bị định giá cao. Hãy bán khi giá vượt quá mức.

Đánh giá các cấp độ này thế nào? Tôi để nhường lại cho người phân tích nhưng nên xác định rõ ràng khi nào là đạt đến giá trị nội tại, khi nào bị định giá cao, và khi nào vượt mức. Một trong những bài học của tôi hay sai lầm của tôi là bán quá sớm. Tôi đã theo dõi những doanh nghiệp thu lợi gấp trăm lần mà tôi đã bán sớm. Chúng tăng trưởng gấp trăm lần sau khi tôi thoát ra, trong khi tôi chỉ thu về lợi nhuận 2 – 3 lần và bỏ qua 97 – 98 phần lợi nhuận kia. Khi mua ông không biết chúng sẽ tăng gấp 100 lần. Đúng vậy, thực tế thì bạn chính thức nghiên cứu doanh nghiệp chỉ sau khi bạn sở hữu nó. Có thể bạn làm đủ mọi nghiên cứu trên đời, nhưng chỉ thực sự hiểu sâu sau khi mua.

Nguồn: AM
Vietsub by Happy.Live

Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật đầu tư Dhandho
(Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao
)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề