fbpx

Chứng khoán những ngày tháng hoảng loạn đầy bi thương và sợ hãi NĐT nên làm gì?

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua những ngày tháng đầy bi thương và sợ hãi. Tài khoản nhiều NĐT bốc hơi và cơn mơ làm giàu nhanh chóng vụt tắt. Cá nhân tài sản cũng ảnh hưởng và phải tự tay cắt lỗ khoản margin tiền tỷ. Vậy nguyên do từ đâu? Thay vì bi quan NĐT nên xử lý như nào?

nhung-ngay-thang-day-bi-thuong-va-so-hai-ndt-nen-lam-gi-happy-live-1

1. VN-Index có một giai đoạn phát triển đầy thăng hoa rồi lại đầy bi thương

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, thị trường không được tạo lập bởi 2 yếu tố nền tảng là cung – cầu mà được dẫn dắt bởi ‘lòng tham và nỗi sợ hãi’.

Năm 2021 là năm mà TTCK phát triển vượt bậc. Thanh khoản thị trường đạt khá cao, bình quân là từ 20.000-25.000 tỷ đồng, cá biệt có những ngày lên tới trên 50.000 tỷ đồng. Tổng quy mô TTCK (bao gồm tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu và dư nợ thị trường trái phiếu) trong 2 năm đã tăng gấp đôi, từ mức tương đương 70% GDP lên tới 140% GDP. Số lượng tài khoản mở mới tăng bình quân 40%/năm, đặc biệt năm 2021 số lượng tài khoản cá nhân tăng đột biến; chỉ số chứng khoán năm 2021 đã tăng hơn 30%, với biên độ dao động của chỉ số không quá lớn và không có những cú sốc tâm lý đáng lo ngại. Điều đó cho thấy thặng dư vốn mang lại từ TTCK đã tạo động lực khá vững chắc cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Năm 2021 cũng là năm chứng kiến mức bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài khá cao nhưng có vẻ như dòng vốn này không rút ra bên ngoài mà một phần chuyển sang đầu tư TRÁI PHIẾU, một phần khác thì đang trong tình trạng chờ đợi cơ hội. Điều này thể hiện ở việc tỷ giá hối đoái trên thị trường khá ổn định trong năm qua. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, do khối lượng các nhà đầu tư nhỏ lẻ (F0) rất lớn, đây thường là nhà đầu tư không có thông tin hay không có hiểu biết về DN, luôn có tâm lý mua theo bán theo “bầy đàn” đang tăng nhanh, thậm chí là có hàng chục công ty bị lỗ liên tục trong 5 quý liền mà giá cổ phiếu vẫn tăng, có khi tăng gấp đôi, gấp 3; có doanh nghiệp Chủ tịch, Tổng Giám đốc bị bắt do vi phạm pháp luật kinh doanh nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng. Đây là điều mà các nhà quản lý cần phải đưa ra cảnh báo.

2. Cuộc truy quét trên thị trường

Sau những cuộc bắt bớ nhằm lược bỏ những thao túng trên thị trường chứng khoán. Tầm ảnh hưởng xảy ra diện rộng khi các Doanh Nghiệp BĐS chết đầu. Thông thường kênh huy động trái phiếu là “dễ và nhanh nhất” đối với ngành này. Theo thống kê 2021 thì dẫn đầu huy động trái phiếu là BĐS thứ 2 là xây dựng.

Những ông lớn cũng ko tránh khỏi  và bên bảo lãnh phát hành  đang rơi không phanh khi mà trái chủ đồng loạt rút khỏi TT trái phiếu với vụ bắt Tân Hoàng Minh. Ngoài ra trái chủ là khối ngoại đặt câu hỏi nghi vấn về cách thức phát hành trái phiếu ở Việt Nam có chuẩn không?

3. Tâm lý giao dịch

Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán vào thời điểm hiện tại không phải được chi phối bởi 2 yếu tố nền tảng là cung và cầu mà là bằng “lòng tham và nỗi sợ hãi”, hay nói cách khác là lòng tham và nỗ sợ hãi đang dắt tay nhau tiến về phía trước. Đây là bí ẩn về sức hút của đồng tiền mà nhiều nhà kinh tế hành vi đã khẳng định “tiền thực sự là một loại năng lượng không cưỡng được”.

Kết lại đối với Doanh Nghiệp cơ bản làm ăn tốt EPS tăng trưởng đều, các DN đặt kế hoạch kinh doanh bất chấp nhịp chỉnh lớn này thì dù có giảm 20%-30% thì tự tin nắm giữ và mua tích cổ nhé.

Nguồn:  24hmoney

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Giao dịch theo xu hướng

đánh bại mọi thị trường

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề